5/25/19

Trước mắt

Chủ nhật Mother' Day vừa qua, đi dự "Ngày lễ mẹ" về, tôi thấy trước cửa nhà có một tờ giấy nhỏ, mở ra xem," Lòng tin là con đường đến Thiên Đàng". Hai chữ Thiên Đàng khiến tôi nhớ lại một câu chuyện mẹ tôi kể lúc tôi còn nhỏ.

Một cô giáo dạy tiểu học, là Phật tử rất chuyên cần, thường giảng dạy pháp lý nhà Phật trong lớp học. Một hôm cô giáo nói về nỗi khủng khiếp của Địa Ngục, rồi hỏi:
" Em nào muốn xuống Địa Ngục, đưa tay lên."
Không có em nào đưa tay, cô giáo cảm thấy rất vui.
Tiếp theo, cô giáo nói về vẻ đẹp của Thiên Đàng và sự tốt lành của Cực Lạc Thế Giới, rồi hỏi:
" Em nào muốn lên Thiên Đàng, đưa tay lên."
Hầu hết các em đều đưa tay, chỉ có một em đang lặng lẽ suy nghĩ ở cuối lớp không đưa tay.

Trăn trở tháng Tư

Chuyện tháng tư nhiều đêm thức giấc
Nhớ phận mình cứ ngỡ ác mơ
Triệu hùng binh phút giây tan mất
Lệnh hàng ban xuống thật khó ngờ…

Thuộc cấp nhìn ta mắt ngỡ ngàng
Trời đang trưa nắng kéo mây sang
Giọt mưa trái tiết trưa đầu hạ
Khóc cho trời Nam chịu tóc tang

Vĩnh Biệt Thâm Tình

Ngày nào cũng mở phone xem thư
Không ngóng không trông không đợi chờ
Chẳng có thư nhà lòng thấy nhẹ
Biết chị mình chưa bỏ trần nhơ !!

Trưa nay đang bước đi ngoài chợ
Tự dưng mắt mái mở phone xem
Nhìn tên người gởi không cần đọc
Vẫn biết tin buồn chị báo em…

Mấy lần lên Sài Gòn khám bệnh
Về nhà trở mệt cũng mấy lần
Tuần rồi chị mệt rồi bất tỉnh
Chở đi cứu cấp chị tỉnh dần…

5/21/19

Xuân viếng Lâm Tì Ni tự, tưởng nhớ Trúc Lâm đầu đà, Kỷ Hợi 2019

Ảnh trên Internet
Tết này, rằm tháng Giâng, SR có về Đà Lạt, viếng 10 kiểng chùa, trong đó có 3 ngôi chùa tổ, cầu an cho gia đình và các bạn hiền một năm thân tâm an lạc. Kiểng chùa dành riêng để đi sau cùng là Lâm Tì Ni tự.
Lâm Tì Ni tự là một ngôi chùa nhỏ, khuôn viên khoảng 2.000 m2, xanh tươi cây cảnh, luôn luôn thanh vắng vì không tiếp khách thập phương, không có thùng phước sương. Kiến trúc chùa theo kiểu chùa làng quê, cũ kỹ rêu phong. Chùa chỉ có 1 thầy và 2 tiểu. Trước sân có tượng Quán Thế Âm đứng cạnh 1 hồ sen nhỏ và 1 cây bồ đề.. Bên hông chùa là vườn trúc trong có 1 tượng thiền sư bằng gỗ tĩnh tọa. Sau chùa là một gian nhà 3 gian ở và tiếp khách của thầy trò. Trong chánh điện có tượng A di đà, 2 bên là bàn thờ Địa Tạng Vương bồ tát và Quán Thế Âm, ngăn cách với khách bằng một quầy bằng gỗ, để cách ly các tiểu tụng kinh bên trong. Bên phải chánh điện là phòng thờ Đạt Ma tổ sư thứ nhất Phật giáo Trung hoa (cũng là của Việt Nam). Khách đến hành lễ, muốn đứng quỳ tùy ý, không nhang đèn, không đánh trống, dộng chuông. Khôn gian hoàn toàn tĩnh lặng.
SR ra khỏi chùa khi trăng vừa lên khỏi vườn trúc, lần tràng hạt niệm đức Phật hoàng Trần Nhân Tôn, nhớ bài kệ của Ngài, tức cảnh sinh tình. Nay chép lại tặng nhà thơ Hoàng Kim Long, bạn thân Võ Thành Xuân và các bạn hiền quý mến.

Xuân viếng Lâm Tì Ni tự
Kiếp sống này ngắn như hơi thở
Cuộc đời tan hợp tựa sương bay
Nhưng trăng vẫn sáng như trăng sáng
Như hoa nở rộ giữa vườn mây

Hãy mở lòng ra, hãy yêu đi
Dù đà bảy, tám, hay chín mươi
Yêu mãi đến khi còn yêu được
Thiên đàng địa giới vẫn xanh tươi

Tâm cảnh an nhiên xa thiền viện
Trên cao chim đậu một cành thông
Bước thẳng bước nghiêng quanh vườn trúc
Ao sen phẳng lặng Quán Thế Âm.
LYSA

BỐN NỔI KHỔ LỚN CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI

Đời người tựa như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất…



Không có vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực. (Ảnh: Internet)

1. Bốn cái khổ của đời người

Một là nhìn không thông: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.

Hai là luyến tiếc: Luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.

Ba là không thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.

Bốn là không thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.

Bạn đã hiểu rồi, vậy bạn có muốn thay đổi hay không?

……….

Eulogy