3/21/21

Quảng Châu vì sao được gọi là "Dương Thành"


Quảng Châu 廣州 vốn được xưng là “thành phố hoa viên quốc tế”, nằm gần đường Hồi quy (1), nhiệt độ trung bình hàng năm sai lệch rất ít. Quảng Châu khí hậu bốn mùa khí mát mẻ, trăm hoa đua nở, nhân đó mà có mĩ xưng là “Hoa Thành” 花成, nhưng Quảng Châu còn được mọi người gọi là “Dương Thành” 羊 城, tên gọi này khiến nhiều người bỏ công tìm hiểu, Quảng Châu với kinh tế mậu dịch lẽ nào còn có chăn nuôi dê?



Quảng Châu được gọi là “Dương Thành” đã có hơn 2000 năm lịch sử. Tương truyền vào thế kỉ thứ 9 trước công nguyên, Quảng Châu chỉ là một thành ấp nhỏ của Tây Chu, tên gọi là “Sở Đình” 楚庭. Cuối thời Tây Chu, vùng Quảng Châu liên tiếp bị tai hại, đất đai hoang phế, nông dân không có lấy một hạt gạo. Trời cao nghe thấy tiếng oán than của bách tính đầy đường, liền phái 5 vị tiên nhân cưỡi 5 con dê tiên ngũ sắc, đạp 5 đám mây lành xuống cứu. Tiên nhân làm phép, rảy nước cam lộ xuống nhân gian, mỗi con dê ngậm một bông lúa. Sau khi tiên nhân làm mưa đã đem 5 bông lúa ấy tặng cho nhân gian để mọi người vĩnh viễn không còn đói khát. Sau đó, 5 vị tiên nhân cưỡi mây mà đi, 5 con dê hoá thành đá lưu lại bên sườn núi ở Quảng Châu. Từ đó, Quảng Châu mưa thuận gió hoà, nhân dân cơm no áo ấm, trở thành nơi phì nhiêu sung túc của vùng Lĩnh Nam 岭南. Người dân có cuộc sống an lành, không quên ơn huệ của tiên nhân, họ đã xây dựng “Ngũ Tiên Quán” 五仙观 phụng thờ 5 vị tiên nhân, Quảng Châu cũng từ đó có những tên gọi khác là “Dương Thành” 羊城, “Ngũ Dương Thành” 五羊城, “Tuệ Thành” 穗城. (Thành phố con Dê, TP 5 con Dê, TP Bông lúa)

3/20/21

CHIẾC ĐÀN PIANO MÀU GỤ ĐỎ.


Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một “đơn đặt hàng” là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết: “Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà”.

Sự công hiệu của Lá xanh Barley ((Green Barley)

BS. Ðặng Vũ Thúy Ðoan

Barley, tên khoa học là Hordeum vulgare, được sách Trung Hoa gọi là Ðại Mạch , không phải là bo-bo.Hạt bo-bo chúng ta thường thấy trong chè sâm bổ lượng có tên khoa học là Coix lacryma-jobi, sách thuốc Tầu gọi là Ý dĩ, tiếng Anh gọi là Job's Tears, hay Coixseed.


Trong bài này, tác giả có nhắc đến chứng thống phong (Gouty Arthritis) mà khá nhiều người đàn ông VN bị chứng này hành hạ. Những người quan niệm "nam vô tửu như kỳ vô phong" hay chén thù chén tạc (nhất là thời gian trong quân ngũ) chừng vào tuổi trung niên hay bị Uric Acid quá nhiều trong mau', đóng thành crystal tại khớp xương nhất là ngón chân cái và gây đau nhức. Có người đã dùng bột Green Barley được khỏi đau.
Quyển sách "Green Leaves of Barley" do bác sĩ Mary Ruth Swoth và bác sĩ David Darbo viết, tôi may mắn được đọc nhờ mượn được từ bà cụ người Úc. Theo lời bà cụ thì ông cụ bị bệnh đường ruột (inflammatory bowel disease), đau bụng, đi cầu nhiều lần trong ngày, sụt ký. Thuốc do các bác sĩ cho không giúp được ông cụ. Thời may có người bạn cho bà cụ mượn quyển sách về Green Barley. Bà cụ cho biết ông cụ dùng Green Barley đã 10 tháng và nay thì cụ hoàn toàn khỏe mạnh, đã lên ký trở lại. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về Barley.

3/19/21

CÂU CHUYỆN ĐẪM NƯỚC MẮT TRONG KIỆT TÁC "ĐÔI BÀN TAY NGUYỆN CẦU" của Albrecht Dürer

Đường Trung Nguyên dịch.

Dẫn:
Albert lau những giọt nước mắt trên đôi gò má xanh xao, cậu nhìn mọi người khắp một lượt, rồi run rẩy áp đôi bàn tay của mình lên bên má phải và nghẹn ngào nói: “Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đã quá muộn rồi anh ạ. Anh nhìn đôi tay em này”…

✪ Chuyện kể rằng vào thế kỉ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần thành phố Nuremberg (tiếng Đức: Nürnberg) của nước Đức có một gia đình nghèo khó và rất đông con. Trụ cột trong gia đình – người cha là một thợ kim hoàn có tiếng thuộc dòng họ Albrecht. Ông phải làm việc quần quật suốt 18 tiếng một ngày, từ sáng sớm đến tối khuya trong nhà xưởng và đi làm thuê làm mướn bất cứ công việc gì cho người dân trong vùng để nuôi đàn con khôn lớn.

