Trời
Paris cuối tháng Tám vẫn còn oi bức. Câu thơ ‘‘cái nóng nung người nóng nóng
ghê’’ của cụ Dương Bá Trạc chẳng sai chút nào. Vậy là chiều hôm qua, cơn gió
mát cao nguyên phất phơ chợt về trong 443 trang sách của Nguyễn Đức Quang, mang
theo niềm nhớ về Đà Lạt năm xưa. Người nhận sách là Lưu Văn Dân còn đi loanh
quanh nghỉ hè nên nhờ tôi nhận giùm sách. Vậy là tôi có cái duyên cảm nhận mùi
thơm của trang sách mới, tưởng chừng như đường hoa Lâm Viên ngày xưa.
Phần
cuối sách điểm tô mấy nụ cười của các bạn Vũ Trọng Thức, Nguyễn Quang Tuyến,
Nguyễn Văn Sơn, Trần Trọng Thức. Ông Sơn Râu cười quá đã sau khi xem
xong ‘‘Đà Lạt Trong Niềm Nhớ’’. Hoàng Ngọc Nguyên thì viết ‘‘Còn Một Chút Gì Để
Nhớ’’. Trong bộ ba viết lách khóa I : Trần Đại, Minh Hân, Hoàng Ngọc
Nguyên, Nguyên làm sống lại thuở làm báo sinh viên, nhưng bút pháp già đi với
năm tháng. Phan Thạnh viết thêm ‘‘Lời Trần Tình Tự Nguyện’’. Từ bốn nụ cười
khóa I trong nước đến hai bài giới thiệu của hai nhà báo hải ngoại thiết tưởng
là đã quá đủ.
Maquette
bìa sách, cao nhất là tháp chuông Năng Tĩnh, lưng chừng là cây Thụ Nhân, sau
cùng là giảng đường H ội Hữu. Đó
chính là ‘‘Thiên Địa Nhân’’ trong chốn cũ học đường, nền maquette là thủ bút của
nhiều bạn từng tham dự Đại Hội Thụ Nhân Thế Giới.
Cuốn
sách chia làm hai phần :
-
Phần I : Dù Cách Xa Muôn Trùng Trường Ơi.
-
Phần II : Đà Lạt Trong Niềm Nhớ.
Cả
hai phần được điểm xuyết bằng rất nhiều hình ảnh kỷ niệm.
Sau
lời mở đầu của người chủ biên Nguyễn Đức Quang với bút hiệu thân quen Quang
Già Cơ, để phân biệt với Nguyễn Đức Quang nhạc sĩ. Khóa I chỉ có hai người giống
nhau từ họ, chữ lót và tên, giống nhau cả về sự mê say văn chương, nghệ thuật.
Bạn Quang ‘‘tại thế’’ viết như
sau :
‘‘Tôi
mở đầu câu truyện Dù Xa Cách Muôn Trùng
Trường Ơi bằng một đoạn trong bản nhạc Kỷ
Niệm của nhạc sĩ Phạm Duy :
Cho đi lại từ đầu chưa
đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu đi vui
và bên nhau
Trong tim thì sôi máu,
khóe mắt có trăng sao
Bông hoa cài trên áo,
trên môi một nguyện cầu
Cho đi lại từ đầu chưa
đi vội về sau
Cho đi lại từ đầu chưa
đi vội về sau…
Cứ
thế, tập sách đi lại từ đầu với bốn năm học : Năm Nhập Môn, Năm Khái Luận, Năm Nhiệm Ý, Năm Sưu Khảo. Có ‘‘từ đầu’’
nên cũng có ‘‘về sau’’, là lễ Tốt Nghiệp Khóa I/CTKD.
Điểm
độc đáo của cuốn sách là trong mỗi chương có thêm nhiều tâm tình, chứng tích.
Như vậy, tập sách nhẹ đi phần hành chánh, đổi lại vương vấn nhiều nhớ thương.
Trong
lời bạt cuối sách, nhà báo Hoàng Ngọc Nguyên viết rằng : ‘‘Trong Niềm Nhớ’’
cũng làm chúng ta nhớ lại bạn bè một thời của ‘‘ngôi trường hứa’’ (promised
school), ngôi trường của cơ hội’’ (school of opportunities), ‘‘ngôi trường của
di dân’’ (school of immigrants). Cái ngôi trường có đến gần ngàn sinh viên này,
toàn là người tứ xứ đổ về …’’ (tr. 437-438).
‘‘Ngôi
trường hứa’’ gợi nhớ đến ‘‘miền đất hứa’’ (promised land) được viết trong sử
sách. Nếu viết như bạn Hoàng Ngọc Nguyên, phải chẳng sẽ có ngày chúng ta lại
quây quần xum họp bên mái trường xưa. Quang Già Cơ ơi, mai này, phải chăng tập
sách kế tiếp trong sự nghiệp văn chương của bạn sẽ là viễn cảnh trở về mái trường
xưa ?
Paris,
ngày 23/08/2018
Lê
Đình Thông
No comments:
Post a Comment