Phong vũ trúc
Theo quan niệm của người Đông phương trúc biểu tượng cho tiết tháo cương trực, bất khuất của người quân tử. Đề tài “trúc“ được nói đến nhiều trong thi văn, hội họa và mỹ thuật. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều nhà danh họa vẽ trúc. (Thời Bắc Tống có Đồng Văn, thời Nguyên có Cố An, Ngô Trấn, thời Minh có Hạ Sưởng, thời Thanh có Trịnh Bản Kiều). Quan Vũ tự Vân Trường là một trong những nhà vẽ trúc lâu đời từ thời Tam Quốc. Nổi tiếng nhất là bức „phong vũ trúc“ (trúc trong mưa gió). Phong vũ trúc sở dĩ nổi tiếng vì nó không thuần túy là một bức họa mà là một bức „thi họa“ tức trong họa có thơ – lá trúc là những vần thơ. Nó không thuần túy nghệ thuật mà trong nghệ thuật còn chứa đựng một ý chí, một tâm sự muốn tỏ bày.
Âm Hán Việt:
Bất tạ Đông quân ý,
Đan thanh độc lập danh.
Mạc hiềm cô diệp đạm,
Chung cửu bất điêu linh.
(Đông quân: Chúa Xuân, nghĩa bóng chỉ Tào Tháo)