12/15/20

Quả bơ


Bơ là loại quả quen thuộc đối với hầu hết người Việt. 

1. Một trong những quả “dai dẳng” nhất.
Bơ có thể giữ trên cây tận 18 tháng. Đến lúc đó, nó cũng sẽ chưa chín cho đến lúc bạn hái xuống. Hơn nữa, khi được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, trong vòng 3 tháng hương vị của bơ sẽ được giữ nguyên như lúc ban đầu.

2. Giàu hàm lượng muối khoáng Kali nhất.
Một quả bơ chứa 1067mg Kali và nó chính là loại thực phẩm giàu kali nhất. Một nghiên cứu xuất bản năm 2013 đã mô tả những lợi ích của việc tiêu thụ quả bơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Nói chung các nhà nghiên cứu thấy rằng ăn bơ sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bổ túc được nhiều chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

3. Biểu tượng của tình yêu và sinh sản.
Có khoảng 1062 giống bơ được phát hiện trên toàn thế giới. Và trung bình mỗi cây hằng năm sẽ cho ra 500 quả. Ở các đồn điền Tây Nguyên và miền Nam, sản lượng mỗi cây có thể cho ra 1 tạ quả. Bơ là loại cây cực sai trái và nhiều giống.
Người Aztec quan sát, bơ luôn mọc thành từng cặp nên họ xem chúng là biểu tượng của tình yêu và sinh sản. Giờ đây, không ít người Mỹ và Mexico vẫn còn lưu giữ quan niệm này, tặng nhau những quả bơ ở các vùng quê không phải là điều hiếm lạ.

4. Ăn như món tráng miệng.
Ở Brazil, người dân rất thích ăn bơ với kem, sữa, chess để tráng miệng. Nó đã trở thành truyền thống độc đáo ở đây. Vì theo họ quả bơ có hương vị thật hấp dẫn.

Ngoài ra, bơ còn được biết đến phổ biến với 10 lợi ích tuyệt vời khác như:
- Bơ chứa đầy chất dinh dưỡng và được gọi là “nữ hoàng” của thực phẩm.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bơ có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tim.
- Bơ không gây béo mà còn có tác dụng giảm cân.
- Chống ung thư.
- Bảo vệ da và mắt.
- Kiểm soát huyết áp.
- Ngăn ngừa bệnh tật một cách tuyệt vời.
- Tăng cường sức khỏe thai nhi.
- Giảm đau.
- Giảm trầm cảm.

theo dinhduongonline

Kỳ thị chủng tộc trong bóng đá không còn chuyện ngoài lề sân cỏ

Anh Vũ - RFI ngày 13.12.2020



Cầu thủ PSG và Basaksehir Istanbul cùng tổ trọng tài quỳ gối biểu thị phản đối kỳ thị chủng tộc trước trận đấu lại hôm 09/12/2020 trên sân Parc des Princes, Paris, Pháp. REUTERS - XAVIER LAINE

Tuần qua, vòng loại Cúp C1, Champions League đã khép lại với những trận đấu cuối cùng hấp dẫn. Nhưng dư luận bóng đá chú ý nhiều nhất không phải là chất lượng chuyên môn mà là trận đấu tối thứ Ba giữa câu lạc bộ Paris Saint-Germain và Basaksehir Istanbul trên sân Parc des Prance bị hủy sau ít phút khai cuộc vì những phát ngôn kỳ thị chủng tộc nhằm vào một lãnh đạo câu lạc bộ đại diện cho bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ.


Trận đấu diễn ra không khán giả, hành vi kỳ thị chủng tộc lần này không xuất phát từ khán đài mà từ tổ trọng tài điều khiển trận đấu, ông trợ lý trọng tài người Rumani. Các cầu thủ hai đội quyết định rời sân, không thi đấu để phản đối. Ban tổ chức buộc phải cho rời trận đấu sang ngày hôm sau với một hình ảnh chưa từng có ở giải đấu lớn nhất châu Âu : Các cầu thủ của PSG và Istanbul Basaksehir và các trọng tài điều khiển trận đấu cùng quỳ gối xuống đất trước khi khai cuộc, một cách để nói không với kỳ thị chủng tộc sau sự cố tối hôm thứ Ba.

Trở lại với sự việc hôm trước. Đó là vào phút thứ 4 của trận, Pierre Achille Webo, cựu cầu thủ quốc tế người Camerun hiện là thành viên lãnh đạo của câu lạc bộ Thổ Nhĩ Kỳ, phản ứng với một pha phạm lỗi trên sân. Ông trợ lý trọng tài người Rumani, Sebastian Condescu sau đó đã phản ứng bằng cách thốt ra từ « negro - mọi đen » miệt thị ông Webo. Một cảnh tượng hỗn loạn xuất hiện bên lề sân cỏ. Trọng tài Sebastian Coltescu cố gắng giải thích ông dùng tiếng Rumani « negru » tức da đen mà theo ông không có hàm ý gì kỳ thị chủng tộc. Sau 10 phút cãi lộn nhau, hai đội bóng quyết định rời sân vào phòng nghỉ. Sau đó trận đấu bị dừng lại vì các cầu thủ không chấp nhận thi đấu khi có mặt ông trọng tài liên quan đến sự cố. Đây là một quyết định chưa từng xảy ra ở các trận đấu trong giải Champions League.
......

