4/21/21

Vui Sống Một Đời Đơn Giản Thanh Đạm

Lý Trinh Trường

Tựa

30 năm trước, tôi quy y tam bảo, giữ ngũ giới (bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng, bất tửu), mong rằng có thể nhẹ bước trên đường chánh đạo.

15 năm trước, vẫn chưa hiểu cốt lõi của đạo, nên chỉ a tòng theo thiên hạ làm những việc xét ra vẫn chưa hợp lý.

Về sau, nhờ thường xuyên đọc kinh Phật và sách Thánh Hiền, dần dần hiểu được chút ít đạo lý cuộc sống và cách làm người, nhờ vậy tu sửa những quan niệm và hành vi không đúng theo tinh thần và tiêu chuẩn của giáo lý nhà Phật.

Phạm lỗi, chấp nhận sai lầm thì dễ, dám công khai với đại chúng thì khó, vì mình còn tự ái, cảm thấy xấu hổ với mọi người.

Cổ nhân nói: "Ác kỵ âm, thiện kỵ dương"(惡忌陰,善忌陽), có nghĩa là chuyện ác nên tránh núp trong bóng tối, việc thiện nên tránh lộ ra ngoài mặt. Là vì người ta thường làm ác trong âm thầm, lén lút trong mờ ám; đồng thời thích dương dương tự đắc khi làm được đôi việc thiện, bậc quân tử thì nên tránh làm như vậy.

Tiết Nhơn Quý

Tiểu Tử

Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng. Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn : ‘’Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi!‘’

Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo ! Khi tôi giành giựt lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điếng trong lòng…

Nhờ bị rớt lại như vậy mà tôi còn giữ được nhà cửa xe cộ. Bởi vì những nhà khác - nhà những người đã di tản - đều bị đồng bào hôi của, rồi sau đó là bị Nhà Nước cách mạng tiếp thu. Cũng là một hình thức hôi của, nhưng… cao cấp hơn !

Sầu đong càng lắc càng đầy (247) ("Truyện Kiều")


ẦU ĐONG CÀNG LẮC CÀNG ĐẦY (247)
“Hộc” 斛 là một loại dụng cụ dùng để đong thời trước. 10 đấu là 1 hộc, cuối thời Nam Tống đổi lại 5 đấu là 1 hộc.
“Vạn hộc” 萬斛 (muôn hộc) cực ngôn dung lượng nhiều. Trong thơ văn cổ thường dùng “vạn hộc” để “đong” nỗi sầu, như:

Vạn hộc tân sầu 萬斛新愁 (Tống . Lí Di Tốn 李彌遜: Động tiên ca . Đoạn kiều tà lộ 洞仙歌 . 斷橋斜路)
Vạn hộc đôi sầu 萬斛堆愁 (Tống . Chu Đôn Nho 朱敦儒: Mộc Lan Hoa mạn . Chỉ vinh hà tuấn nhạc 木蘭花慢 . 指榮河峻岳)
Vạn hộc thanh sầu 萬斛清愁 (Tống . Triệu Đỉnh 趙鼎: Động tiên ca . Không sơn vũ quá 洞仙歌 . 空山雨過)
Vạn hộc sầu sinh 萬斛愁生 (Tống . Tạ Khoa 謝薖: Điệp luyến hoa . Nhất thuỷ doanh doanh ngưu dữ nữ 蝶戀花 . 一水盈盈牛與女)
Vạn hộc li sầu hưu cánh tố 萬斛離愁休更訴(Tống . Trương Hiếu Tường 張孝祥: Thanh ngọc án . Hồng trần nhiễm nhiễm Trường An lộ 青玉案. 紅塵冉冉長安路 )

Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
(“Truyện Kiều” 247 – 248)

Sầu đong càng lắc càng đầy: Đong hạt ngũ cốc thì càng lắc càng vơi, chứ đong mối sầu thì càng lắc lại càng đầy thêm, tức càng tìm cách giải sầu thì sầu càng nặng. So với câu: Lửa phiền càng dập càng khêu mối phiền.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

Cổ văn: Sầu trường vạn hộc
古文: 愁腸萬斛
(Bài Cổ văn: Lòng sầu đong muôn hộc)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)


Xét: Theo “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, thì câu 247 và 248 này là:

Sầu đong càng KHẮC càng đầy
Ba thu GIỌN lại một ngày dài ghê
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

Huỳnh Chương Hưng - dịch thuật 
Quy Nhơn 16/02/2020

4/18/21

TƯỞNG NHỚ “QUÁI KIỆT” TRẦN VĂN TRẠCH

Ngày này 27 năm về trước, 12/4/1994, “quái kiệt” Trần Văn Trạch (1924-1994) đã từ giã cõi đời tại Pháp, hưởng thọ 70 tuổi. Nơi ông an nghỉ là Nghĩa trang Cimetière Intercommunal ở Valenton, thuộc ngoại ô Paris.

Khác với người anh cả, Giáo sư Âm nhạc Trần Văn Khê, nổi bật về học hàm cũng như học vị, Trần Văn Trạch không bằng cấp nhưng cũng đủ tài và sức làm náo động cả sinh hoạt văn nghệ Sài Gòn suốt thời gian dài bằng tài năng nghệ thuật của mình.

Trần Văn Trạch nhỏ hơn Trần Văn Khê 3 tuổi, thuở nhỏ cả hai đều theo học Trường Tiểu học ở “Collège de Mỹ Tho” cho tới năm 18 tuổi. Ngay từ lúc nhỏ, Trần Văn Trạch đã có năng khiếu về âm nhạc, lại được người cô ruột là cô Ba Viện chỉ dạy, nên ông sử dụng khá thành thạo đàn kìm và đàn tỳ bà.

Ông còn học đàn mandoline với anh ruột Trần Văn Khê và học đàn violon với người anh họ Nguyễn Mỹ Ca. Ở tuổi thiếu niên, ông đã biết chơi thành thạo những bài nhạc Pháp thịnh hành thuở đó.

Bàn về khảo cổ qua một bài báo