11/23/20
11/21/20
MỘT MẢNH ĐỜI CỦA NHÀ THƠ HỒ DZẾNH
TRẦN MỘNG TÚ
Hình gia đình Hồ Dzếnh và một người bạn |
Chiều qua trăng ngã xuống hồ
Bầy sao nghịch ngợm đổ xô xuống tìm
Trên không có mấy con chim
Vội vàng đâm bổ đi tìm bóng trăng. (Vội Vàng- TTP)
Lá thư của chú Dzếnh, tôi không được đọc, chỉ nghe Ba nói là một lá thư với lời lẽ hết sức lễ phép, xin phép anh chị cho em được thay anh Phương vào làm em anh chị trong gia đình. Ba tôi vốn sẵn hiền lành, nên đọc thư cảm động đến ngồi ngây người ra, không biết trả lời sao cho xứng với lá thư đó.
TÀN THU
Tàn Thu
Ngày tàn thu lạnh tràn lên phố xá
Nắng buồn thiu! Gió thả lá đầy sân
Nỗi đầy, vơi chia hai lối xa, gần
Xa: cố quận. Gần: đất người, xứ lạ!
Như dòng sông trở mình chia hai ngả
Đường viễn phương, chân mỏi bước độc hành
Nửa vòng quay trái đất...xa xôi quá!
Nên rưng rưng, hồn vọng tưởng ngày xanh.
Dấu thời gian in tuổi đời lên trán
Tóc sương phai. Khóe mắt vẽ chân chim
Ngẫm lại đời thêm héo hắt buồng tim
Ngày trống vắng, đêm trông chờ mau sáng!
Lá nghiêng chao theo từng cơn gió thoảng
Chiều mông lung trải sương phủ cây cành
Trời nhuốm màu viên tịch giữa tầng xanh
cho người đứng thả hồn vào cõi mộng.
Trời thu lắng mà sao lòng dao động!?
Nghe đâu đây quá khứ lại chuyển mình
Trên giai điệu của nhạc đời trầm, bổng
kỷ niệm về theo cơn lốc cuồng sinh.
Hành trang nặng khi hoàng hôn, bóng xế
Buổi tàn thu bóng tối chập chùng buông
Trăng hoài cổ nghiêng soi hồn tư lự
Tự hỏi sao nhân thế "túy giả đồng"!? (*)
HUY VĂN
(*) Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng
Người tỉnh không nhiều, người say vô số
SA HÀNH ĐOẢN- Thơ Cao Bá Quát
Ngày tàn thu lạnh tràn lên phố xá
Nắng buồn thiu! Gió thả lá đầy sân
Nỗi đầy, vơi chia hai lối xa, gần
Xa: cố quận. Gần: đất người, xứ lạ!
Như dòng sông trở mình chia hai ngả
Đường viễn phương, chân mỏi bước độc hành
Nửa vòng quay trái đất...xa xôi quá!
Nên rưng rưng, hồn vọng tưởng ngày xanh.
Dấu thời gian in tuổi đời lên trán
Tóc sương phai. Khóe mắt vẽ chân chim
Ngẫm lại đời thêm héo hắt buồng tim
Ngày trống vắng, đêm trông chờ mau sáng!
Lá nghiêng chao theo từng cơn gió thoảng
Chiều mông lung trải sương phủ cây cành
Trời nhuốm màu viên tịch giữa tầng xanh
cho người đứng thả hồn vào cõi mộng.
Trời thu lắng mà sao lòng dao động!?
Nghe đâu đây quá khứ lại chuyển mình
Trên giai điệu của nhạc đời trầm, bổng
kỷ niệm về theo cơn lốc cuồng sinh.
Hành trang nặng khi hoàng hôn, bóng xế
Buổi tàn thu bóng tối chập chùng buông
Trăng hoài cổ nghiêng soi hồn tư lự
Tự hỏi sao nhân thế "túy giả đồng"!? (*)
HUY VĂN
(*) Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng
Người tỉnh không nhiều, người say vô số
SA HÀNH ĐOẢN- Thơ Cao Bá Quát
THẰNG NGỐC
Tác giả: Đinh Công Bình
Thật ra, nó có tên do cha mẹ đặt thật đẹp. Phạm Bảo Long, con rồng quý của bố nó. Nhưng cho tới bây giờ, cái tên mà nó được người ta gọi nhiều nhất lại không phải là Long. Thay vào đó, nó đã trải qua rất nhiều tên khác nhau mà người ta đặt ra để gọi nó: Ngu, Ngốc, Mát, Tưng Tửng, Khờ, v.v…
Chẳng hiểu tại sao người ta sàng đi, sàng lại rồi ngừng ở chữ Ngốc! Ngay cả anh chị của nó cũng gọi nó là ngốc. Trong một lần bốc đồng, thằng Lân, anh nó, đã láo lếu đổi chữ “Bảo” trong tên đệm của nó thành chữ “Ngoc”, thế là nó trở thành Phạm (Ngoc) Long! Vài năm trôi qua, tiếng Việt của thằng Lân khá hơn, nên đã “đội mũ”, “đeo kiếm” để “Ngoc” chính thức trở thành “Ngốc”. Ông bà Phan, bố mẹ nó, mặc dầu cố tránh nhưng vì quen tai, lâu lâu cũng gọi nó là Ngốc.
11/20/20
Nhà vệ sinh: Những cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống hàng tỉ người
Đại tiểu tiện là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên câu chuyện xưa như Trái đất này lại không hề đơn giản với hàng tỉ con người. Gần một phần ba nhân loại không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Chưa kể vấn đề nhà vệ sinh không sạch, không an toàn. Kể từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức coi ngày 19/11 hàng năm là Ngày Nhà vệ sinh Quốc tế. Mục tiêu của LHQ là tới 2030 toàn nhân loại đều được hưởng quyền sử dụng nhà vệ sinh sạch hàng ngày.
Từ hàng nghìn năm nay, mỗi nền văn minh trong quá trình phát triển đều tìm kiếm các phương thức xử lý chất thải đại tiểu tiện, đặc biệt đối với các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cho đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, việc đi đại tiện trong môi trường thiên nhiên là điều phổ biến. Ngay tại châu Âu, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, không hiếm khách bộ hành thỏa mãn nhu cầu ngay trên đường phố. Trong gia đình, giới quý tộc, thị dân sử dụng bô để đi vệ sinh. Kể từ khi kỹ sư người Anh Joseph Bramah phát minh ra bồn cầu water-closets (WC) vào cuối thế kỷ XVIII, phương tiện này đã bắt đầu được nhân rộng khắp nơi. Trong thế kỷ XX, tại các đô thị lớn, người ta xây dựng các hệ thống cống ngầm để đưa chất thải bài tiết ra xa khỏi các khu vực trung tâm. Hiện tại, đối với hàng tỉ người tại các nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển, bồn cầu, hố xí giật nước đã trở thành tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu.
....
Nghe phần âm thanh:
Subscribe to:
Posts (Atom)