Showing posts with label Mạn đàm thế sự. Show all posts
Showing posts with label Mạn đàm thế sự. Show all posts

4/10/21

MỘT THI PHẨM CỦA TỪ HY THÁI HẬU, TRĂM NĂM SAU HẬU THẾ VẪN CÒN SUY NGẪM

Đây là bài thơ duy nhất mà Từ Hy Thái hậu sáng tác trong cuộc đời của mình, câu cuối cùng trong bài thơ cũng trở thành một câu danh ngôn đạo lý được lưu truyền đến ngày nay.

Tranh vẽ Từ Hy Thái hậu của một họa sĩ cung đình, không rõ năm (ảnh: Wikipedia).

Từ Hy Thái hậu là người thống trị đích thực của nhà Thanh trong thời kỳ cuối, trong thời đại đế chế của lịch sử Trung Quốc, là một trong số ít những người phụ nữ của lịch sử Trung Hoa nắm giữ triều chính trong thời gian dài. Đặc biệt là đối với việc cân bằng quyền lực giữa các hoàng thân quốc thích và các đại thần trong triều đình, Từ Hy được xem là tài giỏi, uy quyền, bảo vệ được triều đại cuối cùng của nhà Thanh.

Năm Từ Hy 17 tuổi, thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ, bà ta được chọn vào trong cung, được Hàm Phong Đế phong làm Lan quý nhân, trong vài năm sau đó, bà không những từ quý nhân thăng một mạch lên đến Ý quý phi, mà còn sinh cho Hàm Phong Đế một người con trai duy nhất là Tái Thuần.

3/18/21

Lá số tử vi

Phạm Thành Châu

"Bạn tin có số mạng không". Người tin thì bảo "Giày dép còn có số, huống gì con người" Người không tin, quạt lại "Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không" Hay chỉ nói phét kiếm tiền"" Người tin với người không tin, cãi nhau, có ai chịu thua ai! Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không"

Ông nội tôi là người cựu trào. Sách chữ nho ông để đầy một tủ. Ông là người nghiện sách nên suốt ngày cầm quyển sách trên tay. Khi về hưu, ông tôi làm thầy thuốc nam, thuốc bắc kiêm cố vấn cho bà con chòm xóm trong các vụ quan, hôn, tang, tế. Ngay cả khi sinh con, họ cũng đến nhờ ông tôi một lá số để biết tương lai đứa bé ra sao" Dĩ nhiên con cháu trong nhà, ông tôi đều chấm cho mỗi người một lá số, hễ người nào gặp một biến cố gì lớn trong đời, ông tôi lại đem lá số đó ra chứng minh. Ngay cả bố tôi mất tích, ông tôi cũng đã phân tích sẵn trong lá số của bố tôi nhưng không nói ra trước mà thôi. Bố tôi là con út của ông tôi, tôi lại là con út của bố tôi, là đứa cháu nhỏ nhất trong gia đình nên trong nhà, tôi muốn gì được nấy. Thời Pháp thuộc, bố tôi làm "Jeunesse", là làm việc làng nhàng gì đó ở ty thanh niên, thể thao của thị xã. Đến thời kháng chiến chống Pháp, bố tôi theo kháng chiến và mất tích. Khi kháng chiến bùng nổ thì mọi người phải tiêu thổ và tản cư về vùng nông thôn, ít lâu sau chúng tôi hồi cư về lại thành phố. Đó là một thị trấn miền biển, cách Nha Trang không xa lắm. Khi lên trung học, tôi ra Nha Trang học đệ Nhị và đệ Nhất trường Võ Tánh, vì thị trấn tôi ở không có trường trung học đệ nhị cấp.

3/15/21

Thức Tỉnh

Một hôm, thiền sư Phật Ấn (*) thả thuyền trên sông, vừa hưởng gió mát, vừa trà đàm với thi sĩ Tô Đông Pha (**), bỗng có tiếng kêu cầu cứu: "có người nhảy sông! có người nhảy sông!....."

Nhìn thấy một người đang ngụp lặn trên dòng nước, tình hình rất nguy ngập.

Phật Ấn liền nhảy xuống sông cứu người ấy lên thuyền, người muốn tự tử là một thanh niên.

Khi đã qua khỏi cơn nguy hiểm, Phật Ấn nhẹ hỏi: "bạn còn trẻ tuổi, tại sao lại muốn kết liễu đời mình."

Chàng thanh niên vuốt đi những giọt nước trên mặt rồi nói với giọng bi đát: "vợ tôi mới mất cách đây mấy hôm, vợ chồng chúng tôi gắn bó với nhau được mười năm, nay sống cô đơn một mình, tôi cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa nên mới quyên sinh."

Phật Ấn hỏi: "mười năm trước đó bạn sống thế nào?"

Anh chàng như chừng sực tỉnh: "khi đó tôi còn rất trẻ, thiếu niên đâu có điều gì là sầu não, bởi thế, sống tự do vô tư lự."

"Lúc đó bạn có vợ chưa?"

"Đương nhiên là chưa."

"Như thế bạn chỉ là bị vận mệnh đẩy lùi về mười năm trước, bây giờ bạn lại có thể sống tự do vô tư lự."

Chàng thanh niên đăm chiêu suy nghĩ một hồi, rồi như chợt tỉnh, chấp tay cúi chào ơn cứu mạng, rồi giã từ thiền sư Phật Ấn. Từ đó về sau, chàng thanh niên không còn có ý nghĩ tự tử nữa.

"Tự tại bổn phù kỳ tâm, tâm pháp bổn phù vô trú." (自在本乎其心, 心法本乎無住)

Dịch ý: "An nhiên tự tại tùy theo nội tâm của mình, mọi việc trên đời vốn dĩ vô thường, sinh diệt tự nhiên."

Kinh nói: "Duy tâm sở biến, duy thức sở hiện." (唯心所變, 唯識所現).

Có nghĩa là tâm thức là cội nguồn của mọi hiện tượng hữu hình và cảm giác vô hình. Vì vậy, nếu tâm được an trú, không chấp chước, sẽ ý thức mọi việc trên đời đều thay đổi thường xuyên, biến chuyển tự nhiên như hoa nở hoa tàn.

Trăng có sáng mờ tròn khuyết, người có sống chết tụ tan, đó là quy luật bất biến của vũ trụ.

"Vạn Sự Tùy Duyên"

Khi duyên đến, trân quý nhưng không tham luyến.

Khi duyên mất, thản nhiên không luyến tiếc.

Vận mệnh như đang bỡn cợt với chúng ta, mình cũng không cần quá câu chấp. Vả lại, chúng ta đâu có mang theo cái gì lúc đến cõi đời, danh lợi, địa vị, quyền thế ngay cả tình thương, thân xác, cũng chỉ là tạm bợ mà thôi, lúc buông tay ra đi, mình có mang theo được gì?

Trước sự vô thường, ái hận tình thù, được mất khen chê, vinh nhục quý tiện, tất cả đều quá nhỏ nhặt và sẽ tan theo mây gió.....

