5/19/23

Người Mẹ Trong Căn Nhà Thụ Nhân ở Atlanta

 

Nguyễn Thành Đức (bên trái),  Lê Đình Thông

Ngày 17/1/2023, tôi nhận được điện thư của anh Nguyễn Thành Đức gửi riêng cho tôi, thay vì gửi chung cho nhóm gồm 17 Thụ Nhân, trong số có các TN quen thuộc trong lãnh vực truyền thông như Thạch Lai Kim ở Đức, Lưu Văn Dân ở Pháp, Châu Tấn Xuyên ở Houston, nhà thơ Ai Cơ. Nội dung điện thư như sau : 
‘‘Chiều hôm nay tôi đọc bản tin Thụ Nhân #41, tôi mới biết anh bị bịnh và hiện đã khỏe nhờ phép lành do Đức Mẹ ban cho. Hồi sáng tôi có gởi cho anh tấm hình mà tình cờ tôi tìm ra được. Trong hình có tượng Đức Mẹ đứng ngay sau lưng như để che chở. Tôi thấy lạ lắm. Tại sao lại có sự trùng hợp như vậy. Tôi chịu thua. It’s above and beyond me. Xin phép được cầu nguyện cho anh và gia đình được khỏe mạnh và bình an nhân dịp Xuân về. May God Bless!’’ 

Tôi phân vân không biết nên giữ riêng cho mình, hay công bố như một chứng từ nói lên lòng thương yêu của bậc Hiền Mẫu đối với các con cái. Anh Lưu Văn Dân thờ cúng tổ tiên nhưng trên bàn thờ có tượng Đức Mẹ. Mỗi năm, anh chị đều đi hành hương ở một đan viện bên Ý. 

Trước đây, anh Nguyễn Thành Đức ở trong một biệt thự bầy biện giống như ở quê nhà, có hàng trúc, cây thông, có hoa đào, quỳnh hoa. Lần gặp gỡ biến thành buổi trà đàm, anh Đức pha trà sen để cùng nhớ lại hương quê. 

Tôi thiết nghĩ không cần nhắc lại bài báo đã đăng trong Bản Tin Thụ Nhân 41 do anh Lưu Văn Dân làm chủ bút. Tôi cảm phục lòng yêu mến bạn bè của anh Đức. Tấm hình chụp đã lâu mà anh vẫn còn giữ, có tượng Đức Mẹ mà tôi gọi là Người Mẹ : Người Mẹ của Đức Ông Nguyễn Văn Lập và của rất nhiều Thụ Nhân. 

Thụ Nhân tha phương quây quần ở Nam, Bắc Cali, Houston có hai TN Hướng đạo cũng ở trong nhóm 17 người : anh Trần Văn Lược và anh Trần Văn Trang. Các tiểu bang khác có một vài Thụ Nhân như anh Nguyễn Thành Đức ở Atlanta. Thành phố Atlanta nằm trong tiểu bang Georgia còn nói lên tinh thần hướng đạo của huân tước Baden-Powell. 

Cũng như Đà Lạt thuở xưa, Atlanta nằm trong vùng đồi núi tây bắc của tiểu bang Georgia, phía đông nam Hoa Kỳ, có bốn mùa rõ rệt. Sang đến mùa xuân, Atlanta cũng có hoa đào tô điểm phố phường thêm thắm tươi. Hai quận Gwinnett và DeKalb có đông người Việt sinh sống. Tiểu bang Georgia lấy tên hiệp sĩ Georges vung kiếm chiến đấu chống lại rồng thiêng. Nơi đây lưu dấu hành trình của Martin Luther King Jr. và cũng là nơi thực hiện cuốn phim ‘‘Gone with the Wind’’(Autant en emporte le vent) có Scarlett O’Hara (Vivien Leigh) và Ashley Wilkes (Clark Gable). Cuốn phim này được sắp vào hàng tuyệt phẩm của điện ảnh thể giới. 

Trong tác phẩm ‘‘Génie du christianisme’’, nhà văn François-René Chateaubriand cũng nói đến Virginie.

Trong tác phẩm ‘‘Scouting for boys’’, huân tước Baden-Powell (1857-1941), viết tắt B.P., đã dùng danh hiệu của thánh Georges (thế kỷ III) làm bổn mạng của phong trào hướng đạo.
Các nhận định của B.P. về giáo dục tương đồng với ý kiến của Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001). Trước khi vào chủng viện, cậu Simon cũng là một hướng đạo sinh. Ngài từng dăn dò các TN phải luôn thương yêu, giúp đỡ nhau.

Các nhận định của B.P. về giáo dục bao gồm : ‘‘L’éducation par l’amour au lieu de l’éducation par la crainte’’ và ‘‘Un officier ne peut être un bon chef que s’il aime ses
hommes’’.

Trong sách ‘‘Scouting for boys’’, huân tước Baden-Powell đưa ra 10 điều luật hướng đạo.
Điều 3 : giúp đỡ người khác.

Người Mẹ trên tủ kính nhà anh Nguyễn Thành Đức luôn ‘‘giúp đỡ người khác’’, trong số có chúng tôi. Tôi viết bài này là để cám ơn Người Mẹ mà tất cả chúng ta đều tôn kính.

Lê Đình Thông

Kỳ Cảnh - 奇 景

 Dạo:

         Vui chân lạc bước trời xa,

Tuy toàn cảnh đẹp, nhưng nhà mình đâu?

 

Cóc cuối tuần:


 

      ,
      . 
      , 
      .

             


Âm Hán Việt:

 

              Kỳ Cảnh

Du hành hạnh đáo nhất kỳ phương,

Dạ tĩnh, tinh triều, tiếu nguyệt xương.

Khán cảnh, tâm trường trung một hỷ,

Tựu tri bất thị ngã gia hương.

            Trần Văn Lương

 

Dịch nghĩa:

 

           Cảnh Lạ

Rong chơi, may mắn đến một nơi đẹp,

Đêm yên lặng, sao về chầu, mặt trăng cười, sáng rỡ. 

Nhìn cảnh mà trong lòng không chút vui,

Bèn biết ngay rằng (đây) không phải là quê nhà mình.

 

Phỏng dịch thơ:

 

               Cảnh Đẹp

Vui bước lang thang đến một nơi,

Đêm yên, sao trẩy, ánh trăng cười.

Mắt nhìn, dạ rối bời tê tái,

Đâu phải quê nhà đất nước tôi.

         Trần Văn Lương

          Slovenia, 5/2023

  

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

     Lang thang theo chân người giong ruổi, đến chỗ

 tạm dừng chân. Mắt nhìn cảnh đẹp mà sao trong

 lòng không chút gì vui sướng.

      Buồn thay, đây là đất nước người chứ nào phải

 là quê hương mình!

      Hỡi ơi!


Xin kính họa:

 

Mặc bao thắng cảnh ở muôn nơi,

Lồng lộng âm xưa tiếng nói cười...

Hình ảnh quê nhà yêu dấu cũ...

Hằng đong đầy ắp trái tim tôi.

         - Ai Cơ -

Melboure, 5/2023

5/18/23

Có những ngày vui - /Thụ Nhân Bắc Cali dạ tiệc mừng Xuân Ất Mùi (2015 ) - Dacco Phạm K5 với ca khúc Aline

LINH KHÍ CỜ VÀNG



“ Đỉnh cao trí tuệ loài người ”
Ngô nghê phô diễn trò cười thế gian .
Từ lâu dị ứng Cờ Vàng,
Cho nên vừa mới la làng…hung hăng :
Cho rằng Úc chẳng ga-lăng
Ra TIỀN kỷ niệm cờ vàng hai đô.
Đảng ta giở thói hàm hồ,
Mồm loa mép giải xiá vô chuyện người.

Lại còn lên mặt dạy đời,
Phô trương trí tuệ đười ươi rừng già !
Lấy gì mà bắt người ta
“Thu hồi, không để xảy ra như vầy”.
Bang giao trong thế ăn mày
Lên gân rồi lại…ngửa tay cũng lì !
Bây giờ đến lượt Hoa Kỳ,

Sở Khanh giở quẻ : “đền nghì trúc mai”
Kỷ niệm cuộc chiến lâu dài :
In Cờ Vàng giữa hình hài Năm Xu.
Thủy Quân Lục Chiến năm xưa,
Được tặng lưu niệm…lại vừa chưng chơi.
Cộng quyền sắp phải hụt hơi
Chống cơn ác mộng : khắp nơi Cờ Vàng !!!
Chỉ còn có nước la làng…

Băng bè Tư Bản rỏ ràng chơi ta !
Cờ Vàng nằm giữa đô la
Vững bền giá trị ắt là nghìn năm ?
THÌ RA ĐẾ QUỐC CHƠI KHĂM !!!!!

