5/3/18

Tôi và Sài Gòn

Đỗ Duy Ngọc

Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy. Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ không còn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.

4/29/18

CÁCH CHO NHÂN ÁI

ThaiNC
Sau khi vượt biển an toàn và tỵ nạn tại Thailand khoảng 6 tháng, tôi được nước Mỹ chấp thuận cho định cư. Lộ trình chuyến bay từ Bangkok đến San Francisco Hoa kỳ sẽ quá cảnh ở Tokyo, Nhật Bản.
Chuyện sau đây xảy ra khi đoàn chúng tôi già trẻ lớn bé… gần một trăm người tỵ nạn aó quần sốc xếch ngồi chờ 3 tiếng ở phi trường Tokyo đợi chuyển chuyến bay đi đến miền đất hứa.

Thời gian khá lâu nên bắt đầu cảm thấy đói. Tôi và vài người nữa trong đoàn bèn tới một gian hàng nhỏ bán bánh mì ngay trong phi trường để mua.

Lúc trả tiền, người bán hỏi có phải Vietnamese refugees?

Tôi trả lời phải.

Họ nói khỏi trả tiền, lại còn tặng thêm mỗi người một lon nước.
Tôi trở về chỗ ngồi chưa kịp thưởng thức đã thấy hai người vợ chồng chủ tiệm khệ nệ khiêng ra một khay đầy bánh mì kẹp thịt và một bình nước lọc với ly giấy tới chỗ những người tỵ nạn đang ngồi tặng cả đoàn.

Khi đưa bánh thấy trong đoàn có một bé sơ sinh, họ bèn cho người đi mua thêm bình sữa.
Hình ảnh làm tôi nhớ mãi là có một bà cụ trong đoàn vì cảm kích lòng tốt của hai người chủ tiệm, bà theo lối Việt Nam cúi đầu chắp tay xá cám ơn thật sâu.

Hai vợ chồng họ bèn nghiêm trang đứng và cùng cúi đầu trước bà cụ xá lại để trả lễ.

Tôi khi đó vẫn còn nhỏ nên hơi ngạc nhiên về thái độ lịch sự của họ.

Càng lớn lên tôi mới hiểu không dễ gì có một tấm lòng như vậy.

Hai người này tuy là người cho, nhưng họ vẫn có tấm lòng kính trọng với người nhận. Một cái cho nhân ái, vô vị lợi, không phải là cái cho bố thí của một anh nhà giàu với một người ăn xin trên hè phố.

Mấy chục miếng bánh mì chắc không phải món tiền lớn đối với họ, nhưng vẫn là một số tiền đáng kể họ phải bỏ công làm mới có.

Họ biết rằng những người Việt tỵ nạn này vài tiếng nữa thôi sẽ đi về những miền xa xôi và chắc sẽ không có cơ hội gặp lại…

nhưng họ vẫn sẵn lòng giúp đỡ không hề nghĩ đến sự đền đáp.
Một lần nữa, dù rất muộn màng, xin nghiêng mình cảm tạ tấm lòng nhân ái của đôi vợ chồng người Nhật tại phi trường Tokyo năm nào./.
(A true story)  ThaiNC

NỖI ĐAU KHÔN NGUÔI

Thi Phương

Ngày thứ hai này, những  người Việt tha hương mất nước lại sẽ có dịp kỷ niệm Ngày Quốc Hận 30-4. Lần thứ 43.

Nhắc đến Ngày Quốc Hận này chúng ta cũng cần nhớ tới Ngày Quốc Hận trước đó, 20-7-1954, sau khi Pháp thất trận trước Việt Minh tại Điện Biên Phủ (Lai Châu), Hội nghị Genève đạt đến hiệp định chấm dứt chế độ thực dân của Pháp tại Việt Nam bằng sự chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị). Trong hiệp định này, người dân Việt Nam, chính phủ của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm hầu như không có tiếng nói. Chỉ cứ thế chấp hành. Gần một triệu người miền bắc thoát được vào miền nam cho dù những người cộng sản ở Hà Nội đã tìm đủ cách ngăn chận quyền di cư của người dân theo hiệp định này. Bài hát “Về Miền Nam” của Trọng Khương nay nghe lại vẫn ngập tràn nỗi niềm xúc động khi nhớ lại một thời những chiếc tàu há mõm đưa lên bờ hàng ngàn người di cư. Tiếc thay sau đó bài hát này tuy không hẳn đi vào quên lãng của người Miền Nam, của di dân từ Miền Bắc, nhưng lại không đủ mạnh để làm thành một mặt trận đoàn kết dân tộc quyết tử với địch trong những thời điểm thử thách nhất. Sự thật, trong động thái của chúng ta trong những năm 1973-75 hầu như phần lớn đã không thấy trước một Ngày Quốc Hận nữa đang đến!

4/28/18

KHA TƯ GIÁO. Người Không Nhận Tội

Xin bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên góc phải để mở lớn

MÙA KIẾP NẠN

Có ngày nào không là ngày Quốc Hận?!
Có đêm nào không nhớ lúc tan đàn!
43 năm! Cảnh Nước mất, Nhà tan
luôn ray rứt trong lòng người xa xứ! ..

Vai quang gánh, chân mỏi mòn lữ thứ
Bến lưu vong, khách mãi đợi con thuyền
Đất, Trời còn rấm rứt cuộc truân chuyên
Thương quê Mẹ điêu linh trong cuộc sống.

Bao dâu bể vẫn chưa nguôi hy vọng
Một ngày vui trong mắt lệ đoàn viên
Bến bờ xa nối sông núi ba miền
Thành một dãi non sông mùa thạnh trị.

Dẫu sông núi lạc vào tay ngạ quỷ
Vẫn còn đây hồn thiêng của Cha, Ông
Những người con của nòi giống Lạc Hồng
đem xương máu làm đê ngăn hiểm họa.

Xưa cung kiếm dấn thân vì chí cả
Bóng chinh y trải một gánh tang bồng
Nay nhật nguyệt từ trời xa, đất lạ
trỗi điệu Hời khóc Tử Sĩ trận vong.

Nén hương thắp muộn mùa kiếp nạn
Thay tiếng lòng tưởng niệm thuở chi binh
Chung thiên cổ xin mời nhau cùng cạn
Nghĩa đệ huynh ngàn năm mãi thắm tình.

HUY VĂN

Những kịch bản không đoạn kết–Em không còn trẻ nữa.

Trích Bản Tin số 26