Nghe phần âm thanh:


12/14/20

Kathrine Tai: Biểu tượng cứng rắn của thương mại Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Tú Anh - RFI ngày 14.12.2020


Thứ Hai 14/12/2020,tại Hoa Kỳ, đại cử tri đoàn chính thức hóa kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Trong số những nhân vật đã được tổng thống thứ 46 chọn vào chính quyền, có một phụ nữ được báo chí Mỹ nhiệt liệt khen ngợi: Bà Katherine Tai (Đới Kỳ), chuyên gia thương mại quốc tế, gốc Đài Loan, sẽ điều hành chính sách ngoại thương. Một tín hiệu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh, theo nhận định của giới quan sát.


Một khi được Thượng Viện Mỹ chấp thuận, Katherine Tai ( Đới Kỳ), 45 tuổi, sẽ thay thế Robert Lighthizer ở chức vụ đại diện Thương Mại Mỹ, do Donald Trump bổ nhiệm từ năm 2017. Quyết định này mang ý nghĩa gì ? Katherine Tai bản lĩnh như thế nào ?

12/11/20

Tượng Bùn - 泥 像

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
Tưởng rằng tượng đất đã chìm,
Lang thang khắp nẻo kiếm tìm uổng công.
Cóc cuối tuần:

泥 像


泥 像 落 江 中,
須 臾 不 見 蹤.
薄 舟 逢 巨 浪,
炎 日 炕 憔 容.
鬼 魅 終 由 鏡,
家 珍 永 在 胸.
歸 叢 林 忽 懂,
像 總 未 離 宮.

陳 文 良

12/10/20

Xã hội Nhật Bản được kêu gọi thức tỉnh trước nạn kỳ thị màu da

Mai Vân RFI ngày 10.12.2020
Vô địch quần vợt trẻ Naomi Osaka, với tên George Floyd, chết do cảnh sát hành hung, trên khẩu trang lúc bước vào sân thi đấu. tranh giải US Open, tháng 9/2020. MATTHEW STOCKMAN GETTY IMAGES NORTH AMERICA/AFP/File

Từ khi được phát hành vào cuối tháng 11/2020, một video quảng cáo của hãng thể thao Mỹ Nike, tố cáo nạn kỳ thị chủng tộc ở Nhật Bản với sự góp mặt thoáng qua của nữ vô địch quần vợt Nhật Bản Naomi Osaka, đã thu hút được hơn 20 triệu lượt người xem. Clip video chỉ dài 2 phút này đã thu hút nhiều lời nhiệt tình ủng hộ, nhưng cũng gặp không ít phản ứng phẫn nộ vì bị cho là "tấn công vào phẩm giá của Nhật Bản”.

Với mục tiêu là mở ra một cuộc tranh luận về nạn kỳ thị chủng tộc có thực tại Nhật Bản nhưng thường bị làm ngơ, Naomi Osaka và nhà tài trợ Nike của cô kể như đã thành công.

Đối với tuần báo Pháp Courrier International, khi tung ra đoan video quảng cáo kể trên, hãng Nike đã làm dấy lên trở lại cuộc tranh luận gần như là muôn thuở là Nhật Bản có phân biệt chủng tộc không?

Đoạn video dù ngắn nhưng đã nêu bật những vấn đề về bản sắc đang khuấy động xã hội Nhật Bản: tâm lý coi thường phụ nữ, thái độ kỳ thị đối với con cái những người Hàn Quốc di cư qua Nhật trước đây. những người nhập cư vào Nhật Bản, hoặc sự phân biệt đối xử nhắm vào người lai, như Naomi Osaka chẳng hạn, có cha là người Haiti và mẹ là người Nhật.

Đoạn video nhấn mạnh: “Khi nào chúng tôi mới thấy một thế giới trong đó mọi người có thể yên ổn sống với bản sắc của mình? Chúng tôi không thể đứng yên chờ đợi điều này xảy ra. Chúng tôi phải tiếp tục hành động. Và thay đổi tương lai. Các người sẽ không ngăn cản được chúng tôi".

RCEP : Trung Quốc « ngáng đường » Hoa Kỳ trở lại châu Á ?

Minh Anh RFI ngày 10.12.2020

Ở đâu Donald Trump bỏ trống, thì ở đó Tập Cận Bình len vào. Ngày 15/11/2020, Trung Quốc cùng 14 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) tại Hà Nội. Theo giới quan sát, với công cụ thương mại chưa từng có này, Bắc Kinh sẽ còn gia tăng mạnh mẽ ảnh hưởng của mình tại châu Á. Làm thế nào cản đà tiến của Trung Quốc ? Đây sẽ là một thách thức nan giải cho chính quyền Mỹ tương lai.


RCEP : Châu Á, « tâm lực hấp dẫn »

Covid-19 bị đánh bại, tăng trưởng quay trở lại, Trung Quốc khẳng định rõ là một cường quốc. Mười bốn nước châu Á – Thái Bình Dương bao gồm 10 nước khối ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand, dưới sự chủ trì của Trung Quốc đã ký kết hiệp định tự do mậu dịch RCEP.

Đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do mậu dịch lớn nhất thế giới từ trước đến nay, tập trung 30% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu. Một « nhà xưởng châu Á » tương lai, theo như cách ví von của nhiều nhà quan sát. Bởi vì, thỏa thuận này sẽ cho phép thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phân chia khu vực các dây chuyền sản xuất.

Theo ước tính của nhiều nhà kinh tế, văn bản dự kiến giảm các mức thuế quan (đến 90%), được áp dụng cho những sản phẩm trao đổi giữa các nước tham gia ký kết, sẽ cho phép GDP của mỗi nước tăng thêm 0,2%. Và một khi văn bản có hiệu lực Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi nhiều hơn cả, tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc.
.......

 Nghe Phần âm thanh: