3/14/21

Covid: Mỹ và các đồng minh hứa một tỷ liều vaccine cho Đông Nam Á

13 tháng 3 2021
Hội nghị thưng đỉnh nhóm họp qua mạng hôm thứ Sáu, 12/3/2021, do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trì

Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã đồng ý cung cấp một tỷ liều vaccine chống virus Corona cho phần lớn châu Á vào cuối năm 2022.

Cam kết chung được đưa ra sau cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo của nhóm được gọi là Quad - một nhóm bốn quốc gia thành viên được thành lập vào năm 2007.

Các loại vaccine, mà dự kiến là sản phẩm Johnson & Johnson liều đơn, được chuẩn bị để sản xuất tại Ấn Độ.

'Ban đầu tập trung cho Đông Nam Á'

Mỹ nói "cam kết chung lớn" ban đầu sẽ tập trung vào việc cung cấp các liều thuốc cho Đông Nam Á.

3/13/21

Tam Nhân Đối Ẩm

Lá Thư Thụ Nhân

*
Tam Nhân Đối Ẩm

Anh Nguyễn Thanh Nhàn mến,

Nhận được thư anh là tôi trả lời liền. Trước hết, tôi cám ơn anh về một món nợ cũ : anh đã đến thăm anh Nguyễn Tường Cẩm lúc còn tỉnh. Trước khi đi, anh hỏi trên diễn đàn có ai muốn nhắn nhủ gì không ? Tôi nhờ anh hỏi Cẩm còn nhớ hay đã quên tôi. Anh cho biết là Cẩm gật đầu. Lúc sinh tiền, năm nào Cẩm cũng gửi cho tôi tấm thiệp xuân chụp cả đại gia đình, mỗi năm con cháu thêm đông.

Trong điện thư gửi trên Diễn Đàn bữa qua, anh nhắc lại hồi còn đi học, anh thấy tôi bên kia đường. Tôi chỉ là một học trò bình thường. Giá có phép thần thông, biết được tấm lòng của anh, tôi đã chạy sang để nói chuyện rồi.

Anh quê ở Mỏ Cầy, quê hương của mấy câu ca dao :

Bến Tre giàu mía Mỏ Cầy
Giàu nghêu Thanh Phú, giàu xoài Cái Mơn
Bình Đại biển cá sông tôm
Ba Tri ruộng muối, Giồng Trôm lúa vàng.

Nói như vậy để thấy anh là người chân thật. Anh lại có trí nhớ tuyệt vời. Anh kể giai thoại bầu cử Tổng Hội Sinh Viên giữa anh Hồ Văn Nhựt và tôi.

Cũng trong trí nhớ mênh mông của anh mới có câu chuyện tình cảm giữa anh và ‘‘một em gái học Văn khoa’’. Em Văn khoa hỏi anh xuất xứ bài thơ ‘‘Nguyệt Hạ Độc Chước’’ của Lý Bạch lúc anh chị ‘‘còn nằm trên giường’’.

Tôi có giỏi giang gì đâu. Chẳng qua tôi là người ngoài cuộc nên có ý kiến khách quan. Chỉ có vậy thôi. Anh hỏi thì tôi xin góp ý :

‘‘Trên giường’’ là không gian tình tứ, thơ mộng. Cô gái văn khoa chọn không gian này nói chuyện thơ chỉ là ‘‘tức cảnh sinh tình’’ mà thôi. Anh học CTKD. Cô nàng Văn khoa. Anh không trả lời được không có gì là đáng trách. Trong môn ‘‘Tu từ Văn thể’’, giáo sư có nói gì về Lý Bạch đâu. Chỉ vì không trả lời được mà anh tự cho mình là ‘‘một thứ lường gạt’’ là không đúng. Tôi thiết nghĩ người con gái Văn khoa yêu anh ở chỗ anh rất mực thành thực:

Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.

Nhận được thư anh, tôi bỏ cả bữa ăn tối, trả lời tức thì.

Nhân đọc lại bài thơ Lý Bạch, tôi chuyển thể lục bát, viết tặng riêng người bạn chân thật mà tôi quý mến : anh Nguyễn Thanh Nhàn.


























