5/11/21

Đăng lại thơ Đường chọc giận lãnh đạo, tỷ phú TQ bị 'thị trường phạt'

BBC tiếng Việt

Vương Hưng, sinh năm 1979, quê Phúc Kiến, đã tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa và hiện là tỷ phú với tài sản 28 tỷ USD vào đầu 2021

Cổ phiếu tập đoàn chuyên bán lẻ trao tay đồ ăn Meituan sụt giảm mạnh vì bài thơ Phần Thư Khanh thời Đường.

Chỉ vì chia sẻ lại trên mạng xã hội một bài thơ Đường chỉ trích Tần Thủy Hoàng, ông chủ tập đoàn Meituan, Vương Hưng đã khiến cổ phiếu của công ty khổng lồ này bị sụt giảm.

Từ một startup gọi đồ ăn, công ty Meituan 美團 (Mỹ Đoàn) có sự hỗ trợ của Tencent, đã vươn lên thành nhà khổng lồ cung cấp dịch vụ ăn uống và lối sống (lifestyle services) hàng đầu Trung Quốc.

Sáng thứ Hai tuần này (10/05), cổ phiếu của họ bị sụt 14 % vì ông Vương Hưng chia sẻ bài Phần Thư Khanh của thi sĩ Chương Kiệt (836-905). 

Lời Hứa - 諾言

Tựa

Cuộc sống thiên hình vạn trạng, tôi thường có nhiều cảm xúc trước những sự vật thay đổi nhanh chóng của đời người. Trải nghiệm những sinh hoạt, hồi ức những chuyện xưa, giống như phấn hoa bay trong mùa thu, lượn theo cơn gió, luồn vào ý thức, rồi chuyển hóa thành những tư duy, những câu chuyện. Trước sự hoành hành của cơn đại dịch COVID, tôi viết bài "Sống Và Chết"; trước những tư tưởng ấu trĩ và mê muội của người đời, tôi viết bài "Bao Dung"; nghĩ đến vận mệnh gian truân của đất nước quê nhà, tôi viết bài "Chuyện Xưa Biết Bao Nhiêu?".....

Tôi viết với tấm lòng chân thành và mong ước hai điều, thứ nhất hy vọng các bạn có niềm vui dù là nho nhỏ khi đọc bài, thứ hai hy vọng các bạn tìm được sự thanh tịnh trong cõi hồng trần tục lụy và sự cảm thông với chúng sinh ngang ngạnh.

Giá trị của văn chương là nhằm giúp ích cho người đọc đồng thời khiến người viết trải lòng mình trước những thăng trầm trong cuộc sống. Trí óc tôi thường lóe sáng lên với những lời dạy của Thánh Hiền và tâm được an trú trong thanh tịnh với lời dạy của Đức Phật, cảm giác như đèn được bật sáng trong đêm tối; như tiếng chuông chùa văng vẳng bên tai trong lúc mê man; như khi đang vùi đầu bên bàn sách bỗng nhiên ngẩng đầu trông thấy núi non trước mắt.

5/9/21


Mỗi lần con ngắm nhìn di ảnh
là nhớ khi xưa rộn tiếng cười
Ngày đó Má ngồi bên cửa sổ
Sáng, chiều hai buổi..."Vậy mà vui!".

Cuộc đời Má trải bao cầu ván
đóng đinh vào mọi lối thăng, trầm
Theo chồng dầu dãi qua năm tháng
Lo con từng đứa được ấm thân.

Má là gương sống đời đạm bạc
từ thuở thanh xuân đến sau này
Có chút tiền còm là đem cất
cắc củm để dành "... Đếm đã tay!".

Người xưa ví Mẹ như cò, vạc
Với con Má là sợi dây trầu
ôm thân cau giữa vườn xanh mát
là trăng huyền diệu sáng canh thâu.

Con biết Má thường dâng kinh nguyện
cầu xin ơn phước cho mọi người
Trái tim hiền mẫu như trời biển
bao la hơn cả mấy trùng khơi!

Má đã theo Ba vào miên viễn
Tiếng cười sảng khoái biết tìm đâu?!
Lâu lâu con đứng nhìn di ảnh
nhớ giọng Ầu Ơ, tiếng Ví Dầu!

HUY VĂN
( Để nhớ Maria Nguyễn Thị Thương R.I.P )

Hồi Ức : MẸ

 

Hàn Sĩ Phan

 ( Nhân ngày Hiền Mẫu

Xin gởi mấy dòng tâm tình chân thật

của người viết về Mẹ sau ngày 30/04/75)

 

Từ ngày tàn cuộc chiến chinh,

Lòng đau chôn chặt nỗi niềm nước non.

Mẹ hiền hiểu được lòng con,

Chỉ vì vận Nước : chưa tròn chí trai !

Tiếp theo những tháng năm dài,

Biết rằng con Mẹ đọa đày xác thân.

Cũng là dân tộc Việt Nam,

Đòn thù ghi dấu trăm năm khó mờ.

5/6/21

Chuyện chú A Tỷ và Tiểu Thanh

Đỗ Duy Ngọc

Hồi mới vô Sài Gòn, tôi thuê căn nhà nhỏ trên kênh Nhiêu Lộc. Đầu hẻm ở mặt tiền đường có một tiệm tạp hoá của một gia đình người Hoa. Có người gọi là tiệm chạp phô. Chắc là gọi theo tiếng Quảng. Chủ tiệm là một người đàn ông trung niên, lúc nào cũng mặc chiếc áo thun ba lỗ với cái quần chỉ ngắn đến đầu gối.


Chú đi chiếc xe Honda Dame màu đỏ, loại bán cho quân nhân hồi xe Honda mới nhập vào miền Nam. Có hai lí do mà đám sinh viên chúng tôi để ý đến tiệm tạp hoá này. Thứ nhất tiệm này cần mua gì cũng có, bán giá rẻ hơn nơi khác, dù chỉ vài đồng, nhưng sinh viên nghèo mà, rẻ hơn đồng nào đỡ đồng đó.

Tiệm lại luôn mở cửa để bán hàng cho khách. Nhiều lần đi chơi đêm về khuya lắc lơ, muốn mua mấy gói mì hay chai bia con cọp, đập cửa rầm rầm, chú vẫn vui vẻ mở cửa bán hàng. Thứ hai là chú có cô con gái khá dễ thương. Tóc bím hai bên, da trắng hồng, lại hay mặc áo cắt theo kiểu người Hoa, nhìn ngộ lắm.

Cô bé chắc nhỏ hơn tụi tôi vài tuổi. Thằng nào đi đâu về trước khi vào hẻm cũng liếc vào xem cô bé có ở tiệm không, dù chưa đứa nào tán được cô bé một câu. Chú tên A Tỷ, cô bé tên Tiểu Thanh. Biết tên cô bé là do công của tôi.