4/10/21

MỘT THI PHẨM CỦA TỪ HY THÁI HẬU, TRĂM NĂM SAU HẬU THẾ VẪN CÒN SUY NGẪM

Đây là bài thơ duy nhất mà Từ Hy Thái hậu sáng tác trong cuộc đời của mình, câu cuối cùng trong bài thơ cũng trở thành một câu danh ngôn đạo lý được lưu truyền đến ngày nay.

Tranh vẽ Từ Hy Thái hậu của một họa sĩ cung đình, không rõ năm (ảnh: Wikipedia).

Từ Hy Thái hậu là người thống trị đích thực của nhà Thanh trong thời kỳ cuối, trong thời đại đế chế của lịch sử Trung Quốc, là một trong số ít những người phụ nữ của lịch sử Trung Hoa nắm giữ triều chính trong thời gian dài. Đặc biệt là đối với việc cân bằng quyền lực giữa các hoàng thân quốc thích và các đại thần trong triều đình, Từ Hy được xem là tài giỏi, uy quyền, bảo vệ được triều đại cuối cùng của nhà Thanh.

Năm Từ Hy 17 tuổi, thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ, bà ta được chọn vào trong cung, được Hàm Phong Đế phong làm Lan quý nhân, trong vài năm sau đó, bà không những từ quý nhân thăng một mạch lên đến Ý quý phi, mà còn sinh cho Hàm Phong Đế một người con trai duy nhất là Tái Thuần.

Trung Quốc phạt năng Alibaba vì tội lạm dụng thế độc quyền

Thanh Hà / RFI


Ảnh minh họa: Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. Ảnh tháng 11/2020, nhân Hội Nghị Thế Giới Internet (WIC) ở Chiết Giang, Trung Quốc. REUTERS - ALY SONG

Trung Quốc giáng một đòn đau vào tập đoàn Alibaba của nhà tỷ phú Mã Vân/Jack Ma. Báo chí Bắc Kinh ngày 10/04/2021 tiết lộ 18,2 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 2,8 tỷ đô la Mỹ là khoản nộp phạt mà tập đoàn mua bán trên mạng Alibaba sẽ phải đóng cho nhà nước. Alibaba bị cáo buộc lạm dụng thế độc quyền, bắt chẹt các nhà cung cấp muốn bán hàng trên mạng giao dịch này.

Hãng tin Mỹ Bloomberg ghi nhận khoản tiền phạt « khổng lồ nói trên cao gấp ba lần so với số tiền mà Qalcomm đã phải nộp hồi năm 2015 ».

Thông tín viên Liu Zifan của đài RFI từ Bắc Kinh nhắc lại từ cuối năm 2020, chủ nhân Alibaba Jack Ma đã bị thất sủng.

« Khoản tiền phạt tương đương với 4% doanh thu của tập đoàn này trong năm 2019. Đây là một vố đau mới đối với Alibaba vốn đã trong vòng điều tra từ tháng 10 năm ngoái.

Tập đoàn có trụ sở tại Hàng Châu, miền nam Trung Quốc này, từ nhiều tuần qua rơi vào tầm ngắm của các giới chức Trung Quốc sau những tuyên bố hồi tháng 10 năm ngoái của chủ nhân Alibaba. Từng được xưng tụng đôi khi quá đáng, Jack Ma đã cả gan chỉ trích guồng máy kiểm soát tài chính của Trung Quốc và chính cơ quan này đã ban hành lệnh phat nặng nhắm vào tập đoàn Alibaba.

Gần như cùng lúc, Bắc Kinh đã chận chi nhánh tài chính của Alibaba là Ant Group tham gia sàn chứng khoán. Nhẽ ra đây phải là thương vụ tài chính quan trọng nhất trong lịch sử tài chính Trung Quốc.

Một cách tổng quát hơn toàn bộ lĩnh vực internet đang bị theo dõi. Theo quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ảnh hưởng của lĩnh vực này đã quá lớn. Bắc Kinh muốn là các đại công ty trong lĩnh vực công nghệ cao phải quay trở lại và tập trung phát triển chuyên môn chính của những công ty này ».

