Tôi không hề nghĩ sẽ có ngày mình trở thành một người lính tác chiến, nói chi đến việc khoác áo hoa rừng và đội chiếc Mũ Nâu. Tôi học trễ một năm vì bị ở lại lớp. Đó là hậu quả tất yếu của việc lạng xe, cua đào và vui chơi gần như xả láng khi được ba má mua cho một chiếc xe gắn máy. Lúc đó là thời của "đợt sóng mới" và của lối sống buông thả kiểu "hippie" ở hậu bán thập niên 60 của thế kỷ trước.
Cầu đi bộ đầu tiên ở Saigon với hình dạng và thiết kế độc đáo.
Thiết kế độc đáo của Cầu Ba Cẳng. Ảnh chụp vào khoảng thời gian 1920-1929
Ảnh: Mạnh Hải Flickr
Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.
Tôi là học sinh trường Jeanne d’Arc, Mỹ Tho, một tỉnh lỵ hiền hòa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trường này dạy theo chương trình Pháp từ nhiều năm về trước nhưng không hiểu sao trong niên học 1952-1953 ( nếu tôi nhớ không nhầm ) trường bắt đầu đổi sang dạy chương trình Việt. Mặc dù phụ huynh học sinh đã được thông báo trước nhưng khi nhận được tin này họ không khỏi ..chới với. Họ sợ con em họ sẽ bị gián đoạn trong việc học vấn. Ba má tôi vội biên thư vấn kế cô Tám. Cô Tám là em ruột ba tôi, đã một thời kỳ dạy ở Jeanne d’Arc. Cô hiện là sơ Marie Ange, đang tu tại Domaine Marie Đalat. Thông cảm nỗi lo lắng của ông anh bà chị, cô vội hồi âm :
“ – Anh chị đừng quá lo, gửi cháu lên em. Em sẽ xin cho cháu vào Couvent des Oiseaux. Hai cô cháu sẽ có dịp gần nhau hơn.”