Trường
03-14-2021


(*) Thiền sư Phật Ấn Liễu Nguyên (佛印了元, Butsuin Ryōgen, 1032-1098) là thiền sư Trung Quốc thuộc Vân Môn Tông, đời thứ 5. Sư là đệ tử đắc pháp của thiền sư Khai Tiên Thiện Xiêm. Đời sau vẫn còn nhớ đến sư qua những câu chuyện đối đáp thấm đẫm tinh thần Thiền tông với thi sĩ Trung Quốc nổi tiếng là Tô Đông Pha.
(**) Tô Thức (Chữ Hán: 蘇軾(Phồn thể),苏轼(Giản thể), phiên âm: Sū Shì, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm (子瞻), một tự khác là Hòa Trọng (和仲), hiệu Đông Pha cư sĩ (东坡居士) nên còn gọi là Tô Đông Pha, là Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. (mạng: internet)

3/4/21

Bao Dung

Lời Tựa

Vài tuần trước, bạn học cùng khóa Lý Nghiệp Minh khuyến khích tôi trình bày cảm nghĩ về bao dung. Bao dung là một đề tài rất hay, có ý nghĩa sâu xa khiến tôi suy nghĩ nhiều và từ đó hai chữ "bao dung" cứ lẩn quẩn trong đầu.

Gần đây, tôi đọc được một điển tích trong Sử Ký - "Quản Bào chi giao" (管鮑之交), câu chuyện xuất phát từ tình bạn tâm giao của Quản Trọng và Bào Thúc Nha, hai người bạn thân hiểu biết lẫn nhau, Quản Trọng tài ba lỗi lạc, nhưng không gặp thời, sống đời túng quẫn khó khăn, Bào Thúc Nha tận tình giúp đỡ, thậm chí sau này còn tiến cử Quản Trọng cho vua Tề đảm nhận chức vụ tể tướng. Lúc Quản Trọng lâm chung, vua Tề hỏi Quản Trọng: "Bào Thúc Nha có thể thay thế khanh tiếp nhận chức tể tướng không?" Mọi người đều nghĩ là đương nhiên, không ngờ Quản Trọng trả lời: "Không được, là vì Bào Thúc Nha có tánh thù hận tiểu nhân, không thể dung thứ kẻ xấu, nếu làm tể tướng, bất lợi cho Ngài cũng bất lợi cho Bào Thúc Nha."

Đọc Sử Ký, câu nói của Quản Trọng khiến tôi suy nghĩ rất lâu:

" Kỳ vi nhân hiếu thiện nhi ác ác dĩ thậm, kiến nhất ác chung thân bất vong, bất khả dĩ vi chính." (其為人好善而惡惡已甚, 見一惡終生不忘, 不可以為政). Có nghĩa là một người quá chấp về thiện ác, thấy một người xấu mà hận suốt đời, chắc chắn không bao dung được khuyết điểm và lỗi lầm của người khác, người như vậy không thể trị quốc làm đại sự.

Tôi liên tưởng đến hai câu: "Nước quá trong thì không có cá, người quá chấp thì vô tình".

Ý thức được một vài triết lý như vậy, tôi quyết định cầm bút viết bao dung. Luôn tiện kể thêm, tôi có một người quen tánh keo kiệt, thích so kè từng xu, vì vậy không ai thích y, tôi cũng thường cố ý tránh xa. Rồi một ngày, tôi tình cờ đọc được câu chuyện "hẻm sáu thước" (nội dung câu chuyện được viết trong bài văn dưới đây), tôi như chừng được mở lòng thoát trói, ý thức rằng khư khư câu chấp khuyết điểm của người khác là một điều không đạo đức, phiền não là lấy lỗi lầm của người khác để trừng phạt chính mình, nhận thấy như vậy, tôi thay đổi thái độ đối với người quen keo kiệt vừa kể trên, từ đáng ghét trở thành đáng thương hại, rồi từ từ chấp nhận khuyết điểm của người ấy.

Thiện ác, thị phi, đẹp xấu, được mất, sống chết..... đều là hai mặt của một vấn đề. Dưới góc độ sâu rộng thì không có vấn đề đúng hay sai, chỉ có sự khác biệt của cách nhìn.

Đã là người, chúng ta đều có khuyết điểm, nếu không thì tại sao phải đến cõi đời này để trả nghiệp chịu khổ? Vì vậy, tôi tự suy xét, hổ thẹn và sám hối mỗi ngày, có lỗi thì phải sửa ngay. Bài viết của tôi chủ yếu là để cảnh giác chính mình, đồng thời muốn tìm hiểu về thế giới tâm linh của con người, rút lấy phần chân thiện mỹ để chia sẻ và khuyến khích lẫn nhau. Trong lúc viết bài hay nghĩ đến lời dạy của các bậc Thánh Hiền, tôi có cảm giác như thi hào Đào Uyên Minh nói: "Hái bông cúc trong vườn, ngẩng đầu bỗng thấy núi xanh cao ngất."

Chia sẻ bao dung là một niềm vui lớn, muôn ngàn lời nói, chan chứa trong lòng, để làm tựa.

3/1/21

ĐÔI ĐŨA

Khuyết Danh

Có người nói tình yêu giống như nước, mềm mại tươi tắn; cũng có người nói, tình yêu giống như rượu, càng lâu càng nồng; có người nói, tình yêu giống như một ngọn gió, đến đi không ai hay biết. Còn với tôi, tình yêu giống như một đôi đũa.

Đàn ông là một chiếc đũa, phụ nữ là chiếc còn lại, hai chiếc đũa nhờ duyên phận mà trở thành một đôi, từ đó luôn ở bên nhau, đó chính là tình yêu.

Một đôi đũa, phải đồng tâm hiệp lực, mới có thể gắp được những ngày tháng hạnh phúc. Đàn ông và phụ nữ, thiếu một chiếc cũng không được, một chiếc đũa chỉ có thể nếm được một chút nước chấm, mà vĩnh viễn không thể nắm bắt được mùi vị thực sự của cuộc sống.

Một đôi đũa, nhất định phải có một chiếc làm điểm tựa. Người phương Tây cảm thấy rất khó khi dùng đũa, tại sao vậy? Là bởi vì họ không biết cách cầm đôi đũa sao cho cân bằng. Muốn dùng đũa gắp thức ăn lên mà không bị rơi, thì một trong hai chiếc phải chịu ở dưới thấp hơn, làm điểm tựa để tiếp thêm sức cho chiếc kia kẹp lấy thức ăn.



Sử dụng sức ở ngón tay chỉ là tiểu xảo nhỏ mà thôi. Quả thực, trong tình yêu luôn luôn cần một chút “tiểu xảo”, nhưng sự hòa hợp bên trong giữa hai tâm hồn mới là điều cốt yếu nhất, tình cảm thực sự mới là thứ quan trọng số một!

Để đôi đũa phát huy tác dụng thì luôn cần hai chiếc đũa phối hợp nhịp nhàng. Có người thắc mắc, nếu chức năng của đôi đũa chỉ là gắp thức ăn thôi, vậy sao không thiết kế một đôi đũa liền một đầu cho dễ thao tác?

Nhưng không, nếu đôi đũa mà liền nhau, thì nó lại trở thành một cái kẹp. Nó cũng có thể gắp được, nhưng khả năng của nó chỉ có hạn, không thể gắp được những thứ quá lớn.

Còn đôi đũa thì rất tự do, nó rất linh hoạt, có thể mở rộng miệng như một chú sư tử, thâu nạp hết thảy những thứ tốt vào bên trong. Đó chính là sức mạnh của tình yêu.

Vậy nên, xin đừng quên rằng, một đôi đũa lúc nào cũng phải thật cân bằng, một chiếc làm điểm tựa, còn chiếc kia cần có không gian tự do, không gian ấy càng lớn, thì gắp được càng nhiều, chỉ cần người kia vẫn là một chiếc trong đôi đũa.

1/19/21

Trương Vọng Trên Thiên Đường - 天堂的張望

昨天上網無意中看到一句話 "我來過, 我很乖..."内心猛然咯噔了一下.打開視頻, 原來是一部根據真實故事改編的電影:"天堂的張望".

一口氣把兩小時的電影看完,不覺已熱淚盈眶, 内心無比激動澎湃,故事裡的人和事, 一直在我腦海中縈紆盤恒,起伏不已.

張望是一個從一出生就被遺棄的孩子,好心的山民張國華從大山裡發現後抱回家撫養.父女兩人相依為生,日子雖然困苦,但父女俩安貧知足,所以生活的很幸福.

都說窮人家的孩子早當家,當别的小孩還在父母懷裏撒嬌的年齡,四,五歲的小張望就開始幫着做家務,燒菜做飯.不僅在生活上能幫着父親,在學習上也品學兼優,一直名列前茅,是學校的模範生.

每天從學校走回家,隔鄰的小孩子,都取笑張望是撿來的野孩子没有媽.但張望從來不生氣,還是笑咪咪,跳蹦蹦的走回家.委屈心裡擱,從不訴説令父親不開心的事情.

一個假日的早上,張望與父親在路上擺賣蘋果,手上的秤杆没拿住,一棍子砸在客人臉上,對方以為她故意,摑了一巴掌,把她打倒在地,鼻血直流.但小張望還在安慰父親,是我不小心打到阿姨的,肯定是被打得太疼,才會對自己動手,將來要是能夠再見到阿姨,一定向她道歉.是那一生修來的氣度,懂事到令人心痛.

所謂"君子能為善,而不能必得其福;不忍為非,而未能必免於禍."乖巧懂事的小張望也不能逃出生命的厄運. 2004年的秋天,小張望被診斷出急性白血病,龐大的醫療費像一座大山壓向父親張國華.而小張望清楚自己的家庭情况,毅然决定自願放棄治療.

回家後的當天晚上,她對爸爸説:"我喜歡秋天,我是在秋天被撿來的,如果我在秋天走了,你就把我埋在你每天砍柴的山坡上,這樣我每天就能看到你了......“這麼懂事的孩子,這麼純真的話句,聽了令人心酸.

醫院的護士小夏和她做記者的表姐小月知曉小張望的事情後,決定將之刊登於報上.事件經媒體曝光後,馬上引起社會各界關注,全國各地紛紛捐款幫助,很快便籌集七十萬醫藥費.

感受到社會愛的力量和關心,使張望變得無比堅强,她用常人難以想象的痛苦接受着椎心的治療,九次與死神擦肩而過.

但是她却因為没等到合適的骨髓移植,終於2005年8月22日病逝於成都市立醫院,年僅八歲.

彌留之際,張望對醫生説:"我死後,把我治病剩餘的錢捐給患病的窮人,把我的眼角膜捐給那位需要的小朋友..."小張望走了,却留給無數人對她的感嘆和思念.

幸福的家庭都是相似的,不幸的家庭却各有不同.人間疾苦很多,當病痛和貧窮重重落在一個年僅七歲小女孩身上,内心的絞痛令人窒息得喘不過氣來.

電影根據真實故事改編,讓這位十幾年前不幸去世的小女孩,再一次,以感人的方式出現在大衆面前,或許很多人没有聽説過她的事迹,或許很多人早已在歲月流逝中遺忘,但是在張望的影响下,社會的關懷與愛心正逐漸改變貧窮病患者一生的命運.一個人的力量微弱無光,如果將這份善意凝成火炬,經過全世界好心人的傳遞,希望能夠打開世人冷漠的心扉給需要幫助的人送去温暖與愛心.

張望從小就被父母抛棄,繼而生活困窘,後受病魔折磨,她從没有被命運善待過,短短的生命裡就過了許多關卡,在熬過人生釀的苦與難之後,依然保持對世界和他人的善意.她的豁達胸襟與不計較氣度着實令人感動.她没有接觸過佛法,却把修行中的四攝六度發揮得淋漓盡致.

其實人一生喜樂之事的底色皆是悲凉.生老病死,怨憎會,愛别離,求不得,五藴熾盛...當苦難像海浪般一波波襲來,我們能做些什麼呢?無非是看着受着熬着過着,釐清做人的本份,保持最大的善意.

遇見過欺騙,依然選擇相信;承受過傷害,依然能夠寬容;經歷了背叛,依然相信真心;看透人性的虚假,依然憧憬世界的美好.人在一次次經歷後變得通透淡然,生活本有千鈞之力,我自以笑以歌化解,當我們能從容的揮落身上的塵土,當我們能平静地等待自己的終結,那些酸澀苦辣交雜的人生經歷,都會化作一聲説不出的嘆息,揉成一曲哀而不傷,苦而不痛的驪歌.

墳前照片上的張望,笑容天真燦爛,正如墓碑上的誌銘"我來過,我很乖..."她的生命像天上的流星一樣,刷地一閃即逝,雖然短暫,却盡情發光發亮,令人讚嘆.小姑娘,請安息,天堂有您更美麗.

這兩天我重複地看了幾遍,看一次,哭一次,越看越感動.如果您也喜歡這部電影,請轉發給家人,同事,朋友,讓"小張望"純真脱俗的精神與温馨感人的故事一直傳承下去,遍地開花.

清祥感恩合十
01-18-2922

1/6/21

Thần Thông

Các bạn thân mến,

Chúc mừng năm mới, xin chúc các bạn sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, mọi việc an lành.

Đầu năm xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ _ "Thần Thông", mong các bạn thích.

Thần Thông

Trước ngày Tết Tây, tôi trực tại hội từ thiện "Tzu Chi" trong thương xá Hoàn Cầu Milpitas. Một hôm, một người bạn đến thăm, tôi pha bình trà, chúng tôi ngồi đối diện vừa uống trà vừa trò chuyện vui vẻ. Hàn huyên một hồi, bỗng người bạn hỏi tôi: "anh tụng kinh chay tịnh bao nhiêu năm rồi, có ngộ được cảnh giới thần thông gì chưa?"

