Parkinson’s Disease: Causes, Symptoms, and Treatments Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
https://www.nia.nih.gov/health/parkinsons
disease#:~:text=Parkinson's%20disease%20is%20a%20brain,have%20difficulty%20walking%2 0and%20talking.
Dịch và bổ sung cước chú: Phạm Văn Bân Fàn Wénbīn,范文彬- February 11, 2023
(Ghi chú: Đây là tài liệu chính thức của cơ quan chính phủ Mỹ NIA-NIH.
NIA, viết tắt của National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa), dẫn đầu các nỗ lực khoa học rộng lớn để hiểu biết bản chất của lão hóa và để kéo dài những năm tháng khỏe mạnh, năng động của cuộc sống. NIA là cơ quan liên bang chính để hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu các bệnh liên quan đến việc lão hóa.
NIH, viết tắt của National Institutes of Health (Viện Y tế Quốc gia (NIH), một cơ quan của U.S. Department of Health and Human Services (Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ). NIH thực hiện những khám phá quan trọng giúp cải tiến sức khỏe và cứu mạng sống.)
*
* *
Bệnh Parkinson là một rối loạn não gây ra các cử động ngoài ý muốn hoặc không thể điều khiển được, chẳng hạn như run rẩy, cứng đơ, và bị khó khăn để giữ thăng bằng và phối hợp tay chân.
Các triệu chứng thường bắt đầu dần dần và tệ hơn qua thời gian. Khi bệnh tiến triển, người ta có thể bị khó khăn khi đi lại và nói chuyện. Họ cũng có thể có thay đổi về tinh thần và hành vi, khó ngủ, trầm cảm, khó khăn về trí nhớ, và mệt mỏi.
Phụ nữ lớn tuổi và người chăm sóc: Trong khi hầu như bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson, một số nghiên cứu giả sử rằng bệnh này ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Không rõ tại sao, nhưng nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một người. Một rủi ro rõ ràng là tuổi tác: mặc dù hầu hết người mắc bệnh Parkinson lần đầu tiên phát bệnh sau 60 tuổi, nhưng khoảng 5% đến 10% khởi phát bệnh trước tuổi 50. Các hình thức khởi-phát-sớm của bệnh Parkinson thường do di truyền nhưng không phải luôn luôn, và các hình thức bệnh đã được liên kết với những thay đổi cụ thể trong genes.
Điều gì gây ra bệnh Parkinson?
Những người mắc bệnh Parkinson cũng bị mất các đoạn cuối của dây thần kinh có tác dụng sản xuất norepinephrine, tức là chất truyền tin hóa học chính của hệ thần kinh giao cảm, dùng để điều khiển nhiều chức năng của cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim và huyết áp. Sự mất norepinephrine có thể giúp giải thích một số đặc điểm không-cử-động của bệnh Parkinson, chẳng hạn như mệt mỏi, huyết áp không đều, giảm chuyển động của thức ăn qua đường tiêu hóa và huyết áp giảm đột ngột khi đứng lên từ vị trí ngồi hoặc nằm.
Nhiều tế bào não của những người mắc bệnh Parkinson có chứa Lewy bodies, tức là những khối protein alpha-synuclein bất thường. Khoa học gia đang cố gắng hiểu rõ hơn về các chức năng bình thường và bất thường của alpha-synuclein và mối tương quan của nó với các biến thể di truyền ảnh hưởng đến bệnh Parkinson và bệnh mất trí nhớ Lewy bodies.
Một số trường hợp bệnh Parkinson rõ ràng là do di truyền, và một số trường hợp có thể truy ngược về các biến thể di truyền cụ thể. Trong khi di truyền được cho là có vai trò trong bệnh Parkinson, nhưng trong hầu hết các trường hợp, căn bệnh này dường như không di truyền trong gia đình. Hiện nay, nhiều nghiên cứu gia tin rằng bệnh Parkinson là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với chất độc.