Hàn Sĩ Phan

Những chiếc xe mì của quá khứ

Đỗ Duy Ngọc @ 1/3/2018


Sài Gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của người Việt từ ba miền Nam, Trung, Bắc; mà còn là nơi đón nhận nhiều phong tục, lối sống của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới nữa. Đặc biệt là văn hoá ẩm thực. Ở Sài Gòn, ta có thể thưởng thức món gan ngỗng béo ngậy của Pháp, món lẩu chua cay của Thái, mắm bò hóc và chè Kampuchia, món sushi của Nhật, món pizza của Ý, món cari của Ấn, món nướng của Hàn, món soup rau của Địa Trung Hải, món cháo ếch của Singapore, món Dim sum Hồng Kông... và đặc biệt không thể không nhắc đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn.

Ẩm thực của người Hoa thì vô cùng phong phú, kể ra cũng vài trang giấy. Ở đây, trong phạm vi những dòng ngắn ngủi đầu xuân, tôi chỉ nói tới món hủ tíu và mì của họ. Những món ăn luôn hấp dẫn tôi từ trước đến nay.

Nhắc tới món ăn này trước hết phải kể đến chiếc xe mì.
Đó là những chiếc xe thường xuất hiện vào lúc xẩm tối, bên vỉa hè, nơi góc chợ, chỗ có đông người qua lại. Đó là những chiếc xe chuyên dụng, chỉ dùng để bán hủ tíu, mì. Trên chiếc xe này được trang bị đầy đủ như một quán ăn, có bếp đốt bằng than củi, có chỗ xài bình ga, lửa xanh lét phì phì, có nồi nước lèo hai ngăn to bự chảng, một bên để trụng hủ tíu, mì, ngăn còn lại chứa nước lèo sôi sùng sục. Nước lèo thường được hầm với xương, củ cải trắng, mực, tôm khô, có nơi còn có cả sá sùng. Bên trên có tủ kiếng chia ngăn để thịt, rau hành. Đặc biệt luôn luôn bên cạnh thùng nước lèo có mặt một cái vịm bằng gốm, trong chứa mỡ nước và những miếng mỡ heo thái hạt lựu đã được thắng vàng. Tôi có mấy người bạn làm nghề này bảo rằng thứ làm cho tô mì ngon hay dở đều nằm trong cái vịm thắng mỡ này. Theo họ thì cái này không chỉ chứa mỡ mà còn được gia cố thêm bột nêm, bột ngọt và bí quyết riêng của mỗi xe mì. Trụng xong mì hay sợi hủ tíu, bỏ vào tô, cho thịt, xá xíu, hành, rau, lúc đó múc một muỗng mỡ vào rồi mới chế nước lèo lên. Không có cái muỗng mỡ này, tô mì ăn lạt nhách. Hơn nữa, nồi nước lèo nếu nêm nếm gia vị nhiều quá sẽ mau thiu, không thể để lâu được. Còn cái vịm mỡ gia vị đó thì để bao lâu cũng chẳng hư. Âu đó cũng là kinh nghiệm gia truyền.

Ba mặt của xe mì thường có ba tấm thiếc, nhôm hoặc inox hay ván gỗ, mở ra, cài hai cái móc, để thêm mấy cái ghế xếp nữa thành bàn. Trên đó để chai giấm, chai nước tương, hủ ớt dầm giấm và lon guigoz đựng muỗng đũa. Ông bà nào dân Việt thuần tuý đi ăn mì Tàu mà muốn kiếm nước mắm sẽ không bao giờ tìm thấy ở đây. Nếu quán đông khách, người ta kê thêm mấy cái bàn, vài cái ghế đẩu và quán hoạt động đến khuya.

Nhắc xe mì mà không nói đến những tranh kiếng đủ màu trang trí trên xe là một thiếu sót lớn. Đó là những tấm tranh vẽ những điển tích của văn hóa dân gian Trung Hoa. Đó là những cảnh minh họa truyện Tam Quốc như: nhân vật Quan Công mặt đỏ râu dài cỡi ngựa đỏ, Trương Phi râu rậm, mắt lồi dữ tợn, Triệu Tử Long múa đao, đó là cảnh Bát tiên phó hội, Bát tiên quá hải, Tôn ngộ không, Thất hiền, rồng phụng tương giao, cảnh sơn thuỷ...