Câu hỏi đột ngột khiến tôi ngẩn người trong giây lát, rồi tôi nói: "tôi không có công phu hay công lực gì cả, tôi cũng chẳng nghĩ đến cảnh giới thần thông huyền nhiệm."

Người bạn tò mò tiếp: "thế thì anh tụng kinh chay trường được gì ?"

Tôi trả lời: "chay tịnh là nuôi dưỡng lòng từ bi, tụng kinh là giữ tâm thanh tịnh."

"Chỉ có vậy sao ?" bạn tôi hỏi.

Tôi châm trà trầm ngâm một hồi, chậm rãi trả lời: "Thật tình mà nói, tôi có 3 thứ thần thông để tôi kể anh nghe."

"Là cái gì ?" bạn tôi sốt ruột.

Tôi nói: "Từ bấy lâu nay, mỗi bữa cơm tôi đều ăn ngon; mỗi tối tôi được ngủ yên; và ngày qua ngày, tôi sống vui vẻ."

Bạn tôi nghe xong, cúi đầu im lặng, có vẻ thất vọng, nhấp tiếp vài ngụm trà, rồi giã từ ra về. Không biết người bạn nghĩ sao về thần thông của tôi, câu trả lời của tôi có thỏa mãn về vấn đề thần thông mà ông bạn nghĩ hay không?

Sinh trưởng tại Việt Nam, từ nhỏ cha mẹ và thầy giáo thường dạy rằng: "Phải trân quý cơm gạo, hạt gạo là công sức của người nông dân, dầm mưa dãi nắng, qua bao tháng ngày khổ nhọc mới có được hạt gạo, hạt gạo là hạt ngọc của trời ân ban." về sau, Việt Nam đổi chủ, nhà nước thi hành chế độ tem phiếu, cuộc sống trở nên khó khăn. Lúc chúng tôi vượt biên, trên tàu lương thực rất khan hiếm, phải chịu đói khát ngày đêm. Trải qua bao nhiêu gian nan khổ cực, mới thấy hột cơm hạt gạo là quý đến độ nào. Tôi thường nghĩ rằng, có cơm ăn thì quý rồi, nếu được ăn no thì quý hơn. Bởi thế, trong suốt cuộc sống, tôi không bao giờ kén ăn, chỉ khen ngon và không dám chê dở, có người mời tôi cao lương mỹ vị, tôi cũng vui vẻ tiếp nhận. Lúc bình thường, một bát cháo, một gói mì, hai lát đậu hủ, tôi vẫn an nhiên tự tại, dù vui hay không, tôi cũng dùng tâm thưởng thức mọi bữa cơm, cảm ơn sự ân ban của bề trên và ghi ơn các giới nông công thương đã tạo tất cả điều kiện để cho tôi được no ấm và sinh sống.

Mỗi bữa cơm đều ăn ngon, vốn dĩ không đơn giản, mỗi tối đều ngủ yên thì càng không đơn giản.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam Việt Nam mất. Từ xưa đến nay, bình dân bá tánh luôn luôn là kẻ hy sinh giữa sự tranh giành quyền lợi. Chế độ mới quốc hữu hóa mọi ngành nghệ, ngoài việc thay đổi tiền tệ tại miền nam Việt Nam, dân chúng không được giữ vàng bạc ngoại tệ trong nhà, gia đình tôi có một số vàng lá quý kim, vì vậy phải giấu đút chỗ này chỗ nọ, cả nhà ngày đêm phập phồng lo sợ, không sao yên giấc.

Giữa tháng 10 năm 1978, tôi vượt biên tìm tự do, gần 2,500 người chen chúc trên một chiếc tàu chở hàng cũ kỹ khoảng 6,000 thước vuông, người chật như nêm, bình thường ngồi còn phải co chân, chứ làm sao được nằm thẳng lưng. Ngoài ra, còn tiếng người lao xao chíu chít bên tai không ngừng. Trong hoàn cảnh xôn xao bất an như vậy, nhiều đêm tôi không thể chợp mắt, đứng trên boong tàu bâng khuâng nhìn biển trời mênh mông.

Những chuỗi ngày khó khăn tập cho tôi biết sự cảm ơn và tri túc, nếp sống vất vả tha hương tại xứ người không phải là khổ; Cuộc sống đạm bạc đơn giản cũng không phải là nghèo. Từ ngày di trú trên đất Mỹ, cuộc sống tuy rằng không được đầy đủ như xưa, nhưng tôi an hưởng bầu không khí tự do thoải mái, không còn nỗi lo sợ; có mái nhà che mưa núp gió, tuy nhỏ nhưng ấm cúng, không còn nhìn biển trời bơ vơ hoang mang.Bởi vì tri túc, đến đâu tôi cũng an nhiên tự tại. Hiện tại, dù được nằm trên giường cao nệm ấm, hay với giường gối đơn sơ nho nhỏ, hằng ngày tôi vẫn dễ dàng đi vào giấc ngủ êm đềm.

Cuối cùng mỗi ngày đều sống vui chắc hẳn cũng không phải là điều đơn giản.

Năm 1993 là lúc sa sút nhất trong cuộc đời của tôi, trước hết cuộc hôn nhân duy trì được 18 năm duyên tận chia tay, kế đó cha già giã từ cõi đời. Mất cả hiếu lẫn tình, tôi cảm thấy bàng hoàng xót xa, rồi ngã lòng thất chí với mọi sự việc, tưởng chừng mình đã bị quên lãng bởi thế nhân. Về sau, nhờ tình cờ đọc được một câu chuyện về người thật việc thật tại Đài Loan, câu chuyện này khiến tôi bừng tỉnh trong cơn mê.

"Hạnh Phúc Trong Ngõ Tối Cuộc Đời"

Tiêu Kiến Hoa sinh tại huyện Vân Lâm Đài Bắc, thuở nhỏ được nuôi dưỡng tại viện mồ côi, mãi đến khi được đi học mới biết là con người còn có cha mẹ; con người cần có một mái ấm gia đình. Vừa tốt nghiệp trung học thì bắt đầu cuộc sống tự túc vừa làm vừa học _ bỏ báo, rửa chén, làm thợ phụ tại tiệm sửa xe..... ban ngày vất vả làm việc, ban đêm chăm chỉ học hành, bỏ công đèn sách trong 15 năm, khi tốt nghiệp đại học thì đã 36 tuổi, ông đậu thủ khoa trong lớp. Khi bắt đầu bước vào đời để thực hiện cuộc sống lý tưởng của mình, thì oái oăm thay, ông lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo "tai biến thần kinh tủy sống" còn được gọi là "người đông lạnh theo thời gian". Bác sĩ cho biết bệnh nhân sẽ mất sức dần dần, không có cách chữa trị, thời gian sống còn khoảng 3 năm. Tin bất hạnh này làm tan vỡ tất cả hy vọng. Tiêu Kiến Hoa bỏ mặc cuộc sống vì đời đã không còn ý nghĩa. Sau một thời gian thất chí, anh chợt thức tỉnh: "cuộc đời vô thường, đương đầu với sự điêu tàn, tôi phải can đảm đứng dậy." Suốt 3 năm giằng co với tử thần, anh thản nhiên với sống chết, chia sẻ khắp nơi câu chuyện của mình, với hơn 500 buổi thuyết trình, bao nhiêu người đã cảm động với số phận thảm thương và tinh thần bất khuất của anh _ một chiến sĩ dũng mãnh không bao giờ cúi đầu trước nghịch cảnh định mệnh.

