Showing posts with label Kinh tế. Show all posts
Showing posts with label Kinh tế. Show all posts

7/28/16

Nền kinh tế quỷ nhập tràng – Dân Chủ Hoa Kỳ và Đảng Trị Trung Quốc.

Nguyễn Xuân Nghĩa

Sau một đại hội Cộng Hòa kỳ diệu là tránh được trận nội chiến giữa các đại biểu ngay trên sàn Cleveland, đại hội Dân Chủ tại Philadelphia lại phơi bày nhiều rạn nứt: Chủ tịch đảng là Debbie Wasserman Schultz phải từ chức trước khi gõ búa khai mạc đại hội vì tội dùng bộ máy đảng ngầm ủng hộ Hillary Clinton. Người sẽ tạm xử lý là Donna Brazile cũng chẳng khá hơn vì có cùng một tội!

Nhìn từ bên ngoài, kẻ nhẹ dạ có thể ngao ngán với nền dân chủ bát nháo này và thầm mơ một sự “nhất trí” giữa các lãnh tụ – như tại Trung Quốc!

5/14/16

Apple bỏ tiền tỷ cho ứng dụng taxi TQ

13 tháng 5 2016

Image copyrightGETTYImage caption

Apple đang muốn củng cố chỗ đứng trong thị trường ở Trung QuốcHãng Apple quyết định đầu tư một tỷ đôla vào ứng dụng gọi taxi Didi Chuxing của Trung Quốc.

Didi Chuxing hiện có thị phần lớn hơn cả Uber ở Trung Quốc.

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, nói bước đi này sẽ giúp Apple hiểu thị trường Trung Quốc rõ hơn.

4/23/16

Hàng ngàn người Đức phản đối TTIP

Biểu tình ở Hannover

Image copyrightREUTERSImage captionHàng ngàn người biểu tình ôn hòa phản đối Hiệp định TTIP giữa Mỹ và EU trên các đường phố Hannover của CHLB Đức.

Hàng ngàn người đã biểu tình tại thành phố Hannover của Đức chống lại một Hiệp định đang được đề xuất về thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu.

4/6/16

"Panama papers": Trung Quốc, khách hàng số 1 của tổ hợp luật sư Mossack Fonseca

Tú Anh (RFI)

Đăng ngày 05-04-2016 Sửa đổi ngày 06-04-2016 14:27

mediaThân nhân nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc nằm ở tâm điểm vụ bê bối Panama Papers.REUTERS/Kacper Pempel/Illustration

Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca ở Panama, trung tâm điểm của cơn bão tai tiếng tẩu tán tài sản và rửa tiền « Panama Papers » có văn phòng đại diện ở nước nào nhiều nhất ? Câu trả lời là Trung Quốc, nơi mà chế độ cộng sản tự cho là cương quyết bài trừ tham nhũng và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn chạy ra nước ngoài.

3/28/16

Nhà máy gần 1.900 tỷ đồng ở Dung Quất đóng cửa

 Sản xuất thua lỗ, sản phẩm tiêu thụ chậm, Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung buộc phải đóng cửa, dừng hoạt động nhà máy Bio Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) năm qua.
Tháng 9/2009, Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung khởi công xây dựng nhà máy Bio Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) với tổng vốn gần 1.900 tỷ đồng. 

3/2/16

Uber đang áp đặt một mô hình kinh tế mới

Thanh Hà (RFI)
Phát Thứ ba, ngày 01 tháng ba năm 2016


« Ubérisation » chưa được đưa vào tự điển Robert hay Larousse nhưng là một trong 12 từ ngữ phổ biến nhất năm 2015 trong ngôn ngữ của Molière. Tất cả các ngành nghề, từ tài xế taxi đến bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, thầy giáo, chủ hiệu bánh mì hay nhà hàng, …đều đứng trước thách thức bị « Uber hóa ». Danh từ chung đó đang làm cả chính phủ lẫn giới chủ và người làm công ăn lương lo sợ về một một mô hình kinh tế mới đang mở ra.


Một nền kinh tế « Uber hóa » là gì ? Tại sao một số người nói tới một « cuộc cách mạng » đem lại những thay đổi to lớn cho các hoạt động kinh tế của thế kỷ 21 ?

2/17/16

Ngân Hàng AIIB của Trung Quốc sẽ bị chìm vì tranh chấp Biển Đông ?