Chuyển thể lục bát :

Ngắm trăng bình rượu còn đầy
Vườn hoa thơm ngát mê say một mình
Hằng Nga cùng bóng với hình
Tam nhân nhấm nháp một bình rượu cay

Chị Hằng ở tận cung mây
Bóng không biết uống, ta say một mình
Cùng trăng ta kết nghĩa tình
Niềm vui xuân mới có mình có ta

Nghe ta hát khúc xuân ca
Hằng Nga không muốn lìa xa cõi trần
Ta say múa với cung đờn
Nhịp nhàng nhảy múa bóng vờn cung mây

Khi say bè bạn ngất ngây
Còn khi tỉnh giấc đông tây giao hòa
Tình thân mãi mãi chẳng nhòa
Thề non hẹn biển Thiên Hà gặp nhau.

dịch thơ (11/03/2021)

3/9/21

7 bài tập massage mặt từ Nhật Bản khiến bạn trẻ ra đến 7 tuổi

Khánh Linh
VietTimes – Tuổi tác ngày càng tăng khiến làn da cũng trở nên lão hóa theo thời gian. Các dấu hiệu lão hóa hình thành do quá trình sản xuất collagen và elastin yếu đi khiến làn da chảy xệ kém sức sống. Để giải quyết vấn đề này, một người Nhật Bản tên Chiyo Hayashi đã phát minh ra phương pháp massage Korugi nổi tiếng giúp cải thiện hệ tuần hoàn cơ mặt và khiến gương mặt thon gọn hơn.

Phương pháp này đem đến rất nhiều lợi ích cho làn da và cơ thể bạn. Các bài tập giúp loại bỏ sự mệt mỏi và quầng thâm mắt, làm cho khuôn mặt trông sáng hơn, tăng độ đàn hồi cho da và góp phần loại bỏ các nếp nhăn sâu. Bên cạnh đó, phương pháp còn giúp khuôn mặt thon gọn và tăng cường lưu thông máu khiến làn da tươi tắn và tràn đầy sức sống.

Hiểu biết về hiệu quả của thuốc chích ngừa/Get to grips with vaccine efficacy

3/8/21

PGS Nguyễn Thị Hiệp : Mang ý nghĩa của nghiên cứu khoa học vào đời sống

PGS-TS Nguyễn Thị Hiệp, trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh trên tạp chí Asian Scientist, ngày 13/11/2018. © Asian Scientist / Ảnh chụp màn hình

Năm 2019, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp được bình chọn là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á, theo tạp chí Asian Scientist của Singapore. Một năm trước, chị nằm trong số 14 nhà khoa học nữ xuất sắc dưới 40 tuổi được trao Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới 2018, nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO.

Một điểm chung trong những công trình nghiên cứu kỹ thuật y sinh của chị, lần lượt được nhận giải thưởng quốc tế từ năm 2016 đến 2019, là có tính ứng dụng cao, đóng góp nổi bật cho cộng đồng: keo kháng khuẩn giúp làm lành vết thương - một giải pháp sơ cứu hữu hiệu cho người sống xa bệnh viện; nghiên cứu những phát hiện mới của loại vật liệu Titanium trong ngành nha khoa phục hồi; giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hóa nhanh… và gần đây là sản phẩm Antiviral colloidal silver có thể phòng nhiễm virus trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, hiện được lưu hành trong nội bộ trường.

Gần 10 năm kể từ khi tốt nghiệp tiến sĩ về y học tái tạo ở Hàn Quốc và trở về nước năm 2012, chị có 107 công trình khoa học, khoảng 100 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước, đặc biệt là 4 bằng sáng chế.

Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/03/2021, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp, trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thêm về hành trình từ “ba không” - không tài trợ, không dự án, không máy móc - đến những thành công hiện nay.

*****
Nghe Âm thanh phần phỏng vấn:

3/7/21

CHUYỆN CHÚ CHIM HOẠ MI CÒI CỌC

Đỗ Duy Ngọc

Linh bắt gặp nó rất tình cờ khi một buổi sáng rảnh rỗi ghé chơi gian hàng của người bạn bán chim cảnh. Nó như một miếng thịt bèo nhèo, tai tái. Hai khoé mỏ còn vàng ươm, hai mắt chưa mở, chỉ là hai đốm đen. Cái cổ ngẳng, quẹo một bên, thỉnh thoảng lại cố vươn lên, ngáp ngáp như người khó thở. Hai cái cánh bé xíu, cặp chân cũng nhỏ tí, co quắp lâu lâu lại giật giật như người mắc bệnh kinh phong.

Cả thân hình trơ trụi, lông chưa lún phún. Nó nằm trong thùng giấy, trên mấy cọng rơm khoanh vội, rải thêm mấy giấy vụn. Lại gần nghe mùi thum thủm của phân. Có cảm tưởng như nó đang đói, cái mỏ cứ mở ra, nhưng chắc không thấy gì, khép lại sau cái giẫy. Bỗng dưng Linh thấy nó tội quá, anh quay qua hỏi tay chủ tiệm:

- Con chim gì ghê thế?

- À! Hoạ mi con. Mới vào từ Lạng Sơn một ổ mấy con, người ta lựa hết

còn mình nó.

- Trông nó èo uột quá

- Ừ! Chắc không sống nổi đêm nay.