Tôi xúc động vô cùng khi đọc câu chuyện này, suy nghĩ rất lâu và cảm thấy hổ thẹn, một người bất hạnh và tàn tật như thế vẫn có thể sống can đảm như vậy, mình có sức khỏe đầy đủ tại sao lại không vui và ngã lòng chỉ vì một vài trở ngại trong đời. Càng nghĩ càng cảm thấy mình bạc nhược quá đáng và không biết tri túc.

Câu chuyện của Tiêu Kiến Hoa dạy tôi rất nhiều bài học quý giá trong cuộc sống _ lạc quan, can đảm, kiên trì và buông bỏ.

Thực vậy, đời người vốn dĩ không hoàn mỹ, mười việc thì hết tám, chín phần không vừa ý.

Ghi nhớ tới câu chuyện của người bạn chưa từng gặp mặt nhưng với một sức sống rực lửa và ý chí kiên cường bất khuất, cho tôi ý thức được ý nghĩa của cuộc sống, mãi mãi về sau, tôi nguyện luôn luôn sống vui sống thiện và mang lòng chân thành để cảm ơn thế giới, bao dung người khác và trân quý nhân duyên.

Trên đây là thần thông của tôi: mỗi bữa cơm đều ăn ngon, mỗi tối đều ngủ yên, mỗi ngày đều sống vui, kể cho bạn bè nghe, một số người sẽ ôm bụng cười rầm; một số người ngoảnh mặt bỏ đi; chỉ có người hữu duyên mới hiểu ý gật đầu.

Trong cuộc sống hằng ngày, nếu chúng ta để ý quan sát, sẽ thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ diệu: chim bay, hoa nở, cá bơi lội, ong xây tổ, nhện giăng tơ kết lưới, nước nguồn tuôn chảy không ngừng, nhạn bay xa ngàn dặm không lạc hướng..... Xin cho biết, chuyện nào không phải thần thông?

Điều đáng tiếc là, thần thông của người đời là theo đuổi những ý niệm cao siêu viển vông, trong khi đó, những của báu trong bản năng của chúng ta đã bị lãng quên, phai tàn theo tháng ngày.....

Trường

01-05-2021

12/29/20

QUY LUẬT XE RÁC


Một hôm tôi nhảy vào một chiếc taxi để ra phi trường.

Đang chạy đúng làn bỗng từ bãi đậu xe phía trước một chiếc xe nhà màu đen phóng ra. Người lái taxi thắng kêu một tiếng két và tránh không va chạm xe kia trong đường tơ kẻ tóc!
Người lái xe kia ngoái đầu mắng chúng tôi.
Người lái taxi chỉ cười vẫy chào lại. Tôi thấy anh thật là tử tế.
Thế nên tôi hỏi" Sao anh hiền vậy? Anh kia suýt tông hư xe anh và mình có lẽ đã phải nhập viện!"
Bấy giờ anh lái taxi dạy tôi bài học này, tôi gọi nó là 'The Law of the Garbage Truck.'

Anh giải thích rằng nhiều người cứ như là xe rác vậy. Họ chạy vòng quanh mang theo đầy rác, đầy bực dọc, đầy nóng giận và chán chường. Vì rác của họ đầy ắp, họ cần nơi đổ rác và đôi khi họ trút lên bạn. Đừng mang nó vào mình. Chỉ cần mỉm cười, vẫy chào, chúc điều tốt lành rồi ta cứ đi tiếp. Đừng thèm lấy rác đó rồi mang rải cho người khác nơi làm việc, nơi dọc đường hay mang về nhà. Người thành đạt quyết không để cho mấy xe chở rác làm hỏng ngày của mình.

Cuộc đời quá ngắn để mà cứ sống trong hối tiếc, vậy nên...
Hãy yêu thương người cư xử tốt với mình và cầu nguyện cho ai xử tệ. Cuộc sống này ta tạo nên nó chỉ mười phần trăm còn chín mươi phần trăm là tùy thuộc cách ta tiếp nhận nó!


Chúc một ngày không có rác!

12/18/20

一切都是最好的安排

讀中學的時候,看過兩句偈: 

"運達又如何, 無非半世虚名一場大夢

 壽高仍不免, 到底清明細雨重九斜陽".


當時尚年輕,似懂非懂偈中意,只知道是講述一些人生道理,及後經歷歲月的鐫刻磨練,世事的變遷幻滅,才略明其意.人生無常,幾人能勘破生死寂滅.


昨天在整理舊照片時, 無常又湧上心頭.

我站立的舊厝已被拆除, 故居後庭不遠的蒼翠田園已改為人口稠密的民家,從前的朋友早就星散, 老友中有人走了,有人飛了,有人意氣蕭索,亦有人還没有想透,仍在紅塵中浮沉.

只有在看舊照片時,看到往昔與今日,人面與桃花,分分合合,聚聚散散,才令人對時光的流逝感到更深的惆悵.


"時間"與"空間"這兩道為人生織錦的梭子,它們的穿梭來去竟是如此的無情.在亙古浩瀚的時空長河中,人與人的擦身是一刹那,人與宇宙的擦身何嘗不是一彈指頃呢?

我們都是天地的過客,像大海洋邊的小小寄居蟹,踽踽終日,不斷尋找着合適的殼,直到有一天,我們累了,無力再走了,把殼還給世界.一開始就没有殼,到最後也歸於空無.這使我聯想起趙二呆的句子:


"來是偶然,走是必然".


人生匆匆,回眸來時路,人生不如意事十常八九.這世間,哪有什麼完美,多的是遺憾,指縫太寬,時間太瘦,人情太薄,一輩子太短,所以,我們不要懂得太晚,且行且珍惜.


世事滄桑,隨遇而安.人生的必修課是接受無常,人生的選修課是放下執着.人生是一個慢慢蘇醒的過程,昨天還不能寬恕的人,今天已學會了原諒;昨天還不能接受的事情,今天已經坦然面對,歲月教會我們很多人生.


佛說無論你遇見誰,他都是你生命中該出現的人,絕非偶然,他一定教會你一些什麼;不論遇到什麼事情,阻礙,危機,所有因果,都是上天最好的安排,生活總會給你答案.重要的是,在答案到來前,你是否耐得住性子,守得穩初心.


1972年夏,我在越南一位同窗好友的父親生意失敗,從此家道衰落,生活拮据,一直過著十分困窘的日子. 1975 年春,越南全面淪陷,不久打資產的行動便在全國如火如荼地進行,凡是做生意的,不論大小皆被列入"奸商"黑名單,除了產業被充為國有之外,商主全家一併遭流放邊界(越共稱為新經濟區),自生自滅.無辜百姓成為權力鬥爭者的代罪羔羊.從商者無一倖免.


我同學家父三年前雖是生意失敗,越共政權視為自覺結束經商謀利,因此逃過一大劫.

不必急着要生活給予你所有的答案,有時候,你需要耐心,只要你肯等一等,生活的美好,總會在不經意間,盛裝蒞臨.就如你向山谷喊話,等一會兒,才能聽見那綿長的回音.

泰戈爾説:你今天受的苦,吃的虧,担的責,扛的罪,忍的痛,到最后都會變成光,照亮你的路.


中國民間有這麼一個故事:


有個國王喜好打獵,朝中宰相常伴隨左右.

一天,國王在森林打獵,不小心被一只花豹咬掉一截小指.

國王悶悶不樂,叫宰相來飲酒解愁,宰相關心國王的指傷,禀奏:“陛下想開一點,一切都自有安排!"


國王聽了頗為憤怒,“如果寡人把你關進監牢,這也是有所安排?”

宰相不敢悖逆君意:“如果是這樣,微臣只有遵旨.”

隨即,國王派人將宰相押入監牢.


數月後,國王傷勢康復,微服出行.這次涉足遠地,誤入當地立著領域,被土人綁回部落,要把他當作祭品燒死.

危急時刻,土著祭司忽然發現國王的小指少了半截,不完美的祭品會觸怒神靈,於是將他放了.


國王欣喜若狂,回宫後便叫人放了宰相,對宰相説:“你説的真是一點也不錯,果然,一切都是最好的安排!如果不是被花豹咬了一口,今天連命都没了.”

國王忽然想起什麼,問宰相:“可是你無緣無故在監牢呆了數月,這又怎麼説呢?”


宰相從容地説:“如果我不是在監牢,那麼肯定會陪陛下一同出游,當土著人發現陛下不適合祭祀,那祭祀的牲品不是微臣,還會有誰呢?”

國王忍不住哈哈大笑:“果然没錯,一切都是最好的安排!”


生命中的一切,我們都無需拒绝,坦然處之,不去埋怨,順生而行,向死而生.遇到的人,善待;要做的事,盡心,面對生死,放下.一切都是最好的安排.


人生中,你所走的每一步都算數,不要擔心未來生活不如意,不要擔心一切會不如願,相信你自己,只管把自己做好,屬於你的,早晚會來.該來的都在路上.

人生的意義不在於握一手好牌,而是要打好一手差牌.故此,影响我們並不是苦難的本身,而是對待苦難的態度;我們雖然無法選擇出生和命運,但可以選擇如何走完自己的人生.


樂觀與自信,既能着色現在,也能澆灌未來.星星應該哈哈大笑,反正宇宙是個偏僻的地方,人也應該樂觀開朗,反正人生的盡頭不早也不晚.

正如星雲大師說:我生於憂患,長於困難,却能喜悦一生!因為人生的際遇,一定是失之東隅,收之桑榆.

山重水複疑無路,柳暗花明又一村”.上天關了一道門,一定會為你打開另一扇窗,不要總盯着那扇已經被關上的門,好好找找能打開的窗户,找到適合自己的道路.


你現在所經歷的挫折與困境,它只屬於現在,把它交給時間,你會發現,一切都是最好的安排.

但願我們孤身也温暖,獨處亦清安;但願看盡人生繁華熙攘,内心依然淡定從容.

清祥合十

12-15-2021

12/9/20

Bởi Vì Tấm Vải Che Tử Thi Không Có Túi.”

 Vì sao ông lão 76 tuổi muốn quyên góp hết 8 tỷ đô la gia sản?

Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó lại keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho các phú hào khác như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.

Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.

Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.

12/4/20

Sự Tích Hoa Quỳnh Và Hoa Mẫu Đơn

Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: "Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng". Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.

11/17/20

Tản mạn cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

 Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng Anh như thế nào? Tôi lúc đó chủ quan nên bảo với cô ấy “cháo” dịch tiếng Anh là “porridge” mà không suy nghĩ gì nhiều. Đến khi cô ấy đưa bài dịch của mình đã được đăng báo cho tôi xem thì tôi mới giật mình, vì món cháo mà bạn tôi hỏi là “cháo vịt Thanh Đa” mà dịch ra “duck porridge” thì sai bét. Sau lần đó tôi tự trách mình rất nhiều về sự ẩu tả của mình và cũng chính vì vậy mà tôi trở nên cẩn thận hơn rất nhiều, vì đúng là sai một ly đi một dặm.


Trong tiếng Anh có đến ba từ để nói về cháo. “Porridge” là từ để chỉ cháo trắng đặc được nấu từ gạo hoặc yến mạch gần giống như cháo trắng mà chúng ta hay dùng để ăn chung với hột vịt muối. Các nước phương Tây cũng ăn porridge nấu rất đặc vào buổi sáng cho thêm tí muối tiêu với trứng tráng hoặc xúc xích nhỏ.

Còn cháo hoa (cháo nấu với ít gạo và nhiều nước để hạt gạo nở ra như hoa) và thường nấu chung với thịt thì được gọi là “congee” hoặc “rice soup”. Để nói về món cháo vịt, đáng lẽ phải gọi là “duck meat congee” hoặc “duck meat rice soup” mới đúng. Quả thật, có những cái mình nghĩ rằng mình biết rồi nhưng vẫn sai như thường.



Trở lại với cháo, lúc nhỏ tôi rất ghét ăn cháo vì cháo vừa nhạt vừa loãng, ăn xong cũng như chưa ăn, không được chắc bụng như ăn cơm. Tôi né tất cả các thể loại cháo từ cháo trắng ăn với thịt kho tiêu mỗi khi bị bệnh, cho tới cháo gà, cháo vịt, cháo lòng, cháo cá…

Trong đó, món cháo mà tôi ghét nhất là cháo trắng của người Tiều. Không như cháo trắng của người Việt bán ở các xe cháo khuya ăn cùng với dưa món, hột vịt muối hoặc thịt cá kho tiêu, vốn là cháo trắng nấu đặc; cháo trắng của người Tiều nấu rất loãng, bảy phần nước và ba phần gạo, nấu tới hạt gạo nở bung ra gần như nát nhừ, ăn chả có mùi vị gì cả.



Người Tiều ăn cháo gần như trong mọi bữa ăn. Buổi sáng của người Quảng Đông, sang thì điểm tâm với đủ thứ há cảo xíu mại, bình dân thì cũng tô hủ tíu mì hay cái bánh bao; còn buổi sáng của người Tiều thì ăn cháo loãng với cà na muối, hột vịt muối hoặc cải xá bấu muối thật mặn. Sang hơn tí thì người Tiều có thêm cặp dầu cháo quảy là xong bữa ăn sáng. Buổi trưa và buổi chiều thì họ lại tô cháo loãng được múc ra húp thay canh. Ngay cả những quán bán đồ ăn người Tiều cũng luôn có nồi cháo trắng kế bên nồi cơm.


Hồi còn nhỏ, mỗi lần dẫn tôi đi ăn cơm Tiều, ba tôi luôn kêu thêm chén cháo trắng để húp với ít nước thịt kho còn lại. Khi tôi tỏ vẻ không hứng thú với việc húp chén cháo trắng nhạt thếch lõng bõng này, ba tôi hay bảo: “Hồi ba còn nhỏ, a dè a mà (ông nội bà nội) nghèo lắm, cả nhà bảy tám anh chị em, mỗi người chỉ có dách gủn pạc chúc (một chén cháo trắng) và pun che hàm tản (nửa cái trứng vịt muối) thôi.”

Ba tôi chẳng bao giờ dạy cho tôi nói tiếng Quảng Đông một cách bài bản mà luôn có cách nói chuyện nửa Việt nửa Quảng như vậy, con cái hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi. Vậy mà cuối cùng tôi cũng nói được tiếng Quảng.

Người Tiều không chỉ ăn cháo trắng mà còn có cả cháo lòng với đầy đủ tim gan cật ruột cũng gần giống như cháo lòng của người Việt; nhưng lòng xắt lát mỏng để bên ngoài chứ không nấu trong nồi như cháo lòng của người Việt, khi nào khách gọi thì mới trụng qua cháo rồi cho vào tô.




Nước cháo được nấu bằng mực, nấm rơm và xương ống nên rất ngọt và thơm. Người Tiều ăn cháo lòng cũng thường thêm dầu cháo quảy như người Việt nhưng không bỏ giá và ớt mà bỏ rất nhiều hành lá xắt nhỏ, tiêu xay, gừng tươi xắt sợi và một ít dầu mè.

Cũng như ăn hủ tiếu mì, người Hoa ăn cháo thường nêm thêm giấm đỏ và nước tương chứ không nêm nước mắm. Không chỉ có cháo lòng mà cháo cá, cháo mực, cháo thịt bằm hoặc cháo tôm viên khi ăn cũng nêm nếm như vậy: gừng tươi, dầu mè, tiêu, xì dầu và giấm. Cháo lòng kiểu người Tiều hồi đó tôi cũng có ăn một vài lần ở chợ Bàn Cờ quận 3 nhưng vì không hảo cháo lắm nên lâu rồi cũng không ăn lại.


Dân sành ăn tối Sài Gòn – Chợ Lớn chắc ít người không biết tới quán cháo thập cẩm ở bùng binh Soái Kình Lâm kế bên chợ thuốc bắc Phùng Hưng. Cháo ở đây nấu theo kiểu người Quảng Đông là cháo trắng nấu đặc và ăn với tôm, mực, da heo, gan, cật, phèo nên gọi là “chạp chúc” (cháo thập cẩm).

Thật ra gọi là “thập cẩm” không đúng lắm vì “chạp cẩm” dịch ra tiếng Việt là “tạp cẩm” mới đúng. Có lẽ chữ “tạp” nghe có vẻ hổ lốn và hỗn tạp quá nên người Việt mới gọi là “thập cẩm” cho sang hơn.


Theo lời kể của những người sống lâu ở Chợ Lớn thì quán cháo Đèn Năm Ngọn (tên cũ của khu Soái Kình Lâm) này đã có từ rất lâu đời rồi, nếu tính tới nay chắc cũng không dưới năm sáu chục năm. Hồi nhỏ, ba tôi hay chở tôi ra đây ăn, nhưng quán cháo này gắn với một kỷ niệm khá kinh dị nên tôi không bao giờ quay trở lại ăn nữa, dù thỉnh thoảng thèm món Hoa, tôi vẫn chở bà xã đi vòng vòng Chợ Lớn ăn lại những quán gắn liền với ký ức tuổi thơ của mình.

Có một lần khi đang ngồi ăn với ba mẹ tôi ở quán cháo đó, có một cậu bé trạc tuổi tôi lúc đó (5-6 tuổi) bán vé số mời mua. Và khi nhìn lên thì tôi suýt nữa hét toáng lên vì sợ: cánh mũi của cậu bé này không biết bị ai cắt mất chỉ còn hai cái lỗ sâu hoắm nhìn vừa đáng thương vừa đáng sợ. Hình ảnh đó ám ảnh tôi tới ngày hôm nay đến mức tôi không dám ăn lại quán cháo đó lần nào nữa cho dù đã hơn 30 năm rồi.

Dạo mấy năm gần đây tôi lại đổi tính thích ăn cháo. Nhiều lúc cảm thấy mệt trong người hoặc chỉ là đơn giản không muốn ăn cơm thì một chén cháo trắng và nửa cái hột vịt muối luộc hoặc tí thịt kho tiêu mặn cũng có thể giải quyết cơn đói và nhẹ người.

Cầu kỳ hơn một tí thì cho cái trứng hột vịt bắc thảo và tí thịt bằm vào trong nồi cháo quấy lên. Tôi thích ăn trứng bắc thảo nấu chung với cháo hoặc chưng cùng với trứng vịt tươi, trứng vịt muối tạo thành món trứng 3 màu ăn chung với cơm hay cháo gì cũng rất ngon.




Hột vịt bắc thảo (tiếng Quảng Đông gọi là pì tản) ai ăn không quen thì nhìn hơi sợ sợ vì cả quả trứng đen bóng và có mùi ngai ngái của amoniac, nhưng khi đã quen rồi thì sẽ ghiền vì vị béo béo bùi bùi rất đặc trưng.

Hồi còn ở Mỹ có lần tôi nấu cháo trứng vịt bắc thảo mời cô bạn người Nhật ăn thử. Cô lúc đầu còn ngại vì thấy màu cháo đen thui nhưng khi ăn một chén thì tự động vô nồi múc thêm chén nữa. Bởi vậy mới nói, không phải cứ là sơn hào hải vị mới ngon mà đôi khi những thứ dân dã đơn giản nếu hạp khẩu vị vẫn ngon hơn yến sào bào ngư vi cá vậy.

Huỳnh Chí Viễn (Giáo viên, Dịch giả)


Lá thư Tôn Vận Tuyền để lại cho các con

Lá thư Tôn Vận Tuyền để lại cho các con – Một lá thư đáng đọc

Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 – 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc , trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International,Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)… Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan .

Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:

“KIẾP SAU( NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU”

Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:

Các con thân mến, viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần , nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3.Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mìmh ngay từ bây giờ.

4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nều người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.

5.Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỷ điều nầy !

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vây cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là miễn phí cả.

9.Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu ,như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

Do Nguyễn Đức Trọng chuyển lên DĐ

*****
Mạn đàm
Lý Trinh Trường K5


Các bạn và anh Kim thân mến,

Hai hôm trước, hưởng ứng bài "lá thư gửi các con" (父親的信) của anh Kim giới thiệu, tôi có gửi một bài văn ngắn Hoa ngữ (看淡人生) nhưng quên dịch ra chữ Việt, nay xin bổ túc bài phiên dịch. Mong các bạn thích ý.

Cuộc Đời Đạm Bạc (看淡人生)

Mỗi người mình gặp gỡ trong đời đều có duyên cớ nhân duyên.

- Người thích mình cho mình ấm áp và dũng khí.