4/8/21

CHIẾC NÓN LÁ RÁCH.

Làm dâu được sáu năm, sanh ba cháu. Năm 1972 anh chị được chính phủ VNCH cấp căn nhà vùng ven đô nên đành phải xin Bố Mẹ cho ra riêng.

Đâu ngờ Có ngày 30/4 – Có thời “bao cấp”!

Như mọi người, gia đình nàng cũng rơi vào thảm cảnh. Khổ sở vì phải lo miếng cơm manh áo.

Từ “tiểu thơ nàng trở thành "con cò lặn lội bờ sông”.

Bươn chải đủ cách hầu đủ nuôi năm con với một chồng!

Và, vô tình học lóm đựơc nghề chầm nón lá từ bà hàng xóm. Nhờ vậy, nàng được có trong tay chiếc “cần câu” hầu kiếm cho cả nhà bữa cháo bữa rau. Cho các con còn có cơ hội được tiếp tục cắp sách đến trường, mót nhặt vài ba “cái chữ”. Tối tăm mặt mũi vì sinh kế, nên lâu lâu mới có dịp ghé thăm bố mẹ chồng.

Một lần đi mua vật liệu làm nón. Ghé lại nhà, thấy mẹ chồng cũng vừa đi “hàng” về tới. Nhìn bà đội chiếc nón lá sút vành rách bươm, nàng thấy xót xa trong lòng!

Ba ngày sau, nàng ”lái” chiếc xe đạp “cùn”, mang xuống biếu bà cái nón lá bài thơ, y chang của xứ Huế, nhưng do chính tay nàng làm. Bà cụ mừng quá, nhìn săm soi một hồi, gật gù tỏ vẻ ưng ý.

Nàng bảo mẹ lấy quai nón cũ đưa con thay cho. Bà cụ cầm vào trong buồng. Nghe tiếng sột soạt vọng ra. Sau đó, tiếng chân bà lên lầu.

Thấy bà trở xuống tay không. Nàng hỏi nón đâu rồi? Bà bảo: - Mẹ vừa bao lại, mang lên gác cất để dành. Nón cũ còn dùng được, chừng nào hết xài, tao sẽ đội nón mới. Công lao tụi bây bỏ ra, tỉ mỉ mấy ngày trời mới làm được chiếc nón mới đẹp thế, phải không?

Nghe bà nói vậy, nàng bảo: - Mẹ cứ lấy ra đi, mai mốt hư, con “châm” cái khác biếu mẹ. Ai đời, con châm nón bán cho người ta, để mẹ già phải đội chiếc nón ờ tơi tả thế kia!
Nói mãi nhưng bà vẫn không đổi ý. Cuối cùng nàng giả bộ “nói lẫy”: - Vậy mẹ đưa lại, con đem bán. Bao giờ nón cũ hết xài, con sẽ mang nón mới xuống đổi cho.

Đang vui, tự nhiên mặt bà xụ xuống, cặp mắt đỏ hoe, nhìn lên gác như muốn khóc! Nàng biết mình lỡ lời bèn xin lỗi mẹ.

Bà chẳng nói chẳng rằng, bỏ vào phòng nằm. Khi chào ra về, bà cũng không thèm quay mặt ra. Biết bà giận, nàng hối hận lắm!

Gằn bốn mươi năm sau, chuyện đó đã đi vào quên lãng. Cho đến một ngày đầu năm 2013, con nàng tới hỏi: - Cái bếp mua cho mẹ cả năm nay sao mẹ không mang ra xài? Cái gì cũng cất kỹ, toàn dùng những thứ mà - như người khác - họ đã bỏ vô thùng rác từ lâu rồi. Rõ số khổ!

Nàng giải thích: -Thời buổi khó khăn, cái gì còn dùng được, mẹ cứ tận dụng, đỡ tốn kém cho các con đồng nào hay đồng nấy. “Nó” tuy cũ nhưng chẳng có chi trở ngại. Cơm canh nấu vẫn chín đó thôi.