Tất cả đều tô màu sặc sỡ, với một kỹ thuật đặc biệt và nét vẽ điêu luyện tuy chỉ do những người thợ mỹ nghệ làm ra. Đến nay, nghề này đã bị thu hẹp lại, các nghệ nhân xưa đã già hay đã qua đời, nghề lại ít người theo nên tranh kiếng ngày nay thiếu mất cái hồn, cái uy nghi, vũ dũng trong nét bút của thời xưa. Hồi đó, mỗi lần đi ăn mì, tôi say sưa ngồi ngắm những tranh vẽ đó, về nhà học vẽ theo đầy cả vở, bị ba tôi phạt hoài.

Ngày nay, những xe mì với tranh kiếng vắng bóng dần trên các vỉa hè, đôi khi lại tìm thấy trong các nhà hàng, người ta để như là một biểu tượng. Chiếc xe mì tranh kiếng nằm nơi góc chợ, bên lề đường có vẻ hay hơn, đắc địa hơn, có sinh khí hơn nhiều.

Ngoài những xe mì cố định, còn có xe mì lưu động. Đó là những chiếc xe nhỏ hơn, trang bị gọn hơn, ít khi có tranh kiếng, nếu có cũng vẽ đơn giản, sơ sài hơn. Ông chủ xe thường là tuổi trung niên, mặc cái áo thun ba lỗ, vai vắt khăn. Bên cạnh thường có những đứa bé cầm hai thanh tre đã lên nước nâu bóng gõ theo nhịp điệu muôn đời không đổi sực... tắc, sực... tắc. Tiếng gõ vang một góc đường, một con hẻm giữa đêm gợi cho ta thèm muốn một bát mì nghi ngút giữa đêm, giúp cho người đi chơi khuya về có bát mì ngon, giúp kẻ lỡ đường với số tiền ít ỏi qua cơn đói. Bởi những xe mì lưu động này bán giá rất bình dân, tuy vậy cũng có những xe mì lưu động rất ngon không khác gì những xe, những quán cố định.

Nhiều người đi xa có lúc nhớ về quê nhà lại nhớ tiếng sực tắc đêm khuya. Có những người đã già, nhớ lại thời bé dại, cũng có lúc lại nhớ tiếng gõ đều đều của hai thanh tre của chiếc xe mì đi qua ngõ quá khứ.

Tô mì hay hủ tíu thường được ăn cùng với xá xíu, những miếng thịt heo nạc màu đỏ xắt mỏng ăn thơm thơm mùi ngũ vị hương, ngòn ngọt của mật ong phết lên lúc quay lúc nướng. Cũng có mì hủ tíu ăn với cật, gan heo và con tôm hồng hào hấp dẫn. Còn có mì hoành thánh, sủi cảo chấm tương ớt hoặc nước tương. Bỏ vào miệng cảm được cái mềm mại của bột, cái dai dai béo béo đậm đà của thịt, cái ngọt lừ của nước lèo, tất cả hoà thành một hương vị đặc biệt khó quên. Người Hoa Chợ Lớn có người Tiều, người Quảng, người Hẹ, Phúc Kiến, người Hải Nam... Người vùng nào cũng có người làm nghề bán hủ tíu mì. Nhưng riêng tô hủ tíu mì của người Quảng thường có miếng bánh tráng mỏng nho nhỏ chiên vàng ươm, trên có một vài con tôm nhỏ để nguyên chân cẳng, râu càng. Cắn miếng bánh dòn rụm, húp thêm niếng nước lèo, đưa thêm vài sợi mì, ngon!

Sau này còn có Hủ tíu sa tế, gồm bò hoặc nai, ăn với một loại sauce cay cay trộn đậu phụng giã nát. Hình như những quán bán loại này đa phần là người Triều Châu, không biết đúng không bởi món này cũng không phổ biến lắm?

