10/3/10

Bình đẳng chính trị Đông-Tây sau 20 năm thống nhất nước Đức

Cổng Brandenburg - Berlin, ngày 03/10/2010
Cổng Brandenburg - Berlin, ngày 03/10/2010
Ảnh: REUTERS
Đức Tâm
Hôm nay, người dân Đức kỷ niệm 20 năm, ngày thống nhất đất nước. Trong hai thập niên qua, nước Đức đã chi ra hàng tỷ euro để phát triển khu vực phía Đông. Tuy nhiên, trên phương diện chính trị, ngoại trừ trường hợp thủ tướng Angela Merkel, người gốc Đông Đức vẫn vắng bóng trong các vị trí cao cấp của chính quyền. Theo giới quan sát, 20 năm là quá ngắn để có thể xuất hiện một thế hệ chính trị gia mới có gốc Đông Đức. Sau đây là phân tích của tiến sĩ Âu Dương Thệ, từ Dortmund, Đức.

10/1/10

Đòn Xâm Lược Bẩn của Trung Cộng.

Vũ Cao Đàm

Giới thiệu vài dòng tiểu sử của GS. Vũ Cao Đàm:

!cid_2_1684637396@web125002_mail_ne1_yahoo

"... Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa.

Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch.

Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay.

9/16/10

Đại hội 11 đi về đâu và phục vụ ai ?

pDC&PT - Thời Sự 2010



Nhân dịp trước Hội nghị Trung ương 13
Đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng:

Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế ?

* Kéo dài „thời kì quá độ“ là tiếp tục đêm dài của bạo lực và đàn áp !
* Giành độc quyền cho Doanh nghiệp nhà nước là khuyến khích tham nhũng lên ngôi vua !
* Nguy cơ mất nước vì tâm lí tự ti và thái độ hèn nhát cúi đầu cầu vinh của nhóm lãnh đạo !
* Mọi tệ trạng văn hóa-xã hội và vấn nạn mất nước có thủ phạm là nhóm lãnh đạo vô đức,
bất tài đang núp dưới bóng đảng độc tài !


Âu Dương Thệ

8/27/10

Di sản của GS Đặng Phong

Mai Kim Đỉnh

Kinh tế gia nghỉ hưu tại London
Trước tin Giáo sư Đặng Phong qua đời, kinh tế gia Mai Kim Đỉnh trò chuyện với BBC cảm nhận của ông về giáo sư Đặng Phong:
GS Đặng Phong
"GS Đặng Phong đã tìm đến kho tàng vô giá đồ sộ mà chính quyền Sài Gòn chưa kịp triển khai"
Với giáo sư Đặng Phong chúng tôi vẫn gọi nhau là anh em, và tôi biết ông từ khi ông còn làm ở Viện kinh tế Việt Nam, nơi ông là kinh tế gia chuyên biên khảo lịch sử kinh tế.

8/20/10

VỀ NHÀ GIỖ CHA

Pensée-đàlạt

„Mới đó mà cha mất đã tròn một năm „!.

Hai chữ „Cha mất“ vang lên trong đầu nghe sao còn lạ quá, chưa quen, như thể là lầm lẫn... Đến lúc đặt chân vào nhà, mọi khi là tiếng nói của cha vang lên mừng rỡ thấy từng đứa con ở xa trở về - còn bây giờ là sự trống vắng, trơ chiếc giường cha đã nằm hai năm bệnh nặng, lên gác, nhìn ảnh cha trên bàn thờ, chỉ còn là một bức ảnh cuối cùng chụp lúc cha còn khỏe, mùi khói hương lan tỏa, đĩa trái cây ..., đến khi cắm ba nén nhang vào chiếc bình nhỏ đặt trước ảnh của cha thì nước mắt tôi ứa ra, tràn trề... „ Cha ơi !„.
Cha đã không còn trên đời này và tôi sẽ chẳng khi nào thấy lại cha của mình nữa.

8/18/10

Trung Quốc 'xin đừng vội kiêu'

(nguồn: BBC)

Bên cạnh các bài khá mạnh mẽ công kích Hoa Kỳ hoặc răn đe một liên minh của các nước quanh Biển Đông, hiện cũng có các ý kiến tại Trung Quốc cho rằng nước này cần nhìn lại mình khiêm tốn hơn.