- Người mình thích cho mình biết tình thương và kính mến.

- Người mình không thích dạy mình sự bao dung và tôn trọng.

- Người không thích mình cho mình học "tự kiểm thảo" và trưởng thành.

Bởi vì không chấp, cho nên vui vẻ; bởi vì đạm bạc, cho nên hạnh phúc.

Chúng ta đều là khách qua đường, không thể làm chủ nhiều chuyện đời: ví dụ _ thời gian qua đi, người phải xa lìa...

Ba dấu chấm của chữ tâm Hoa ngữ “心” đều hướng ngoài, càng muốn giữ nó, nó càng dang xa.

Mọi việc tùy duyên, duyên sâu đậm thì tụ, duyên nông cạn thì tan. Nhìn đời đạm bạc bao nhiêu, đau khổ sẽ giảm bớt bấy nhiêu.

Mọi người đều muốn trí mình sáng, kỳ thực ở đời phải biết du di, tương đối, không nên quá chấp, cực đoan:

- Nấu cháo, 3 phần gạo, 7 phần nước.

- Ở đời, 3 phần vì mình, 7 phần vì người khác.

- Với bè bạn, 3 phần thận trọng, 7 phần khoan dung.

- với gia đình, 3 phần tình thương, 7 phần trách nhiệm.

- Đọc văn chương, 3 phần thưởng thức, 7 phần suy ngẫm.

- Uống rượu, 3 phần say, 7 phần tỉnh.

Đọc sách, nhưng nhìn thấu được thế giới là ta bà.

Pha trà, nhưng nhấm nháp được sinh hoạt của hồng trần.

Nhấp rượu, nhưng cảm được là đắng cay cuộc đời.

Mỗi hành trình trong đời sống đều là một cuộc trải nghiệm.

Núi có chiều cao, biển có độ sâu, không cần so bì, mỗi người đều có sở trường của mình; gió nó phiêu bạc, mây nó bềnh bồng, không cần dõi bước, mỗi người đều có đặc thù của riêng mình.

Trân quí duyên lành, ôm ấp ý chí, giữ tâm thanh tịnh, an nhiên tự tại.

Một con đường: vững bước trên chánh đạo.

Hai điều quí: sức khỏe và tâm linh.

Bốn điều khổ: nhìn không thấu, xả không được, thua không nổi, buông không được.

Năm câu cú: Dù khó vẫn phải kiên trì, dù có vẫn phải đạm bạc, dù kém vẫn phải tự tin, dù nhiều vẫn phải tiết kiệm, dù lạnh nhạt vẫn phải nhiệt tình.

Sáu của báu: thân thể, trí thức, mộng tưởng, niềm tin, tự trọng và khí phách.

Trường
李清祥

10/26/20

蟑螂的小故事

今年初搬來的鄰右是一家四口的東方人,四十出頭的壯年夫妻和兩個年約十來歲的孩子.

上週末看見這兩個小兄弟在臨近的街道上議論紛紛.我好奇的走過去看.

原來他們在家中的車庫裏捕到了兩隻蟑螂,正在舉行殺蟲大典.準備點火燒蟑螂,看牠們在烈火中被燒成蜷曲的身子.

我對小朋友説:"這樣太残忍了.想一想你們有被開水燙到手的感受嗎?更何況是火燒全身,是多麼的痛呀!"

小朋友没想到半途冒出個陌生人,又勸止他們燒蟑螂.一時間氣氛變得僵化而沈默.

半晌,小朋友説:"可是,可是蟑螂是害蟲呀!偷吃我們家的東西."

我説:"照你們這麼説,做小偷的人不也應該放火燒了嗎?任何人,不管好人,壞人都有父母,在父母眼中都很可愛.蟑螂可能是偷東西回去給年老的父母吃,牠們可能是父母的乖孩子呢!"

小朋友又説:"如果我們不殺害蟲,害蟲就會愈來愈多,到時候就會被害蟲侵佔了."

我對孩子説:"這世界每天有幾千萬人在殺害蟲,譬如噴殺蟑螂的藥,但蟑螂從來没有減少;這世界有許多人在保護野生動物,野生動物也没有增加.何況,什麼是害蟲呢?山中的飛禽猛獸都是害蟲,蒼鷹,老虎,野狼哪一種不是害蟲呢?我們是不是也要把牠們殺了嗎?不管好的或不好的動物都有在地球生存的權利,牠們都有父母和兒女,所以我們不應該肆意殺害動物."

小朋友更加沈默了.

他們突然説:"不然,我們不要放火燒,我們給牠們一點懲罰,罰牠們到路口的溝渠邊吃泥土."

接着便呼嘯而去.

我看著小朋友遠去的背影,心有感慨.每個人都有善根,尤其是小孩子,就像一張白紙,容易感染.大人有責任開啟孩子的仁愛之心,不應該殘忍的對待别的衆生.

真正的仁愛不是對好衆生的慈愛,而是對惡衆生的悲憫;何況衆生有什麼好惡的分别呢?

曾經有一位淨土宗的師父説:"西方淨土是為惡人而設教的."

有人問他為什麼不是為善人而設,而是為惡人而設?

他説:"善人所處的地方,就是淨土,還需要什麼淨土?何况惡人臨終覺悟十念阿彌陀佛就可以去淨土,善人更不用説."

我們在幼年的時候,都曾因為無知,在家裡隨意用手指捏死螞蟻;與童伴玩耍時任性的掰開蟋蟀的頭;從泥土中挖出蚯蚓放在烈日下挣扎乾涸而死.我們的無知代代相傳,我們的長輩把工業的黑煙噴上天空;污染的廢水灌入河流;以過度的農藥灑在田間.不要説動物,有許多人甚至忘記别的孩子也有父母.

我們要救的不是偶然被抓住的蟑螂;我們要救的是孩子的心,還有人們的良知.

經裏有這麼的一個故事:

有一次森林裏發生大火,動物都開始逃跑.這時有一隻小鳥也飛出森林,但飛出森林,牠並没有逃走,而是飛到很遠的河邊銜一滴水飛回來,將一滴水吐在正在燃燒的森林裏.吐下去後,火還是一樣的燃燒,小鳥又轉身去銜第二滴水吐在燃燒的森林裏,如此來回往返,永不止休.

佛家曰:"盡形壽,拯救世界."

只要有生命的一天,就要為全世界的眾生服務,為一切苦難眾生服務.

佛家也曰:"無緣大慈,同體大悲."

一切衆生,有情無情,與我一體,皆應起憐憫愛護之心.

儒家曰:"知其不可為而為之."

只問耕耘,不問收獲.追求的不是結果,而是一種一往無悔的精神.

道家曰:"聖人無常心,以衆生心為心."

聖人没有私心,以衆生的心作為自己的心.故而將天下的安危繫於一身.

釋道儒三家的教誨帶領我們進入一個每人都響往的理想大同世界.

我願學習經裏那隻小鳥的精神,常常把一滴清涼的淨水吐在因世人的慾火而熊熊燃燒的世界裏.

清祥合十

10-25-2021