Tô mì ngon ngoài nước lèo ngọt, đậm đà, thịt chế biến giỏi còn có yếu tố quan trọng là sợi mì phải dai, ăn đến muỗng cuối cùng, mì vẫn không nhão nát. Mì được làm từ bột mì, thêm màu vàng óng của nghệ hoặc phầm màu và nghe đâu phải có tro tàu sợi mì mới dai ngon. Có loại sợi mì nhỏ như sợi bún, cũng có loại to dẹp, ngon dở tuỳ khẩu vị mỗi người mà lựa chọn. Khi trụng mì cũng là một kỹ thuật. Có nơi trụng bằng nước sôi, xong lại qua một lượt nước lạnh, rồi trụng sơ lại nước nóng lượt nữa mới cho vào tô. Trụng như thế sợi mì sẽ dai lâu mà không nát. Mì được khoanh từng vắt nhỏ dáng tròn tròn như hột vịt. Có người muốn ăn no, thường kêu ba hoặc bốn vắt một tô. Nhìn tô mì đầy nhóc thấy ớn. Cũng có đôi chỗ bán mì tươi, kéo mì tại chỗ thành những sợi dài, kiểu mì này cũng ít nơi bán vì rất mất thì giờ chờ đợi.

Sợi hủ tíu làm bằng bột gạo, sợi hủ tíu ngon là sợi hủ tíu không bị nhão khi ăn, nuốt vào miệng nghe trơn tuột và cũng cần kỹ thuật khi trụng.

Cũng có nhiều xe mì bán thêm món há cảo, bột được bọc với con tôm, đem hấp chín, khi ăn chấm với tương ớt và xì dầu.

Có người thích ăn chung một tô có mì lẫn hủ tíu, cũng là một cái thú vì ăn được hai thứ trong một tô. Thế nhưng có nhiều xe mì không chịu làm thế, hủ tíu là hủ tíu, mì là mì, không thế có thứ hỗn hợp như thế.

Đi năm châu bốn bể, kể cả một thời gian khá dài ở bên Trung Quốc, tôi vẫn không thấy đâu ngon bằng tô hủ tíu mì ở Việt Nam, đặc biệt là tô mì ở Chợ Lớn. Họ cũng gọi là mì nhưng thiếu cái hương vị mình đã dùng qua, cái cảm giác mà mình đã hưởng thụ. Ngay khi ra Hà Nội, hay về Đà Nẵng, vẫn thấy tô mì không giống tô mì Chợ Lớn. Bởi tô mì của quá khứ là tô mì quen thuộc, đã theo ta suốt một quãng đường dài của cuộc đời.
Bây giờ ở Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi, cũng chẳng khó khăn gì để kiếm một bát mì ngon, nhưng ăn trong quán, trong nhà hàng máy lạnh lại không có được cảm giác thú vị của ngọn gió đêm hiu hiu, ngọn đèn đường hắt hiu và phố xá có người qua, ăn trong âm thanh rộn rã của cuộc sống.

Tìm tô mì dễ dàng nhưng không còn thấy những chiếc xe mì lưu động, thay vào đó là những xe mì gõ mới không giống như cũ, tiếng sực tắc cũng chẳng còn âm thanh cũ, chất lượng, hương vị cũng đổi thay và tiếc nhất là những xe mì vỉa hè có những bức tranh kiếng. Giờ vẫn còn rải rác đâu đó để kiếm tìm, nhưng chắc chắn mốt mai, nó chỉ còn trong kỷ niệm.
Ai cũng có một món ngon của quá khứ, và chằc hẳn món đó là món ngon nhất trong tâm tưởng của riêng mình.


5/17/23

Bác sĩ Lại Thanh Đức: Ứng cử viên đầy hứa hẹn cho cuộc tranh cử tổng thống Đài Loan năm 2024

Phó Tổng thống Đài Loan kiêm Chủ tịch Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (DPP) cầm quyền Lại Thanh Đức (William Lai) làm thế tay trong bài diễn văn tại trụ sở DPP ở Đài Bắc hôm 12/04/2023. Ông Lại sẽ đại diện cho DPP tranh cử tổng thống vào năm 2024. (Ảnh: Sam Yeh/AFP qua Getty Images)
Đảng cầm quyền ủng hộ độc lập của Đài Loan đã đề cử Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (William Lai) làm ứng cử viên tổng thống năm 2024 của đảng này trước cuộc bầu cử vào tháng Một năm sau. Những người ủng hộ ông Lại tin rằng ông có thể hàn gắn sự chia rẽ chính trị ở Đài Loan và đứng lên chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Khác với một số chính trị gia Đài Loan, ông Lại không ngại trực tiếp nói về các vấn đề xuyên Eo biển. Ông khẳng định rằng lập trường của chính phủ ông là “chống ĐCSTQ nhưng không chống Trung Quốc” và phản đối việc Đài Loan bị chính quyền Trung Quốc sáp nhập. 

Hôm 12/04, Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (DPP) cầm quyền đã chính thức tuyên bố ông Lại sẽ đại diện cho đảng này tranh cử kế nhiệm Tổng thống Thái Anh Văn, người sẽ từ chức sau khi hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào tháng Năm năm sau.

Khởi đầu khiêm tốn 

Sinh ra tại nơi mà ngày nay là Tân Đài Bắc, ông Lại có xuất thân khiêm tốn. Ông không phải là chính trị gia thế hệ thứ hai cũng không phải là hậu duệ của một gia đình có vai vế trong xã hội. Cha ông là một công nhân khai thác than đã thiệt mạng trong một thảm họa khai thác mỏ khi ông Lại mới hai tuổi. 

Ông Lại và năm anh chị em của ông được mẹ của họ nuôi dưỡng. Bà đã phải làm việc cật lực để kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình. 

Bất chấp nhiều khó khăn, ông sẽ vươn lên để trở thành một bác sĩ y khoa, nhà lập pháp, thị trưởng, thủ tướng nổi tiếng, và hiện là phó tổng thống, trở thành một nhân vật quan trọng trong chính trường Đài Loan.
Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (giữa) vẫy tay chào các phóng viên tại trụ sở DPP ở Đài Bắc sau khi ông nhận được đề cử của DPP để tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến hôm 13/01/2024, tại Đài Loan, hôm 12/04/2023. (Ảnh: CNA Photo)

Từ y học đến chính trị 

Ông Lại lấy bằng cử nhân tại Khoa Vật lý Trị liệu của Đại học Quốc lập Đài Loan (NTU), hoàn thành chương trình sau đại học về khoa học y tế tại Đại học Quốc lập Thành Công (NCKU), và lấy bằng thạc sĩ về y tế công cộng tại Đại học Harvard.


Theo hồ sơ công khai của ông, ông là một trong số ít bác sĩ ở Đài Loan có chuyên môn về phục hồi chức năng, chăm sóc lâm sàng, và y tế công cộng. Năm 1994, ông là bác sĩ nội trú chính tại Bệnh viện Đại học Quốc lập Thành Công.


Ông Lại chuyển từ hành nghề y sang làm chính trị trùng với thời phong trào dân chủ hóa của Đài Loan, bắt đầu vào những năm 1990 khi các cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên được giới thiệu ở Đài Loan. 

Đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, khi Bắc Kinh tiến hành một loạt vụ thử hỏa tiễn ở vùng biển xung quanh Đài Loan, ông Lại đã từ bỏ sự nghiệp y khoa thành công của mình để gia nhập chính trường nhằm theo đuổi nền dân chủ. 

Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội năm đó, ông Lại là người nhận được số phiếu cao nhất để đại diện cho thành phố Đài Nam, một đô thị lớn ở miền nam Đài Loan. Sau khi giành được một ghế, ông bắt đầu thực hiện sứ mệnh bãi bỏ Quốc hội, cơ quan lập pháp mà vào thời điểm đó, nằm dưới sự kiểm soát độc đảng của Trung Quốc Quốc Dân Đảng (KMT).

Sự nghiệp chính trị và thành tích 

Năm 1998, ông Lại được bầu làm một nhà lập pháp đại diện cho thành phố Đài Nam. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã giải quyết hơn 100,000 vấn đề địa phương — một kỷ lục phụng sự chưa từng có vào thời điểm đó. Ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cả tính chuyên nghiệp trong quản trị và việc phụng sự cho người dân của mình. Đổi lại, cư dân Đài Nam đã ưu ái bầu ông vào cơ quan lập pháp cho bốn nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1998 đến năm 2010. 

Ông đã bốn lần liên tiếp được chọn là “Nhà lập pháp xuất sắc nhất” của Đài Loan bởi Citizen Congress Watch, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở tại Đài Bắc chuyên đánh giá kết quả làm việc của các nhà lập pháp Đài Loan. 

Năm 2010, quận Đài Nam và thành phố Đài Nam được sáp nhập để tạo thành Đô thị Trực thuộc Đài Nam. Ông Lại đã được bầu làm thị trưởng đầu tiên của thành phố này với hơn 60% phiếu bầu — đây là lần đầu tiên ông ra tranh cử vào chức vụ điều hành.


Ông Lại Thanh Đức (William Lai), lúc bấy giờ là Thị trưởng Đài Nam, thông báo với giới báo chí về tình hình hiện tại của hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trong một tòa nhà bị sập trong trận động đất 6.4 độ ở thành phố Đài Nam phía nam Đài Loan vào sáng sớm ngày 09/02/2016. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)


Ông Lại là thị trưởng duy nhất trong số các thị trưởng thành phố lớn của Đài Loan không sử dụng ngân sách thành phố để thuê một tài xế riêng. 

Ông được xếp hạng là thị trưởng hàng đầu của Đài Loan trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình và được công chúng và giới truyền thông đặt cho danh hiệu “thị trưởng năm sao.” 

Năm 2014, khi ông Lại tái tranh cử chức thị trưởng, ông đã không thành lập trụ sở chiến dịch, dựng biển quảng cáo hay giương cờ, hoặc sử dụng các hãng thông tấn cho các quảng cáo bầu cử của mình, vốn là chuyện thường tình trong các cuộc bầu cử ở Đài Loan. Ông được cho là không muốn làm phiền cư dân thành phố hoặc cảnh quan của đô thị này. 

Mặc dù nhìn chung có ít quảng cáo vận động tranh cử, nhưng ông đã nhận được gần 73% số phiếu bầu cho cuộc tái tranh cử của mình, mức cao nhất trong lịch sử Đài Nam. Trong suốt nhiệm kỳ thị trưởng của mình, ông đã tạo dựng được một danh tiếng về việc điều hành một chính phủ trung thực, tận tâm, và hiệu quả. Theo nhiều hãng thông tấn địa phương, nhiều người đã mô tả ông là một người đàn ông khiêm tốn, vị tha, và chính trực. 

Sau khi giữ chức thị trưởng, ông Lại đã đảm trách vai trò thủ tướng, người đứng đầu Lập pháp viện Đài Loan, từ năm 2017 đến 2019. 

Một hãng thông tấn địa phương của Đài Loan đã tổng hợp các hồ sơ kê khai tài sản của ông và phát hiện rằng ông Lại và vợ đã sống như những người bình thường, vay các khoản nợ thế chấp và trả dần bằng tiền lương làm việc.

Một ứng cử viên có thể hàn gắn sự chia rẽ chính trị ở Đài Loan

 Cuối năm 2019, Tổng thống Thái Anh Văn đã mời ông Lại làm người tranh cử phó tổng thống cùng bà trong cuộc bầu cử năm 2020. Tại thời điểm đó, các cuộc biểu tình chống dẫn độ đang diễn ra ở Hồng Kông và việc bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan là quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh các mối đe dọa leo thang từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Ông Lại đã chấp nhận lời đề nghị của bà Thái, và cả hai đều thắng cử với số phiếu bầu kỷ lục 8.17 triệu phiếu, cao nhất trong lịch sử tổng thống của Đài Loan. Ông Lại đã tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống thứ 15 của Đài Loan vào tháng 05/2020.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (phải) và Phó Tổng thống mới đắc cử Lại Thanh Đức (trái) làm cử chỉ bày tỏ thiện ý bên ngoài trụ sở chiến dịch tranh cử ở Đài Bắc vào ngày 11/01/2020. Bà Thái đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Đài Loan vào ngày 11/01 khi các phiếu bầu được kiểm đếm sau một cuộc bầu cử bị chi phối bởi mối quan hệ căng thẳng của hòn đảo dân chủ này với Trung Quốc. (Ảnh: Sam Yeh/AFP qua Getty Images)

Ông Lại được xem là một người theo phái bảo tồn truyền thống hơn về mặt xã hội so với bà Thái, một người cấp tiến đã đi đầu trong các cải tổ, chẳng hạn như hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và thiết lập các mục tiêu khí hậu. Những chủ đề này không được công chúng Đài Loan chấp nhận rộng rãi.