Trọng Nghĩa (RFI)








Liệu Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á – tên quốc tế là AIIB – một ngân hàng do Trung Quốc chủ trương, có bị vạ lây trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ phán quyết về Biển Đông của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sắp tới đây hay không ? Trang mạng nghiên cứu của Mỹ Eurasia trong một bài phân tích công bố hôm nay 16/02/2016 đã không ngần ngại cho rằng AIIB rất có thể sẽ là nạn nhận đầu tiên của các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo ghi nhận của tác giả bài phân tích, Ngân Hàng do Trung Quốc sản sinh này dự trù sẽ cung cấp các khoản vay đầu tiên vào giữa năm 2016 này. Đó cũng là thời điểm mà một tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc ở La Haye dự trù sẽ ra phán quyết định về việc Philippines kiện các yêu sách lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Nếu bác bỏ phán quyết của tòa án và thẩm quyền của một định chế quốc tế được công nhận giải quyết vấn đề Biển Đông, theo Eurasia, Trung Quốc có nguy cơ bị phản đòn dữ dội.

Theo Eurasia, lý do rất đơn giản : khi chính Bắc Kinh tạo ra tiền lệ coi thường một cơ chế trọng tài quốc tế, những quốc gia con nợ của Trung Quốc trong tương lai, những nước sẽ vay tiền của Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, hoàn toàn có thể vin vào đó để không trả nợ.

Bắc Kinh lúc đó sẽ khó có thể cầu viện nơi các cơ chế trọng tài quốc tế để nhờ giải quyết hay áp đặt các biện pháp trừng phạt vì chính Trung Quốc đã tự mình bác bỏ những phán quyết từ những định chế có uy tín trong việc giải quyết các tranh chấp đa phương.

Đối với Eurasia, vấn đề đối với Trung Quốc sẽ rất hệ trọng vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội trong nước.

Trong nhiều thập niên trước đây, Trung Quốc chủ yếu là nước nhận đầu tư từ nước ngoài trên quy mô lớn. Trong tư cách đó, Bắc Kinh đã có thể viết ra - và tùy tiện thay đổi – các quy tắc.

Thế nhưng, trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ ngày càng trở thành nước đi đầu tư, nhờ vào kho dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ đô la mà họ tích lũy được trong thời gian qua.

Ngân Hàng AIIB, theo Eurasia được tạo ra chính là để sử dụng kho dự trữ đó, vào mục tiêu duy trì được công ăn việc làm cho người Trung Quốc, chủ yếu là tại hai đại tập đoàn trong lãnh vực hạ tầng là công ty Điện Quốc Gia và tập đoàn Đầu Khí Hải Dương CNOOC.

Hiện nay, nhu cầu cơ sở hạ tầng cơ sở tại Trung Quốc phần lớn đã bão hòa, các doanh nghiệp nhà nước này do đó cần hợp đồng ở nước ngoài để tránh sa thải nhân công gây mất ổn định chính trị. Thế nhưng khi đầu tư ra nước ngoài, họ phải thay đổi tư duy và cung cách làm ăn.

Hiện nay, Trung Quốc cho rằng các nước láng giềng là - hoặc nên là - một phần mở rộng của Trung Quốc, nơi áp dụng các quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo Eurasia, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một biểu hiện của điều này. Nó được đặt trên hai giả định mang tính chất hồi tố : khẳng định không chứng từ là chủ quyền Trung Quốc đã có từ thời xa xưa, và tuyên bố cũng không chứng từ rằng đấy là chủ quyền không thể tranh cãi.

Đối với Eurasia, con nợ tiềm tàng của AIIB không thể không tự hỏi là liệu các tiêu chuẩn tương tự có thể được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các khoản vay của AIIB hay không, liệu đất đai ở các nước thứ ba, dùng trong các công trình hạ tầng xây bằng tiền vay của AIIB có bị tuyên bố là thuộc chủ quyền « không thể chối cãi » của Trung Quốc – một cách hồi tố - hay không ?

Tóm lại, bài phân tích của Eurasia cho rằng các khách hàng tương lai của AIIB phải tính đến các rủi ro kể trên khi làm ăn với Ngân Hàng Trung Quốc.

1/15/16

Chứng khoán TQ: Cuộc chơi của nhà buôn có tuổi

Vincent Ni BBC tiếng Trung
Cổ phiếu Trung Quốc biến động đã ảnh hưởng đến hàng triệu cá nhân - các chủ cửa hàng, người về hưu và giới tiểu thương, là nhóm chiếm 80% các nhà đầu tư của Trung Quốc. Vậy làm sao thị trường chứng khoán của Trung Quốc lại bị chi phối bởi "nhà đầu tư mặc bộ đồ ngủ"?