- Vậy con lấy bếp lại để cho người khác nghe?

Nét mặt nàng bỗng xụ xuống y như bà cụ mẹ chồng ngày xưa, khi nghe nàng nói đòi lại chiếc nón. Nhưng không chỉ giống đôi mắt đỏ hoe rướm lệ, mà nàng còn bật khóc…, khóc tức tưởi… ! Chồng, con xúm lại vỗ về, an ủi mãi mới tạm nguôi.

Vài ngày sau, nàng kể: Lúc đó bị chạm tự ái, tủi thân vô cùng. Mình cho chúng, lo cho chúng bằng cả cuộc đời. Nay về già, chúng biếu, tặng (hay gọi là cho cũng được) thứ gì, đều phải tuân theo sự “chỉ đạo”(!). Nếu không làm như ý, chúng đòi lại. Hỏi sao chẳng đau lòng?

Đêm ấy, trằn trọc khó ngủ. Ngồi bó gối, than vắn thở dài. Bỗng chợt nhớ lại câu chuyện chiếc nón ngày xưa. Mình cũng có những lời nói tương tự với Mẹ chồng. Mặc dù không ác ý, nhưng cũng đã phạm sai lầm, vì vô tình gieo Nhân xấu. Và hôm nay, hậu quả được lập lại “y khuôn” cũng chỉ là lẽ đương nhiên.

Ông bà dưới quê thường nói “Đời xưa quả báo thì chầy. Đời nay quả báo một dây nhãn tiền”. Mình nghiệm ra: ”Lỗi tại Ta” và cảm thấy nhẹ nhõm, bèn lại Bàn thờ, thắp nén nhang, khẩn thầm xin lỗi trước di ảnh của Bà:

“Bởi chiếc nó lá rách, con đã hơn một lần làm cho Mẹ đau khổ, như con vừa trải qua. Nay thì con đã hiểu. Cúi xin Mẹ niệm tình tha thứ!”

Ông Đồ Già

4/5/21

Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân

Trở về Mục Lục


ý kiến phản hồi;
"Con người" rất phúc tạp. “Dò sông dò biển dễ dò. Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”.
Tâm tư con người thiên biến vạn hóa.
1)- Tư Mã Tương Như con người nhiều cảm tính. Nguyên có tên là Khuyển Tử (犬子), vì ngưỡng mộ LanTương Như mà đổi tên thành Tương Như. "Cầm Khiêu Văn Quân" có thể là do bản tính lãng tử, hào hoa. Cũng có thể có dụng ý bất chính. Vì ái mộ một người mà đổi tên, vì cảm thương quả phụ Văn Quân , tuổi trẻ tài hoa chịu cảnh góa bụa mà gẩy khúc "Phượng cầu hoàng".
2)- Trác Văn Quân nghe tiếng TMTN từ lâu. Bị khích động bởi tiếng đàn mà buông lòng theo tiếng gọi của con tim. Bất chấp mọi giá. Như ý kiến Hàn Sĩ TMTN và TVQ chẳng ai có lỗi trong tình yêu.
3)- Một nhận xét chí lý: Tình yêu như ngọn lửa rơm, tình nghĩa mới trường tồn.
4)- Kết thúc câu chuyện tình có hậu do "tài nữ Trác Văn Quân dĩ văn phục văn (以文服文)". Dù bồng bột nông nổi nhưng TVQ cũng một lòng một dạ với người mình yêu. Kịp khi thấy người bạn đời thay đổi nàng nhất quyết đoạt tuyệt "đáng phục". TMTN cũng là người biết phục thiện, "lãng tử hồi đầu" cũng xử sự công bằng để không mang tiếng là kẻ bạc tình.

Nghe nhạc:

Tà Áo Văn Quân - Sáng tác: Phạm Duy Nhượng. Tiếng hát: Quỳnh Dao.