Các triệu chứng của bệnh Parkinson
Parkinson có bốn triệu chứng chính:
• Run ở tay, cánh tay, chân, hàm hoặc đầu
• Cứng cơ/bắp thịt, nơi cơ/bắp thịt vẫn bị co lại trong một thời gian dài
• Cử động chậm chạp
• Mất thăng bằng và phối hợp tay chân, đôi khi dẫn đến té ngã
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
• Trầm cảm và những thay đổi cảm xúc khác
• Khó nuốt, nhai và nói
• Các vấn đề về đi tiểu hoặc táo bón
• Các vấn đề về da
Các triệu chứng của bệnh Parkinson và tốc độ tiến triển rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Các triệu chứng ban đầu của bệnh này là nhẹ nhàng và xảy ra dần dần. Thí dụ, người ta có thể cảm thấy run nhẹ hoặc khó bước ra khỏi ghế. Họ có thể nhận thấy rằng họ nói quá nhỏ nhẹ, hoặc chữ viết tay của họ chậm và trông rất nhỏ hoặc khó đọc. Bạn bè hoặc thành viên gia đình có thể là những người đầu tiên nhận thấy thay đổi ở người mắc bệnh Parkinson trong giai đoạn đầu. Họ có thể thấy rằng gương mặt của người đó thiếu biểu hiện xúc cảm và sinh động, hoặc người đó không di chuyển cánh tay hoặc chân một cách bình thường.
Những người mắc bệnh Parkinson thường phát triển dáng đi parkinsonian/parkinsonian gait bao gồm khuynh hướng nghiêng về phía trước; đi những bước nhỏ, nhanh; và giảm vung vẩy tay. Họ cũng có thể gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc tiếp tục cử động.
Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên cơ thể hoặc ngay cả ở một tay hoặc chân của một bên cơ thể. Khi bệnh tiến triển, cuối cùng nó ảnh hưởng đến cả hai bên. Tuy nhiên, các triệu chứng vẫn có thể vẫn còn nghiêm trọng hơn ở một bên so với bên kia.
Nhiều người mắc bệnh Parkinson lưu ý rằng trước khi bị cứng và run, họ đã bị các vấn đề về giấc ngủ, táo bón, mất khứu giác (không ngửi được mùi) và chân không giữ yên được. Mặc dù một số triệu chứng này cũng có thể xảy ra với diễn trình lão hóa bình thường, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu những triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn hoặc bắt đầu cản trở đời sống hàng ngày.
Thay đổi nhận thức và bệnh Parkinson
Một số người mắc bệnh Parkinson có thể trải qua những thay đổi trong chức năng nhận thức, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, sự chú ý, khả năng lập kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ. Căng thẳng, trầm cảm và một số loại thuốc cũng có thể góp phần tạo ra những thay đổi này trong nhận thức.
Qua thời gian, khi bệnh tiến triển, một số người có thể phát triển thành chứng mất trí nhớ và bị chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ Parkinson, tức là một chứng mất trí nhớ Lewy body. Những người mắc chứng mất trí nhớ Parkinson có thể có các vấn đề nghiêm trọng về trí nhớ và suy nghĩ, và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn hoặc người thân yêu bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson và đang trải qua các vấn đề về suy nghĩ hoặc trí nhớ.
Chẩn đoán bệnh Parkinson
Hiện nay không có thử nghiệm máu nào hoặc thử nghiệm ở phòng thí nghiệm để chẩn đoán các trường hợp bệnh Parkinson không-di-truyền. Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh bằng cách lấy tiền sử bệnh của một người và tiến hành khảo xét hệ thống thần kinh. Nếu các triệu chứng cải tiến sau khi bắt đầu dùng thuốc, thì đó là một dấu hiệu khác cho thấy người đó mắc bệnh Parkinson.
Một số rối loạn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson. Những người có các triệu chứng giống-như-bệnh-Parkinson do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như teo đa hệ thống/ multiple system atrophy và chứng mất trí nhớ Lewy bodies, đôi khi được cho là mắc bệnh parkinson. Trong khi những rối loạn này ban đầu có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh Parkinson, nhưng một số thử nghiệm y tế nhất định, cũng như phản ứng đối với thuốc điều trị, có thể giúp thẩm định nguyên nhân chính xác hơn. Nhiều bệnh khác có các đặc điểm tương tự nhưng cần phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh Parkinson
Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh Parkinson, nhưng thuốc men, cách điều trị giải phẫu và các liệu pháp khác thường có thể làm giảm một số triệu chứng.
Thuốc điều trị bệnh Parkinson
Thuốc có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson bằng cách:
• Tăng mức độ dopamine trong não
• Có ảnh hưởng đến các hóa chất não khác, chẳng hạn như chất dẫn truyền thần kinh/ neurotransmitters, nhằm dẫn truyền thông tin giữa các tế bào não
• Giúp điều khiển các triệu chứng không-cử-động
Thuốc chính cho bệnh Parkinson là levodopa. Tế bào thần kinh dùng levodopa để tạo ra dopamine để bổ sung nguồn cung cấp đang cạn kiệt của não. Thông thường, người ta dùng levodopa cùng với một loại thuốc khác gọi là carbidopa. Carbidopa ngăn chặn hoặc làm giảm một số tác dụng phụ của thuốc levodopa - chẳng hạn như buồn nôn, ói mửa, huyết áp thấp và bồn chồn - và giảm lượng thuốc levodopa cần thiết để cải tiến các triệu chứng.
Những người mắc bệnh Parkinson không bao giờ được ngừng dùng levodopa mà không nói với bác sĩ của họ. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như không thể cử động hoặc khó thở.
Bác sĩ có thể kê đơn cho loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson, bao gồm:
- Chất chủ vận Dopamine/Dopamine agonists để kích thích sản xuất Dopamine trong não
- Thuốc ức chế men/Enzyme inhibitors (thí dụ: thuốc ức chế MAO-B, thuốc ức chế COMT) để tăng lượng dopamine bằng cách làm chậm các men phân hủy dopamine trong não
- Amantadine để giúp giảm các cử động ngoài ý muốn
- Thuốc Anticholinergic để giảm run và cứng cơ/bắp thịt.
Kích thích não sâu
Đối với những người mắc bệnh Parkinson mà không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ có thể đề nghị kích thích não sâu. Trong diễn trình giải phẫu, bác sĩ sẽ cấy các điện cực vào một phần của não và kết nối chúng với một thiết bị điện nhỏ được cấy trong ngực. Thiết bị và các điện cực kích thích không-gây-đau-đớn các vùng cụ thể điều khiển cử động trong não theo cách có thể giúp ngăn chặn nhiều triệu chứng có-liên-quan đến cử động của bệnh Parkinson, chẳng hạn như run, cử động chậm và cứng đơ.
Các liệu pháp khác
Các liệu pháp khác có thể giúp kiềm chế các triệu chứng Parkinson bao gồm:
• Các liệu pháp thể chất, nghề nghiệp và nói chuyện, có thể giúp điều trị rối loạn dáng đi và giọng nói, run và cứng đơ, và suy giảm các chức năng thần kinh
• Một cách ăn uống lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe tổng thể
• Các thể dục để tăng cường cơ bắp và cải tiến sự cân bằng, linh hoạt và phối hợp tay chân
• Trị liệu massage để giảm căng thẳng
• Tập Yoga và thái cực quyền/tai-chi để tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt.
Hỗ trợ cho những người đang sống với bệnh Parkinson
Mặc dù tiến triển của bệnh Parkinson thường chậm, nhưng cuối cùng thói quen hàng ngày của một người có thể bị ảnh hưởng. Các hoạt động như làm việc, chăm sóc nhà cửa và tham gia các hoạt động xã hội với bạn bè có thể trở nên khó khăn. Trải qua những thay đổi này có thể khó khăn, nhưng các nhóm hỗ trợ có thể giúp bệnh nhân đối phó. Các nhóm này có thể cung cấp thông tin, lời khuyên và kết nối với các nguồn lực dành cho người mắc bệnh Parkinson, gia đình và người chăm sóc của họ. Các tổ chức được liệt kê dưới đây có thể giúp tìm kiếm các nhóm hỗ trợ tại địa phương và các nguồn lực khác trong cộng đồng của họ.
For more information about Parkinson’s disease
National Institute of Neurological Disorders and Stroke (NINDS)
800-352-9424
braininfo@ninds.nih.gov
www.ninds.nih.gov
National Institute of Environmental Health Sciences (NIEHS)
919-541-3345
webcenter@niehs.nih.gov
www.niehs.nih.gov/health/topics/conditions/parkinson
American Parkinson Disease Association (APDA)
800-223-2732
apda@apdaparkinson.org
www.apdaparkinson.org
Davis Phinney Foundation
866-358-0285
info@davisphinneyfoundation.org
www.davisphinneyfoundation.org
Michael J. Fox Foundation for Parkinson's Research
212-509-0995
www.michaeljfox.org
Parkinson Alliance
800-579-8440
contact@parkinsonalliance.org
www.parkinsonalliance.org
Parkinson’s Resource Organization
877-775-4111
info@parkinsonsresource.org
www.parkinsonsresource.org
Parkinson's Foundation
800-473-4636
helpline@parkinson.org
www.parkinson.org
Content reviewed: April 14, 2022
Bản gốc tiếng Anh: