Showing posts with label Văn hóa-Xã hội. Show all posts
Showing posts with label Văn hóa-Xã hội. Show all posts

12/2/21

GIA PHẢ - Người Nam kỳ không lập Gia Phả

Đó là một câu khẳng định chắc như cây đinh đóng cái cột nhà. Gia phả là gì? 家譜 gia phả hoặc gia phổ là phả hệ của một dòng họ, gia đình, là cuốn sách chép tên ông bà tổ tiên, con cháu của một dòng tộc nào đó. Người Bắc Kỳ xưa rày ta nghe tới là thói “lũy tre làng”, có gia phả, có dòng tộc nghiêm ngặc, có trưởng tộc, có nhà thờ tổ, mả tổ, thủy tổ và những quy định ná thở với con cháu.

Nhưng với dân Nam thì không có, hoặc có hời hợt, hình thức Dân Nam Kỳ có câu cười Bắc Kỳ là “Tổ tiên đại bác thụt chưa tới.” Chúng ta biết tổ tiên khai phá dựng lên Nam Kỳ Lục Tỉnh là dân khai hoang, kêu là lưu dân. 流民 lưu dân là dân phiêu lưu, dân đi xa, dân bỏ làng quê gốc mà ra đi.

11/4/21

Tại sao bò sữa lại cho sữa liên tục?

Chúng ta hầu như ai ai cũng uống và biến chế sữa bò dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng Bạn có biết tai sao bò sữa cho sữa liên tục?

Hầu như mọi người nghĩ rằng vì nó là bò sữa nên nó tiết ra sữa liên tục vì vậy cần phải vắt. Thực ra hoàn toàn không phải vậy.

Để bò sữa hay bất cứ động vật nào có sữa thì nó phải trải qua chu kỳ mang thai. Lúc đó hócmon mới kích thích tuyến sữa hoạt động để sinh ra sữa. Vì vậy để đạt điều này, các con bò sữa phải luôn bị người chăn nuôi “cưỡng bức” bằng cách bơm tinh trùng bò đực vào trong bò cái, ép buộc nó phải mang thai.

11/3/21

ĐẠI SỬ GIA TƯ MÃ THIÊN - CHA ĐẺ BỘ LỊCH SỬ ĐẦY ĐỦ ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG HOA

Tư Mã Thiên (司馬遷) sinh vào khoảng năm 145 trước Công nguyên vào thời nhà Hán (漢朝) (206 TCN–220 SCN). Ông được xem là sử gia đầu tiên và vĩ đại nhất của Trung Hoa với tác phẩm đồ sộ Sử Ký (史記), hay còn gọi là Thái Sử Công Thư (Sách của quan Thái Sử).

Tư Mã Thiên lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm sử quan lâu đời. Cha của ông là Tư Mã Đàm, từng giữ chức Thái sử lệnh dưới thời vua Hán Vũ Đế.

Tư Mã Đàm chịu trách nhiệm theo dõi thiên văn và lịch pháp cho các buổi lễ, cũng như ghi chép thường nhật về các sự kiện trong triều. Từ nhỏ, Tư Mã Thiên chăm chỉ nghiên cứu lịch sử và các tác phẩm kinh điển dưới sự hướng dẫn của cha ông.

11/1/21

Tác phẩm nghệ thuật bằng giấy

Patty và Allen Eckman ở Nam Dakota đã biến những trang giấy trắng thành những tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật rất cao.

Có thể xem bản phóng đại:1)-bấm vào Play 2)- Bấm full screen ở góc phải phía dưới.

9/23/21

KHÔNG CÓ GÌ LÀ NGẪU NHIÊN !

TT. Thích Tánh Tuệ


Thưa quý vị, Con virus corona đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...

Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi. Mỗi ngày, nếu để ý, ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con người đã bày ra khi đến thế giới này. Nó bóc trần lần lượt những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người nhận ra không có gì dấu giếm được dưới ánh mặt trời.

8/19/21

ĐẬU TƯƠNG TƯ VÀ CÂY TƯƠNG TƯ (tiếp theo)

          

Đậu tương tư không phải sản vật của cây tương tư. Cây tương tư (2) thuộc họ đậu, loại thân mộc xanh quanh năm, cao khoảng từ 3 đến 7m, lá hình lưỡi liềm, mép phẳng và láng, có từ 5 đến 7 gân lá song song; thời kì ra hoa là từ tháng 5 đến tháng 7, hoa có 4 cánh, màu vàng nghệ, đài hoa hình chuông, trái dẹt và mỏng (đặc trưng của họ đậu), bên trong có khoảng từ 5 đến 7 hạt. Hạt của cây tương tư có màu nâu đậm. Điều đặc biệt chú ý là quả và hạt của cây tương tư rất độc, không thể ăn được. Nếu ăn phải, sẽ bị đau đầu, nôn mửa, đau bụng, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Tuy hạt của cây tương tư rất độc, nhưng cây tương tư lại luôn tượng trưng cho tình yêu chân thành của thanh niên nam nữ. Về truyền thuyết của cây tương tư, theo ghi chép trong Sưu thần kí 搜神記của Can Bảo 干寶 đời Tấn: tương truyền vào thời Chiến quốc, ở nước Tống có một chàng trai tên Hàn Bằng 韓憑, cưới người vợ họ Hà 何 cực kì xinh đẹp. Người vợ họ Hà bị vua nước Tống là Khang vương 康王 chiếm đoạt. Hàn Bằng oán hận, Khang vương liền phạt Hàn Bằng làm lao dịch trong thành. Hà thị lén gởi cho Hàn Bằng bức thư, không may bức thư lọt vào tay Khang vương, trong thư viết rằng:
Đại vũ liên liên há
Hà thuỷ khoan hựu thâm
Thái dương chiếu ngã tâm
大雨連連下
河水寬又深
太陽照我心
(Mưa lớn rơi mãi không dứt
Dòng sông rộng lại sâu
Mặt trời soi chiếu lòng thiếp)
Bức thơ ấy lúc bấy giờ không ai hiểu. Sau khi được một thủ hạ họ Tô 蘇 giải thích, Khang vương mới rõ, đại ý là: nước mắt không ngừng rơi, người sầu khổ; tình yêu giữa hai chúng ta bị cách ngăn, thề chết dưới ánh mặt trời.
Về sau Hàn Bằng tự tận, Hà thị cũng tự tận. Hà thị có để lại một bức thư xin Khang vương đem thi thể của mình hợp táng cùng Hàn Bằng. Khang vương lại cố ý ngăn cách mộ hai người ra. Nhưng trên mộ của hai người mỗi mộ đều mọc lên một cây, cây lớn rất nhanh, cành lá bên trên liền với nhau, rễ cây bên dưới cũng quấn lấy nhau, mọi người gọi là “cây tương tư”.
Trên toàn thế giới, cây tương tư có hơn 1200 loài. Trừ ở châu Âu và Nam cực ra, các châu khác đều có phân bố, trong đó ở Australia là nhiều nhất, khoảng hơn 800 loài, kế đến là châu Á với khoảng hơn 150 loài. Tại Trung Quốc, chỉ có loài “Tương tư Đài Loan”. Hiện tại cây tương tư trồng ở Trung Quốc đều từ nước ngoài đưa vào, đa phần sinh trưởng ở phía nam Trường giang, phân bố cũng rất rộng. Cành lá của cây tương tư rậm dày, nhìn như những đám mây màu xanh, hoa có màu vàng nghệ giống đám mây màu dưới ánh nắng chiều.
Thực ra cây tương tư không chỉ đẹp ở hình dáng bề ngoài, gỗ của nó rất cứng thường dùng để chế tạo các loại gia cụ, ván gỗ, cũng có thể làm giấy. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn gia súc, rễ cây có thể làm thuốc nhuộm. Có thể thấy hiệu quả kinh tế và lợi ích sinh thái tập trung vào loại cây này.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- ĐẬU TƯƠNG TƯ (Tương tư đậu 相思豆): tức “Hải hồng đậu” 海紅豆, còn có những tên khác như “Khổng tước đậu” 孔雀豆, “Hồng đậu” 紅豆, danh pháp khoa học là Adenanthera pavonina.
(2)- CÂY TƯƠNG TƯ (tương tư thụ 相思樹): còn có những tên khác như “Đài Loan liễu” 臺灣柳, “Đài Loan tương tư thụ” 臺灣相思樹, “Tương tư tử” 相思子, “Dương quế hoa” 洋桂花, danh pháp khoa học là Acacia confusa Merr.


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt
Tương tư hay Đài Loan tương tư, Keo tương tư, Cây sầu não, danh pháp khoa học là Acacia confusa.
Cây gỗ nhỏ thường xanh, có thân màu xám, nứt dọc. Lá chính là dạng cuống lá kép biến thái, các lá thực thụ đã bị tiêu biến. Phiến lá biến thái dạng lá dày, hình lá tre hoặc hơi cong lưỡi hái, dài 6-10cm, rộng 5-7mm, màu xanh thẫm, hai đầu thuôn nhọn dần, mép nguyên, gân biến thái là hệ gân song song.
Cụm hoa hình đầu ở nách của cuống dạng lá, thường xếp 2-3 cái một, mỗi cụm hoa to 7-8mm, có 23-25 hoa. Hoa nhỏ, đài có 5 lá đài hợp nhau thành hình chuông, tràng có 5 cánh hoa màu vàng nghệ, nhị nhiều, bầu dẹt có nhiều noãn. Quả dạng đậu mỏng, dài 4-5cm, rộng 1cm, chứa 4-5 hạt. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9.


Dịch thuật : Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/12/2012


Dịch từ nguyên tác Trung văn
TƯƠNG TƯ ĐẬU DỮ TƯƠNG TƯ THỤ
相思豆與相思樹
Tác giả: Châu Mã Ân 周馬恩

8/18/21

ĐẬU TƯƠNG TƯ VÀ CÂY TƯƠNG TƯ


Đậu tương tư (1) là lễ vật mang ý nghĩa tình yêu, tình thân đặc sắc của Trung Quốc. Đậu còn có một tên khác là đậu “Khổng tước” 孔雀, hạt đậu có hình trái tim, toàn bộ sắc đỏ, màu không phai, lại rất cứng không gì sánh bằng, ngụ ý đồng lòng, hoặc tâm với tâm gắn kết, và cũng là vật môi giới tốt nhất giữa bạn bè thân hữu biểu thị sự quyến luyến nhớ nhung. Một số địa phương miền nam Trung Quốc chọn đậu tương tư làm lễ vật đầu tiên, tặng cho trẻ em để biểu thị ý nghĩa bình yên, trừ tà. Những đôi nam nữ thanh niên chưa kết hôn tặng cho nhau đậu tương tư biểu thị sự yêu thương. Những đôi nam nữ đã kết hôn xem đậu tương tư tượng trưng cho thiên trường địa cửu. Người thân tặng cho nhau đậu tương tư biểu hiện sự nhớ nhung. Mỗi khi gặp lễ tình nhân, đậu tương tư càng là một lễ vật quý báu, nó là một sự lựa chọn không thể nào khác ngoài hoa hồng.

Đậu tương tư cũng còn được gọi là “Hồng đậu” 紅豆, dùng làm tín vật tình yêu của những đôi nam nữ. Đặc tính của nó là rắn chắc như kim cương, sắc đỏ tươi như huyết không phai, hình dáng tựa trái tim, không bị sâu mọt. Trong Nam Châu kí 南州记 gọi là “Hải hồng đậu” 海紅豆, trong Bản thảo 本草 gọi là “Tương tư tử” 相思子. 
Với bài Tương tư 相思, Vương Duy 王维 viết rằng:

Hồng đậu sinh nam quốc
Xuân lai phát kỉ chi
Nguyện quân đa thái hiệt
Thử vật tối tương tư.
紅豆生南國
春來發幾枝
願君多采擷
此物最相思

(Dịch nghĩa: Hồng đậu sinh ở nam quốc
Mùa xuân đến mọc ra mấy cành
Xin anh hái cho thật nhiều
Vì hạt đậu đó gợi nhớ đến nhau nhiều nhất)

Dịch thơ : Hải Đà

Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình

Thi nhân mượn hồng đậu ở nam quốc để bộc lộ tình cảm quyến luyến đối với bạn. Chu Di Tôn 朱彝尊 đời Thanh trong bài Hoài Uông tiến sĩ Dục 懷汪進士煜cũng đã viết:
An sàng hồng đậu để
Nhật nhật toạ tương tư
安床紅豆底
日日坐相思
(Kê giường dưới cây hồng đậu
Ngày ngày ngồi nhớ đến nhau)
       Thời Đường rất thường dùng để tượng trưng cho tình yêu hoặc tương tư.

Tương truyền vào thời Hán ở vùng Mân Việt 閩越 có một chàng trai bị cưỡng bức đi lính chốn biên cương, người vợ ngày ngày trông ngóng. Về sau những người cùng đi với chàng trở về, duy chỉ có chàng là không về, người vợ càng đau buồn, suốt ngày đứng dưới gốc cây ở cổng làng, sáng trông chiều ngóng, khóc lóc thảm thiết, khóc đến nỗi ra máu mà mất. Trên cây bỗng dưng kết trái, hạt của nó nửa đỏ nửa đen, tươi láng. Mọi người nhìn thấy cho là những giọt huyết lệ của người vợ kiên trinh hoá thành, và gọi đó là “Hồng đậu”, cũng còn gọi là “Tương tư tử”.
Một truyền thuyết khác, vào thời cổ có một chàng trai đi lính, người vợ sớm chiều đứng dưới một gốc cây lớn trên núi cao trông ngóng. Nhân vì nhớ chồng nơi biên cương, cô khóc dưới gốc cây. Nước mắt sau khi chảy cạn, đã hoá thành những hạt đỏ như huyết, những hạt đó mọc rễ nảy mầm, lớn thành cây, kết đầy những trái. Ngày lại qua ngày, xuân đi thu đến, trái của cây đã chín, dần biến thành hạt màu đỏ có hình trái tim đẹp nhất trên trái đất này, đó là đậu tương tư.
Hạt đậu tương tư đường kính 8, 9 mm, 1 cân khoảng 1700 hạt. Đậu có hình trái tim, ngoại hình sát biên lại có một đường rãnh hình trái tim màu nhạt hơn, nên có tên là “tâm tâm tương ấn” 心心相印. Màu sắc của đậu tương tư đỏ tươi, lại bóng láng, tượng trưng cho “tình yêu chân thật thuần khiết”, hạt đậu không bị mục, không bị sâu mọt, không vỡ, không nát nên cũng được gọi là “thiên trường địa cửu, kiên trinh bất biến” 天長地久堅貞不變. Cây sinh trưởng nơi vách núi cao, hấp thụ linh khí của trời đất, là sự kết tinh thần diệu của trời đất. Vài nơi ở Trung Quốc như Vân Nam 雲南, Hải Nam 海南có loại đậu tương tư này. Còn loại đậu tương tư ở phía nam Trường giang và những nơi khác, có thể là do nguyên nhân khí hậu, hạt không chỉ nhỏ hơn mà còn có đầu màu đen. Loại đậu tương tư có đầu màu đen này được gọi là “giọt lệ của tình nhân” (tình nhân đích nhãn lệ - 情人的眼淚).
Trong dân gian, loại hồng đậu tương tư cũng giống như ngọc, nó là thần vật cát tường có linh tính: khi yêu nhau, tặng chuỗi đậu tương tư đã qua nguyện ước, tình yêu sẽ được thuận lợi; khi kết hôn, cổ tay hoặc trên cổ cô dâu đeo chuỗi đậu tương tư tượng trưng cho đôi nam nữ gắn bó với nhau đến đầu bạc răng long; sau khi kết hôn, dưới gối của đôi vợ chồng để 6 hạt đã qua nguyện ước, vợ chồng luôn đồng lòng, trăm năm hoà hợp.

                                                                                               (xem tiếp theo)

8/14/21

VIỆN DƯỠNG LÃO


BS Trần Công Bảo 

Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi.

Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về "Viện Dưỡng Lão" vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều "Viện Dưỡng Lão" trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về "Viện Dưỡng Lão".

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, "Viện Dưỡng Lão" là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới "Viện Dưỡng Lão" người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là "Viện Dưỡng Lão"?
"Viện Dưỡng Lão" là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những "Viện Dưỡng Lão" khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF):

là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại Skilled Nursing Facility có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim)… cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF):

cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF):

Thường thường những người vào Assisted living facility vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".

4- "Viện Dưỡng Lão"

cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những "Viện Dưỡng Lão" dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI "VIỆN DƯỠNG LÃO":

Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2- Ăn uống
3- Theo dõi thuốc men
4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
a. Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b. Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c. Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL?

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1- Medicare
2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho "Viện Dưỡng Lão".
4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi khả năng tại một Skilled Nursing Facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương... cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ: thì tùy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 "Viện Dưỡng Lão". Các "Viện Dưỡng Lão" này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các "Viện Dưỡng Lão" đều phải trải qua một cuộc kiểm soát rất gắt gao (survey) của CMS. "Viện Dưỡng Lão" nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích thanh tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại "Viện Dưỡng Lão" được săn sóc an toàn, đầy đủ với phẩm chất cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi "Viện Dưỡng Lão" đều có lưu trữ hồ sơ kiểm soát cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc thanh sát này. Tất cả các "Viện Dưỡng Lão" đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của "Viện Dưỡng Lão". Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những "Viện Dưỡng Lão".

Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào "Viện Dưỡng Lão"". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay.

Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào "Viện Dưỡng Lão" rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào "Viện Dưỡng Lão" một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".

NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO "VIỆN DƯỠNG LÃO" GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety):

Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm "Viện Dưỡng Lão" tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions):

Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a. Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
b. Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
c. Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall):

Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers):

Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu... nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?

Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào "Viện Dưỡng Lão" thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?

a. Làm sao để lựa chọn "Viện Dưỡng Lão":
* Vào internet để xem ranking của "Viện Dưỡng Lão" (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C...)

* Mỗi "Viện Dưỡng Lão" đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc thanh tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của "Viện Dưỡng Lão". Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

* Quan sát bên trong và ngoài của "Viện Dưỡng Lão": xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

* Nếu có thể thì tìm một "Viện Dưỡng Lão" có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

b. Nếu đã quyết định chọn "Viện Dưỡng Lão" cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà còn cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...

* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...

* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi "Viện Dưỡng Lão" để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...

* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa đầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của "Viện Dưỡng Lão":

- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống... để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").

Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của "Viện Dưỡng Lão" để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bác sĩ Trần Công Bảo
(Source Internet)

4/25/21

International Hand Signal for HELP.mp4. Once in a while, we need help!

Trường hợp nguy hiểm cần kêu gọi sự hổ trợ khẩn cấp, hoặc nhờ liên lạc Cảnh Sát mà không lên tiếng nói hoặc la được, có thể dùng động tác năm chặc bàn tay khi gặp người khác, mắt nhìn hoặc ra dấu để họ nhận thấy và hiểu ý mình. Đây là một thử ngôn ngữ quốc tế trong trường hợp bị khống chế bởi kẻ gian. Càng cố gắng phổ biến đến càng nhiều người, với giải thích nếu cần, sẽ giúp tất cả biết được ngôn ngữ mới này ! Biết đâu có ngày mình hoặc con cháu mình sẽ cần đến phương cách cứu mạng này ? ST



Việt Nam Phong Tục - Phan Kế Bính

4/18/21

TƯỞNG NHỚ “QUÁI KIỆT” TRẦN VĂN TRẠCH

Ngày này 27 năm về trước, 12/4/1994, “quái kiệt” Trần Văn Trạch (1924-1994) đã từ giã cõi đời tại Pháp, hưởng thọ 70 tuổi. Nơi ông an nghỉ là Nghĩa trang Cimetière Intercommunal ở Valenton, thuộc ngoại ô Paris.

Khác với người anh cả, Giáo sư Âm nhạc Trần Văn Khê, nổi bật về học hàm cũng như học vị, Trần Văn Trạch không bằng cấp nhưng cũng đủ tài và sức làm náo động cả sinh hoạt văn nghệ Sài Gòn suốt thời gian dài bằng tài năng nghệ thuật của mình.

Trần Văn Trạch nhỏ hơn Trần Văn Khê 3 tuổi, thuở nhỏ cả hai đều theo học Trường Tiểu học ở “Collège de Mỹ Tho” cho tới năm 18 tuổi. Ngay từ lúc nhỏ, Trần Văn Trạch đã có năng khiếu về âm nhạc, lại được người cô ruột là cô Ba Viện chỉ dạy, nên ông sử dụng khá thành thạo đàn kìm và đàn tỳ bà.

Ông còn học đàn mandoline với anh ruột Trần Văn Khê và học đàn violon với người anh họ Nguyễn Mỹ Ca. Ở tuổi thiếu niên, ông đã biết chơi thành thạo những bài nhạc Pháp thịnh hành thuở đó.

3/27/21

Nhớ cây tre

Võ Hương An

Nhà tôi ở trong Thành Nội, còn quê nội tôi là làng An-Ninh nằm bên bờ sông Bạch Yến; hai bên bờ bóng tre xanh mát suốt dòng sông.

Photo Thanh Tiên

Hồi còn bé, xe đạp đang còn hiếm — nói chi tới xe gắn máy hay hệ thống xe bus từ trung tâm thành phố tỏa ra vùng phụ cận như từ 1955 trở đi — mỗi lần có giỗ lớn, tôi theo thầy tôi hay mạ tôi cuốc bộ về quê dự đám giỗ.

 Chúng tôi ra cửa Hữu, qua đò Kẻ Vạn, qua chợ Kẻ Vạn, rồi từ đó băng qua các làng Phú Xuân, Phú Mộng để về làng. Những rặng tre hai bên đường giao ngọn, tạo thành một tàn lá che nắng tuyệt hảo.

 Ngày hè, sau khi phải đội nắng hanh hao qua những con đường sỏi đá không bóng cây, rồi được đi trong những con đường làng rợp bóng tre như thế, tự nhiên thấy tươi tỉnh ra.

Những lúc đó mà được mạ ghé vào một cái quán bên đường để tạm nghỉ chân, lại cho thêm cái kẹo gừng hay miếng kẹo đậu phụng kèm đọi nước chè xanh thì cuộc đời thấy đáng yêu ngay và hành trình lội bộ mất non nửa ngày thấy không còn đáng ghét nữa.

Một người bạn thủy chung

Cây tre của Việt Nam có mặt khắp nơi, không chỉ tạo nên cảnh quang điển hình của làng quê Việt Nam mà còn gắn chặt vào mọi mặt sinh hoạt của người dân từ lúc mới oa oa chào đời cho tới khi trăm tuổi giả từ trần thế.

2/25/21

Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng

Ngày 15/1 hay ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng với phong tục người Việt Nam và cũng có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết này.

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là “Tết Nguyên Tiêu” là ngày lễ lớn trong phong tục của người Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng mấy ai biết rằng, nguồn gốc của ngày tết này xuất phát từ lòng hiếu thảo của một cung nữ thời Tây Hán bên Trung Quốc.

Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng". Rằm tháng giêng cũng gọi là "Tết Nguyên Tiêu", nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm. Tên gọi Nguyên Tiêu còn gắn liền với sự tích nàng cung nữ hiếu thảo Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán.

Ông ‘Mattress Mack,’ người mở rộng vòng tay đón hàng ngàn dân Houston tránh rét

Cát Linh/Người Việt (tường trình từ Houston, Texas)HOUSTON, Texas (NV) – 
Trận bão tuyết lịch sử chưa từng có trong 150 năm qua dẫn đến tình trạng mất điện, nhiệt độ xuống âm độ C, băng giá, đẩy hàng triệu người dân Texas vào hoàn cảnh khốn khổ của thiên tai. Giữa lúc đó, hai cửa hàng nội thất của ông “Mattress Mack,” một doanh nhân ở Houston, trở thành nơi trú ẩn cho hàng trăm người cần giúp đỡ.

“Showroom” hơn 100 ngàn sq ft trở thành phòng ăn, phòng ngủ

Cửa hàng nội thất Gallery Furniture nằm ở North Freeway, vào sáng Thứ Năm, 18 Tháng Hai, rất đông “khách” vô ra. Nhưng đặc biệt, đây không phải là khách đến để mua nội thất. Họ là những người người vô gia cư, không may mắn đủ ấm trong trận bão mùa Đông lịch sử của Texas. Cái lạnh dưới âm độ C làm cho “căn nhà” của họ dưới chân cầu, hay công viên nào đó, không còn an toàn nữa. Do đó, họ đến Gallery Furniture, nơi đang mở rộng cửa đón họ vào trú ẩn. Tại đây, không những họ có nơi ngủ đàng hoàng, ấm áp, mà thức ăn, nước uống cũng được chuẩn bị đầy đủ.

Ông James Franklin McIngvale, được mọi người gọi với tên thân mật là ông “Mattress Mack.” (Hình: Cát Linh/NgưViệt)

2/19/21

Thương nhớ miền Tây: Một chục không phải là 10

Lê Đại Anh Kiệt - Feb 18, 2021

(NV) – Khi dư luận xôn xao tin vui sắp khánh thành cầu Mỹ Thuận, nhà văn Sơn Nam viết bài “Vĩnh biệt con phà Mỹ Thuận.” Khi Sài Gòn di dời chợ đầu mối, nhà văn Võ Đắc Danh viết ký “Phiên chợ trăm năm” giã biệt chợ rau Cầu Muối… Theo quy luật cuộc sống, cái này sinh ra thì có cái khác mất đi.


Với cây bẹo giới thiệu hàng hóa của chiếc ghe có lẽ là nơi xuất phát một chục có đầu. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Lục tỉnh, miền Tây cũng vậy. Những khu công nghiệp, khu dân cư lấn át cánh đồng, con trâu không còn chỗ đứng, con diều giấy thưa dần trên bầu trời và lối sống, cách mua bán nghĩa tình nồng hậu một chục không phải là mười cũng thành ký ức của một thời.

11/9/20

Thư gửi con gái: Một người cha Da trắng nói chuyện với con gái Da đen của mình về Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris

Gabriella con, 

Mặc dù con chỉ mới bốn tuổi nhưng hôm nay đánh dấu một trong những ngày quan trọng nhất trong cuộc đời con. Đó không phải là sinh nhật của con. Không phải Giáng sinh. Nhưng hôm nay đánh dấu một thời điểm rất quan trọng đối với con và hàng triệu cô gái giống như con trên khắp đất nước chúng ta.

Những từ này sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với con cho đến khi con lớn hơn một chút, nhưng tầm quan trọng của tin tức ngày nay sẽ đi qua lịch sử và rất có thể thay đổi cuộc đời của chính con với tư cách là một phụ nữ da màu.

Bây giờ con không thể tưởng tượng được điều này, nhưng, cho đến ngày hôm nay, cuộc sống của con - và những gì con chọn làm với nó - sẽ không bao giờ giống nhau. Con thấy đấy, nước Mỹ vừa bầu, không chỉ nữ phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử 244 năm của đất nước chúng ta, mà là người phụ nữ da màu đầu tiên. Thượng nghị sĩ California Kamala Harris, con gái của những người nhập cư Ấn Độ và Jamaica, vừa được hơn 70 triệu người Mỹ chọn làm phó tổng thống tiếp theo của đất nước chúng ta. Cuộc bầu cử của bà đã phá vỡ một trần kính (glass ceiling) vốn đã cấm kỵ (eluded) những phụ nữ từng khao khát vào các chức vụ cao nhất ở đất nước trước đây. Việc cô ấy làm được điều này với tư cách là một phụ nữ da đen và da đỏ không chỉ là điều chưa từng có tiền lệ mà còn là dấu hiệu của một thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ.

Khi con lớn lên, con sẽ học, nếu không phải là người trực tiếp tìm hiểu, thì chắc chắn từ những lời dạy trong trường học, con sẽ cảm nhận rằng dân tộc chúng ta là đặc biệt nhưng còn lâu mới hoàn hảo.

Con sẽ thấy rằng mặc dù chế độ nô lệ đã được bãi bỏ hơn 150 năm trước, rất nhiều hình thức phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại rất nhiều. Con sẽ biết rằng mặc dù phụ nữ đã đấu tranh và cuối cùng giành được quyền bầu cử khi Tu chính án thứ 19 được thông qua vào năm 1920, vai trò của họ với tư cách là công chức được bầu vẫn kém so với các đồng nghiệp nam ở tất cả các cấp; đối với phụ nữ da màu, sự thể hiện này thậm chí còn rõ ràng hơn. Nhưng con cũng sẽ biết rằng, ngày hôm nay, một cột mốc mới trong lịch sử của chúng ta với tư cách là một dân tộc đã đạt được. Ngày nay, Harris đã chứng minh rằng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu, không cần phải kiềm chế khát vọng của họ.

Hôm nay, hàng triệu cô gái trẻ như con trên khắp vùng đất vĩ đại này sẽ đi ngủ khi biết rằng đất nước này có một nơi dành cho con, bất kể con muốn đi đâu trong đời. Vào tháng Giêng tới, một phụ nữ Da đen, giống như con, sẽ là người tiếp theo cho vị trí quyền lực nhất trên trái đất.

Đừng để bất kỳ ai nói với con rằng con không thể đạt được điều gì đó vì con là phụ nữ hoặc vì con là người da đen hoặc da màu. Con luôn có thể chỉ vào Harris. Cô ấy đã theo đuổi ước mơ của mình và khi làm như vậy, cô ấy đã truyền cảm hứng cho những cô gái nhỏ bé như con cũng làm như vậy, biết chắc rằng không ước mơ nào quá lớn, không khát vọng nào quá nản lòng.

Ta là bố của con, và ta yêu con và anh chị em của con hơn bất cứ điều gì trên thế giới này, nhưng ta cũng lo lắng cho con, đứa con gái Black duy nhất của ta. Là một người đàn ông Da trắng sống ở đất nước này, ta sẽ không bao giờ cam chịu những gì mà rất nhiều người da màu vẫn gặp phải hàng ngày, ta cũng không hiểu hoàn toàn về sân chơi không công bằng mà phụ nữ thuộc mọi thành phần thường xuyên phải đối mặt trong cuộc sống thuộc lực lượng lao động. Nhưng, với tư cách là cha của con, hôm nay cũng là một ngày trọng đại đối với ta. Đêm nay, cha sẽ ngủ dễ dàng hơn một chút, vì biết rằng đất nước này có một nơi dành cho những cô gái giống như con.

Xin đừng hiểu sai rằng tin tức quan trọng này sẽ có nghĩa là cuộc sống của con sẽ luôn là một cuộc dạo chơi trong công viên. Cuộc bầu cử Tổng thống Barack Obama năm 2008 có ý nghĩa lớn, nhưng nó không chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc. Trên thực tế, có lẽ nó đã đưa nó lên gần bề mặt hơn . Việc gần một nửa đất nước vừa bỏ phiếu cho một tổng thống đương nhiệm, người đã nhiều lần từ chối lên án những người theo chủ nghĩa cực đoancánh hữu Da trắng và thường xuyên gọi những phụ nữ chống lại ông là " xấu xa ", cho thấy rằng chúng ta vẫn còn con đường dài để đi.

Cuộc bầu cử của Harris sẽ không xóa sạch lịch sử của đất nước chúng ta về thói áp chế phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính tại nơi làm việc. Việc một phụ nữ da màu sẽ sớm trở thành người đầu tiên được bầu trong chức vụ phó tổng thống không có nghĩa là mọi người sẽ không đặt những chướng ngại vật trước mặt con dựa trên giới tính hoặc chủng tộc của con khi con trải qua cuộc đời. Nhưng Harris đã phá vỡ một nền tảng mới ngày hôm nay. Cô ấy đã mở rộng các thông số mà qua đó tất cả người Mỹ sẽ bị buộc phải nhìn thế giới, ai có vị trí trong đó và ai xứng đáng có tiếng nói.

Dù con chọn theo đuổi nghề nghiệp nào, Gabriella, tin tức hôm nay sẽ tác động tích cực đến cuộc sống của con theo nhiều cách mà ngay cả ta cũng chưa thể hiểu hết được. Hôm nay đánh dấu một chương mới cho con và những cô gái nhỏ giống như con.

Cha nóng lòng được nhìn thấy con theo đuổi ước mơ của mình, Gabriella, cũng như Harris đã theo đuổi ước mơ của cô ấy.

Mọi thứ đều có thể.

Cha yêu con rất nhiều,

Cha  (tác giả: Arick Wierson)

Kim Thach (lược dịch)

Đọc bản gốc


10/2/20

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập


Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

9/17/20

9 Bí mật ở Canada ít người biết


Canada còn được gọi bằng cái tên là “đất nước lá phong”, có diện tích lãnh thổ rộng 9.984.670 km2, là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Chúng ta hãy cùng xem vùng đất rộng lớn này có bao nhiêu điều bí mật mà bạn chưa được biết đến.

1. Canada lúc lạnh nhất còn lạnh hơn cả sao Hỏa


Mùa đông ở Canada vô cùng giá lạnh là điều mà chắc hẳn mọi người đều biết, nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở thủ đô Ottawa là -14,4℃.

Điều khiến người ta kinh ngạc đó là vào ngày 3/2/1947, tại ngôi làng Snag thuộc vùng Yukon nhiệt độ giảm xuống đến -63℃. Sự thật thì nhiệt độ thấp như vậy không khác gì trên bề mặt sao Hỏa cả, nhiều khi còn lạnh hơn.


Núi Whistler ở British Columbia.(Ảnh: Sarah Schmalbruch /INSIDER)