4/5/21

Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân

Trở về Mục Lục


ý kiến phản hồi;
"Con người" rất phúc tạp. “Dò sông dò biển dễ dò. Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”.
Tâm tư con người thiên biến vạn hóa.
1)- Tư Mã Tương Như con người nhiều cảm tính. Nguyên có tên là Khuyển Tử (犬子), vì ngưỡng mộ LanTương Như mà đổi tên thành Tương Như. "Cầm Khiêu Văn Quân" có thể là do bản tính lãng tử, hào hoa. Cũng có thể có dụng ý bất chính. Vì ái mộ một người mà đổi tên, vì cảm thương quả phụ Văn Quân , tuổi trẻ tài hoa chịu cảnh góa bụa mà gẩy khúc "Phượng cầu hoàng".
2)- Trác Văn Quân nghe tiếng TMTN từ lâu. Bị khích động bởi tiếng đàn mà buông lòng theo tiếng gọi của con tim. Bất chấp mọi giá. Như ý kiến Hàn Sĩ TMTN và TVQ chẳng ai có lỗi trong tình yêu.
3)- Một nhận xét chí lý: Tình yêu như ngọn lửa rơm, tình nghĩa mới trường tồn.
4)- Kết thúc câu chuyện tình có hậu do "tài nữ Trác Văn Quân dĩ văn phục văn (以文服文)". Dù bồng bột nông nổi nhưng TVQ cũng một lòng một dạ với người mình yêu. Kịp khi thấy người bạn đời thay đổi nàng nhất quyết đoạt tuyệt "đáng phục". TMTN cũng là người biết phục thiện, "lãng tử hồi đầu" cũng xử sự công bằng để không mang tiếng là kẻ bạc tình.

Nghe nhạc:

Tà Áo Văn Quân - Sáng tác: Phạm Duy Nhượng. Tiếng hát: Quỳnh Dao.


4/3/21

LỜI YÊU

Nguyễn Ngọc Tư

Nhí quay lại Nhơn Thành, người trong xóm ra trước nhà chờ đón. Mẹ Nhí đi cùng con cả một đoạn đường dài, không biết trên máy bay có khóc, nhưng đến đầu xóm mặt giăng một màn nước mắt, chân bước hụt bước hao.

Ai cũng kêu mau quá, đám gả Nhí như mới đây thôi, bữa đó nó còn giòn rụm nói cười, hát 60 năm cuộc đời giờ thành tro nguội bụi lạnh.

Nhí lấy chồng đúng đợt mưa dầm tháng bảy, truyền hình nói ngoài biển có hai cơn áp thấp nhiệt đới đang rượt đuổi nhau. Người trong xóm rũ nước mưa lúc bước qua cổng vòng nguyệt, càm ràm riết rồi cưới gả không chờ nắng cho vui.

Nhưng chờ gió chướng lùa nắng về lại Nhơn Thành thì cũng phải vài ba tháng nữa. Chú rể chỉ được ở lại tròn tháng. Ba mươi ngày cho tất cả những chuyện từ coi mắt cho đến lễ cưới, từ dòm coi chân Nhí có cong không cho đến da có bị chàm hay nấm mốc không. Làm lễ chào hai họ xong, chú rể sẽ bay ngay về nước không kịp thở.

Đi Sài Gòn bữa trước, vài tối sau Nhí dắt chồng tương lai về, sửa soạn đám cưới trong lúc đợi làm giấy tờ hôn thú. Tên chồng mỗi chữ Hi-ếc trên cái thiếp mời viết đổ tháu hệt cua bò trong giỏ. Ai nhận thiệp cũng kêu ui trời mau quá, con nhỏ mới đây còn bưng thau đi dài xóm mượn gạo mà giờ đã lấy chồng rồi.

Trong lằn rãnh nhớ của người Nhơn Thành chỉ có Nhí kéo tép rong, Nhí vớt bèo, Nhí chạy quắn trước ngọn roi cha mẹ nó, Nhí xin nước mắm thì kèo thêm tóp mỡ. Không có Nhí cô dâu.

Thăm Lại Chiến Trường Xưa

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần đầu mùa Quốc Hận.

Dạo:
Xưa tuôn máu giữa chiến trường,
Nay tuôn lệ giữa quê hương không còn.

Cóc cuối tuần:

Thăm Lại Chiến Trường Xưa

Từng bước lẻ ngập ngừng theo tiếng nạng,
Nắng xoay chiều, chập choạng bóng thương binh.
Đích viếng thăm bỗng xuất hiện thình lình,
Người chưng hửng, tưởng rằng mình hoa mắt.

Sửng sốt nhìn quanh quất,
Tự hỏi mình có thật đến đúng nơi,
Xưa kia đã một thời,
Mình chấp nhận xương rơi cùng máu đổ?

4/2/21

Bác sĩ… ngụy

Nguyễn Ngọc Chính

Có những câu nói sẽ thay đổi theo từng ngữ cảnh, theo từng thời gian và thậm chí còn đi ngược lại ý nghĩa ban đầu, chẳng hạn như chữ “ngụy”. Khi “bên thắng cuộc” vào Miền Nam năm 1975, người Sài Gòn thường nhíu mày, khó chịu khi nghe đến chữ “ngụy”.

Ấy thế mà 45 năm sau, đôi khi lập lại cũng từ ngữ đó người ta lại cảm thấy “ngụy” không còn là cách nói miệt thị, không phải cứ “ngụy” là xấu mà trái lại nó tượng trưng cho điều gì đó tốt đẹp. Bằng chứng cụ thể, ngày nay có nhiều người ca ngợi… Bác sĩ Ngụy!

Chỉ mới đây thôi, một cuộc giải phẫu tách rời hai trẻ sơ sinh dính liền nhau từ trong bụng mẹ đã được dư luận, kể cả lề trái lẫn lề phải, bàn tán xôn xao. Có đến gần 100 y bác sĩ tham gia cuộc mổ mà trong đó người đứng đầu ê-kíp lại là một bác sĩ tuổi đã ngoài 70, được đào tạo từ thời còn “mồ ma” VNCH!

Cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi cùng bố mẹ trước khi mổ tách rời

Cũng vị bác sĩ quân y này năm 1988 đã là "nhạc trưởng" vì ông giữ vai trò phẫu thuật viên chính ca mổ tách cặp song sinh dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức với sự hỗ trợ thiết bị của Nhật Bản. Sự thành công của ông vang danh thế giới và được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness Thế giới năm 1991.

Dề cơm cháy!

Đoàn Xuân Thu

nhưỡVì thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa mì nên Tây nó ăn bánh mì. Vì thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước, nên ta ăn cơm.

Bánh mì bán ế, Tây đem nướng lại, già chút lửa, cắt thành lát, vô bọc bán. Mình mua về trét bơ, rắc đường cát trắng mịn lên, ăn giòn rụm hè.

Cơm của ta cũng vậy! Nấu cơm chín rồi chỉ cần già thêm một chút lửa là có ngay dề cơm cháy. Mình trét mỡ nước và tóp mỡ lên, rắc thêm chút đường cát trắng mịn, đút vô miệng nhai giòn rụm hè.

Mà nói tới cơm cháy thì tui lại nhớ tới thời đi lính ở Trường Bộ Binh Thủ Đức. Nhứt là 9 tuần đầu huấn nhục, Tân Khóa sinh. Cán bộ quân trường không cần biết đứa nào có cha mẹ giàu hay nghèo gì ráo trọi, tất cả đều phải đi ăn cơm nhà bàn.

TẢN MẠN BA TẦU