Ông Lại đã giữ một lập trường trung lập hơn đối với một số nghị trình cấp tiến hơn của bà Thái mặc dù ông đang là một thành viên trong chính phủ của bà. Các giá trị truyền thống của ông có vẻ phù hợp hơn với người dân Đài Loan, vốn vẫn bảo tồn truyền thống hơn về mặt xã hội so với hầu hết các quốc gia phương Tây.

Ông Lại là một trong những nhân vật chính trị ít gây chia rẽ nhất ở Đài Loan, vì các thành viên của các đảng đối lập đã công nhận và ca ngợi ông là một người “thực tế".


Lập trường về Trung Quốc 

Hồi tháng Một năm nay, ông Lại đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử chủ tịch đảng của mình hôm 15/01, vốn đã được tổ chức sau khi bà Thái từ chức chủ tịch DPP sau thất bại của đảng này trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng Mười Một năm ngoái (2022). 

 Chức vụ chủ tịch sẽ giúp ông nắm quyền kiểm soát chiến lược đối với DPP, mở đường cho nỗ lực tranh cử tổng thống của ông. 

 Tại một cuộc họp báo sau lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 18/01, ông khẳng định: “Đài Loan đã là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, do đó không cần phải tuyên bố độc lập.” 

 Ông Lại ủng hộ rằng hai bên bờ Eo biển Đài Loan nên tôn trọng và hợp tác với nhau. 

 Năm 2019, ông Lại tuyên bố rằng lập trường của chính phủ DPP là “chống ĐCSTQ nhưng không chống Trung Quốc,” và phản đối việc Đài Loan bị chính quyền Trung Quốc sáp nhập. Ông đã chỉ trích việc ĐCSTQ tìm cách bành trướng và thay đổi trật tự quốc tế. 

 Ông còn nói thêm rằng Đài Loan nên kiên định theo phe dân chủ, đóng một vai trò tích cực trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo, và chống lại sự bành trướng của các lực lượng cộng sản. Ông cũng đã kêu gọi Đài Loan giúp thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền ở Hoa lục.

Ngoài lĩnh vực chính trị: Theo đuổi hòa bình và nhân quyền 

Ông Lại rất coi trọng các giá trị phổ quát về hòa bình và nhân quyền. 

 Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 tại Đài Nam, ông Lại nhấn mạnh rằng hòa bình là vô giá và không có người chiến thắng trong chiến tranh. 

 Năm 2022, ông Lại đến Tokyo dự tang lễ của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người luôn xem Đài Loan là một “đối tác quan trọng” và “bằng hữu quý giá” của Nhật Bản.


Ông Abe đã trình bày trong một diễn đàn trực tuyến hồi năm 2021 rằng “nếu Đài Loan gặp bất trắc, thì Nhật Bản cũng gặp bất trắc, và liên minh Nhật-Mỹ cũng gặp bất trắc.” 

Chuyến thăm của ông Lại tới Tokyo đã khiến Bắc Kinh không hài lòng và được xem là một bước đột phá ngoại giao. 

Ông là quan chức cao cấp nhất của Đài Loan đến thăm Nhật Bản kể từ khi Tokyo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc (Trung Hoa Dân Quốc) hồi năm 1972 và thiết lập các mối bang giao chính thức với Bắc Kinh. 

Trong một cuộc vận động tranh cử tổng thống gần đây, ông Lại cho biết cuộc bầu cử năm 2024 ở Đài Loan không phải là một cuộc đọ sức giữa chiến tranh và hòa bình mà là một cuộc đọ sức giữa dân chủ và chuyên quyền, vốn là bản chất của mối quan hệ xuyên eo biển. 

Nhiều chính trị gia hàng đầu ở Đài Loan e ngại đụng chạm đến các vấn đề nhân quyền nhạy cảm vì sợ chọc giận ĐCSTQ.

Nguồn: Bản tin có sự đóng góp của Xueling Teng và Eva Fu

Nhóm tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times



BẦU CỬ Tổng Thống năm 2024 tại TaiwanTân Thị trưởng Đài Bắc Hou Yu-ih (Hầu Hữu Nghị) được bầu làm ứng cử viên tổng thống của Quốc dân đảng (KMT).

*KMT : Quốc Dân Đảng, thân Bắc Kinh

New Taipei Mayor Hou Yu-ih (center) salutes at a KMT Central Standing Committee meeting Wednesday. CNA photo May 17, 2023