1/9/16

Mô hình kinh tế Trung Quốc sản sinh khủng hoảng


Kinh tế thị trường « định hướng xã hội chủ nghĩa » của đảng Cộng sản Trung Quốc đe dọa bản thân Hoa lục và thế giới : cội nguồn gây khủng hoảng, mối đe dọa hàng đầu, vấn nạn không giải pháp, chứng khoán xáo trộn, Bắc Kinh bất lực … là những tựa lớn và phân tích trên báo chí Pháp hôm nay 08/01/2016.

12/3/15

Eurozone sẽ công bố kích thích kinh tế

Image copyrightAFP

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ công bố các biện pháp kích thích kinh tế hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế của khu vực dùng đồng euro nội trong ngày thứ Năm.

11/20/15

Nhật thử nghiệm thành công máy bay dân dụng

Thu Hằng (RFI)

Đăng ngày 11-11-2015 Sửa đổi ngày 11-11-2015 16:16

media

Chiếc MRJ (Mitsubishi Regional Jet ) - máy bay dân sự đầu tiên do Nhật chế tạo - Reuters

Sáng hôm nay, 11/11/2015, Nhật Bản đã thử thành công loại máy bay phản lực, có tên MRJ. Theo phóng viên của AFP có mặt tại chỗ, đây là giai đoạn quyết định đối với ngành hàng không của Nhật sau năm lần phải trì hoãn.

Úc cấm một thương vụ bán đất cho Trung Quốc

Anh Vũ (RFI)

Đăng ngày 19-11-2015 Sửa đổi ngày 19-11-2015 14:57

media

S. Kidman & Co là trang trại tư nhân lớn nhất nước ÚcDR

Với lý do bảo vệ « lợi ích quốc gia », hôm nay 19/11/2015, chính phủ Úc đã ra lệnh cấm bán một trang trại lớn nhất nước cho các nhà đầu tư Trung Quốc.

9/16/15

iPad Pro, Apple TV và Apple Watch Hermès : Những tham vọng mới của hãng “Quả táo”

Thu Hằng (RFI)

Đăng ngày 15-09-2015 Sửa đổi ngày 15-09-2015 17:19

Jeff Williams giới thiệu đồng hồ Apple Watch Hermes, tại buổi giới thiệu sản phẩm mới, San Francisco, California, ngày 09/09/2015.Reuters/Beck Diefenbach

Ngày 09/09/2015, như dự kiến, Apple ra mắt hai sản phẩm mới, iPhone 6S và iPhone 6S Plus. Nhân sự kiện này, hãng « Quả táo » cũng công bố những tham vọng mới về màn hình iPad lớn kết nối với box TV Apple và kế hoạch hợp tác với hãng Hermès để sản xuất đồng hồ thông minh.

9/11/15

TỪ NGA ĐẾN IRAN, HẬU QUẢ VỀ SỰ PHÁ SẢN CỦA GIÁ DẦU HỎA TRÊN THẾ GIỚI.

Nhiều chuyên gia Mỹ, và các nhà bình luận hy vọng gía dầu xuống thấp là một phương cách để lật đổ những chế độ khó ưa, họ kiếm tiền dễ dàng nhờ dầu hỏa. Bây giờ chuyện đó đang xảy ra, nhưng nó xảy ra với một tốc độ rất nhanh. Điều đó có thể gây ra những xáo trộn, và bất ổn to lớn trong một thế giới vốn dĩ đã có nhiều điều phải lo âu.

9/9/15

Chứng khoán : Kênh lây nhiễm từ Trung Quốc

Thanh Hà (RFI)

Phát Thứ ba, ngày 08 tháng chín năm 2015

Chứng khoán : Kênh lây nhiễm từ Trung Quốc

Các biến động chứng khoán tại Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại.REUTERS/Issei Kato

    Những biến động trên sàn chứng khoán Thượng Hải không gây nên một trận sóng thần làm chao đảo tài chính thế giới. Nhưng lo ngại dồn dập từ bản thân mô hình kinh tế của Trung Quốc mới là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia lo âu. Các nước xuất khẩu dầu hỏa và nguyên liệu chờ đợi đơn đặt hàng của Trung Quốc sẽ thưa thớt dần. Các nền kinh tế lấy xuất khẩu làm kim chỉ nam lấn cấn trước quyết định phá giá đồng nhân dân tệ hồi trung tuần tháng 8/2015.