Mặc dù sống trong gia cảnh nghèo khó, nhưng hai cậu con trai đầu lòng nhà Albrecht luôn ấp ủ một ước mơ trở thành một nghệ sỹ tài ba. Tuy vậy chúng cũng hiểu rằng cha mình chẳng bao giờ có đủ tiền để chu cấp cho một trong hai đứa tới học tại trường nghệ thuật ở Nuremberg.

3/18/21

Lá số tử vi

Phạm Thành Châu

"Bạn tin có số mạng không". Người tin thì bảo "Giày dép còn có số, huống gì con người" Người không tin, quạt lại "Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không" Hay chỉ nói phét kiếm tiền"" Người tin với người không tin, cãi nhau, có ai chịu thua ai! Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không"

Ông nội tôi là người cựu trào. Sách chữ nho ông để đầy một tủ. Ông là người nghiện sách nên suốt ngày cầm quyển sách trên tay. Khi về hưu, ông tôi làm thầy thuốc nam, thuốc bắc kiêm cố vấn cho bà con chòm xóm trong các vụ quan, hôn, tang, tế. Ngay cả khi sinh con, họ cũng đến nhờ ông tôi một lá số để biết tương lai đứa bé ra sao" Dĩ nhiên con cháu trong nhà, ông tôi đều chấm cho mỗi người một lá số, hễ người nào gặp một biến cố gì lớn trong đời, ông tôi lại đem lá số đó ra chứng minh. Ngay cả bố tôi mất tích, ông tôi cũng đã phân tích sẵn trong lá số của bố tôi nhưng không nói ra trước mà thôi. Bố tôi là con út của ông tôi, tôi lại là con út của bố tôi, là đứa cháu nhỏ nhất trong gia đình nên trong nhà, tôi muốn gì được nấy. Thời Pháp thuộc, bố tôi làm "Jeunesse", là làm việc làng nhàng gì đó ở ty thanh niên, thể thao của thị xã. Đến thời kháng chiến chống Pháp, bố tôi theo kháng chiến và mất tích. Khi kháng chiến bùng nổ thì mọi người phải tiêu thổ và tản cư về vùng nông thôn, ít lâu sau chúng tôi hồi cư về lại thành phố. Đó là một thị trấn miền biển, cách Nha Trang không xa lắm. Khi lên trung học, tôi ra Nha Trang học đệ Nhị và đệ Nhất trường Võ Tánh, vì thị trấn tôi ở không có trường trung học đệ nhị cấp.

Buồn Trang Cáo Phó

Dạo:

Bao người thiên cổ ra đi,
Sao mình vẫn mãi sống lì dưới đây.
Cóc cuối tuần:

Buồn Trang Cáo Phó

Tần ngần lật từng trang cáo phó,
Xem tên mình có đó hay không,
Thẫn thờ khi đã đọc xong,
Mình còn, người mất, chạnh lòng xiết bao.

Thầm hổ thẹn mình sao chưa chết,
Vẫn miệt mài lê lết dưới đây,
Toi cơm tốn gạo mỗi ngày,
Sống vô tích sự, uổng thay khí trời.

Trong khi đó bao người đáng sống,
Vì số trời thoắt bỗng ra đi,
Bất ngờ, gấp gáp nhiều khi
Còn chưa kịp nói từ ly một lời.

Cơn đại dịch khắp nơi tàn phá,
Người theo nhau gục ngã đêm ngày,
Trên manh đất tạm dung này,
Cũng bao kẻ đã không may mãn phần.

Nhìn cáo phó, toàn thân lạnh ngắt,
Thương người vừa nhắm mắt xuôi tay,
Đơn côi cuối nẻo lưu đày,
Vật vờ trung ấm, lất lây mộ phần.

Công việc chốn dương trần còn đó,
Định mệnh sao bắt họ lên đường,
Tro tàn ủ đất tha phương,
Mộng xưa trải lối đoạn trường xót xa.

x

x x

Kìa cha mẹ tuổi già sức yếu,
Bao năm dài bận bịu vì con,
Niềm vui cuối kiếp chưa tròn,
Gập ghềnh thiên cổ, mỏi mòn lối chung.

Nọ người lính anh hùng thuở trước,
Đã âm thầm vì nước xông pha,
Góp xương máu giữ quê nhà,
Nay đành ôm hận làm ma xứ người.

Đấy là đấng trọn đời bươn chải,
Vì từ bi bác ái hy sinh,
Bỏ quên hạnh phúc riêng mình,
Giúp người bạc phước linh đinh không nhà.

Thương trai trẻ đường xa mới tỏ,
Mộng chưa thành đà bỏ dở dang,
Trong cơn hấp hối vội vàng,
Con tim hụt hẫng ngỡ ngàng héo hon.

Xót xa kẻ, đàn con nheo nhóc
Còn cần cha đùm bọc cưu mang,
Bỗng dưng gãy gánh giữa đàng,
Làm sao nhắm mắt cho đang phút này.

Xin Chúa Phật dang tay chờ đón
Những người đi đã trọn lối trần,
Và ban xuống vạn hồng ân,
Cho vong linh được vững chân qua đò.

x

x x

Lòng dẫu biết toàn do số mệnh,
Nhưng vẫn nghe buốt lạnh trong hồn.
Đời đà hút bóng hoàng hôn,
Còn chi đâu nữa mà nôn nao chờ.

Ngậm ngùi gấp lại tờ báo chợ,
Nợ đời này biết thuở nào xong.
Nhạt dần tiếng sóng biển Đông,
Cánh chim lưu lạc hết mong ngày về.

Trần Văn Lương
Cali, 3/2021