    9/7/15

    Cả thế giới chờ bà Janet Yellen

    Friday, September 4, 2015 7:01:06

    Ngô Nhân Dụng

    Rất nhiều người ở Mỹ biết ông Donald Trump; rất ít người biết tên bà Janet Yellen. Nhưng cả thế giới đang chờ coi quyết định của bà Yellen trong 12 ngày nữa; trong đó có các ông Chu Tiểu Xuyên và cả ông Tập Cận Bình!

    unnamed

    Janet Yellen là chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, thường gọi tắt là Fed. Ngày 16 Tháng Chín này Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ của Fed sẽ họp, trong đó bà Yellen có tiếng nói nặng nhất, ngày hôm sau sẽ cho biết lãi suất ở Mỹ có tăng hay không. Nếu Fed tăng lãi suất, kinh tế cả thế giới chịu ảnh hưởng vì kể từ năm 2006 đến giờ lãi suất chỉ giảm, giảm xuống gần số không, chứ chưa tăng lần nào.

    8/31/15

    Khi Gã Khổng Lồ Nằm Xuống

    Nguyễn Xuân Nghĩa

    20140425154334-china-slowdown

    Thế Giới và Cách Mạng Tháng Tám tại Trung Quốc

    Ngày xưa, Napoléon của Pháp nói rằng Trung Quốc là một gã khổng lồ đang ngủ, khi thức dậy thì sẽ quậy thế giới. Giấc ngủ kéo dài trăm năm, hãy rộng lượng mà tính là từ 1850 đến 1949, cho dễ nhớ! Khi thức giấc vào năm 1949 với tên mới là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tên khổng lồ mất ba chục năm vật vã tự cào xé rồi mới đứng dậy. Được ba chục năm, từ 1980 đến 2010.
    Ngày nay, tên khổng lồ đang nằm xuống, mà thế giới cũng không yên được.

    8/24/15

    Kinh tế Trung Quốc lao dốc, chứng khoán đỏ sàn từ Á sang Âu, Mỹ

    Thụy My(RFI)

    Ngày 24.08.2015

    Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới hôm nay 24/08/2015 tràn ngập sắc đỏ. Từ Á sang Âu, các cổ phiếu giao dịch bị sụt giá ở mức chưa từng thấy. Vì sao tâm trạng hoảng loạn giờ đây quay lại với thị trường ?

    Theo các nhà phân tích, trước hết là kinh tế Trung Quốc tiếp tục lao dốc cùng với bóng ma giảm phát. Những chỉ số đáng thất vọng liên tục được đưa ra, chứng tỏ nền kinh tế thứ nhì thế giới đang bị « cảm nặng », khiến kinh tế toàn cầu cũng trở nên u ám theo

    8/18/15

    Thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi 6%

    Tú Anh

    media

    Một nhà đầu tư theo dõi thông tin chứng khoán tại sàn chứng khoán Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 18/08/2015.REUTERS/China Daily

    Kết thúc ngày hoạt động hôm nay, 18/08/2015, sàn giao dịch Thượng Hải bị mất 6% điểm. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ ba tuần qua phản ảnh tình trạng bất cập của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như không rõ Bắc Kinh sẽ can thiệp hay không."Lo ngại “ là từ ngữ mà các nhà phân tích sử dụng để trả lời AFP trong bản tin về thị trường Thượng Hải mất giá.

    Kinh tế Nga trong cơn bão tố

    Đức Tâm (RFI)

    Phát Thứ ba, ngày 18 tháng tám năm 2015

    Kinh tế Nga trong cơn bão tố

    Tổng Giám đốc tập đoàn Gazprom Alexei Miller (ở giữa), Chủ tịch Tổng công ty dầu khí Trung Quốc Zhou Jiping (phải) và et Tổng thống Nga Vladimir Poutine (trái) tại một buổi lễ ký kết hợp đồng dầu khí, tại Thượng Hải, ngày 21/05/2014.REUTERS/Alexei Druzhinin/RIA Novosti/Kremlin

      Đồng tiền quốc gia bị rớt giá thê thảm, cơ cấu kinh tế mất cân đối, phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu nguyên liệu, dầu khí, phương Tây tiến hành trừng phạt kinh tế tài chính do cuộc khủng hoảng Ukraina. Có thể nói, kinh tế Nga đang trong cơn bão tố. Mặc dù Liên Xô cũ đã sụp đổ cách nay hơn hai thập niên, nhưng nền kinh tế Nga dường như vẫn đi theo con đường cũ, vẫn bị chi phối, chỉ đạo bởi một hằng số : Chính trị là trên hết.