7/30/17

Trùng Dương: Từ Đền Sách Cấm Parthenon ở Đức, Buenos Aires tới Chiến Dịch Cộng Sản Đốt Sách Miền Nam 1975

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Đền Sách Cấm Parthenon, trái, sáng tác phẩm của nữ nghệ sĩ Argentina, Marta Minujín, phối hợp thực hiện với lễ hội nghệ thuật documenta14 tại Kassel, Đức Quốc, với 100,000 cuốn sách của 170 ấn bản đã từng bị cấm trong kho tàng văn học nhân loại. Cuộc triển lãm mở cho công chúng xem từ ngày 10 tháng Sáu tới ngày 17 tháng Chín tới. (Ảnh documenta14). Phải, khách thăm đền chiêm ngưỡng những cuốn sách bọc trong giấy nhựa quấn quanh các cột đền. (Ảnh Gordon Welters/The New York Times)

Đền Sách Cấm Parthenon ở Kassel, Đức Quốc, 2017

Bản tin của tờ báo điện tử Atlas Obscura tới hộp thơ hôm 19 tháng Bẩy có một cái tựa gợi óc tò mò của tôi.

“Một Đền Sách Cấm Parthenon Dựng tại Nơi Đã Từng Dùng Để Đốt Sách.” Nơi đã chứng kiến cảnh tượng đốt sách đó là khuôn viên Viện Bảo Tàng Fridericianum của thành phố Kassel, nguyên xưa là một thư viện, nơi vào năm 1933 Đức Quốc Xã đã đốt khoảng 2,000 cuốn sách trong cái gọi là Chiến dịch Chống lại Tinh thần Phản Đức Quốc.

7/25/17

Trái tim em, lồng ngực anh

Lê Hữu

Đây không phải là chuyện tình lâm ly, ướt át, mặc dù câu chuyện có thật và cảm động. Cô gái đã trao trọn trái tim mình cho chàng trai cho dù hai người không hề quen biết nhau.

Một mình một ngựa

Cô gái tên Abbey Conner, 20 tuổi. Chàng trai tên Loumonth Jack, 21 tuổi. Abbey đã từ biệt thế gian này để đi về một thế giới khác, thế nhưng trái tim cô mãi mãi thuộc về chàng trai, và chàng sẽ chẳng bao giờ quên được nàng suốt phần đời còn lại.

Câu chuyện từng được Bill Conner, ông bố của cô gái, kể lại nhiều lần cho nhiều người, những ai từng đọc thấy hàng chữ “Abbey’s Ride for Life” trên tấm biển gắn đàng sau chiếc xe đạp Trek của ông.

7/24/17

Tháng ngày lưu vong của hoàng hậu Nam Phương:

Khối tài sản đồ sộ, lâu đài, đồn điền nơi đất khách rốt cuộc có khiến bà hạnh phúc?

Là con gái của một trong 4 gia đình giàu có nhất miền Nam thế kỷ XX- đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào,  trở thành hoàng hậu An Nam, khi dứt áo rời quê hương để lưu vong nơi đất khách, Nam Phương hoàng hậu vẫn có cuộc sống sung túc đề huề với những khối tài sản đồ sộ trên khắp nước Pháp và các lãnh địa Pháp như các lâu đài lớn ở Cannes, Limousin, Paris.. nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo… Sở hữu nhiều lâu đài, đồn điền như thế, nhưng rốt cuộc Nam Phương hoàng hậu tìm được hạnh phúc ở đâu trong những năm tháng cuối đời tha hương bên xứ người?

Bom đạn khói lửa, bà hoàng quyết định ra đi, rời khỏi 2 chữ “An Định”

Cung An Định (Ảnh: wikipedia)

Kế hoạch đẩy lùi bệnh tật của ông trùm Facebook

Đưa ra gói hỗ trợ 50 triệu USD, Mark Zuckerberg cùng vợ hướng đến mục đích chữa trị mọi bệnh tật vào cuối thế kỷ 21.

Từng chia sẻ về hy vọng "một thế giới không bệnh tật" trong lá thư gửi con gái, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đang bước từng bước thực hiện kế hoạch đầy tham vọng của mình.

ke-hoach-dy-lui-benh-tat-cua-ong-trum-facebook

                   Vợ chồng Mark Zuckerberg

Theo Business Insider, Mark Zuckerberg cùng vợ là bác sĩ nhi khoa Priscilla Chan điều hành tổ chức Chan Zuckerberg Initiative (CZI) hướng đến mục đích "chữa trị mọi bệnh tật" vào cuối thế kỷ 21. Chủ trương tập trung đầu tư cho nghiên cứu lâu dài, tổ chức Chan Zuckerberg Biohub, nhánh "con" của CZI vừa tuyên bố chi 50 triệu USD cho hàng chục nhà khoa học.

Với mức tài trợ 1,5 triệu USD mỗi người trong 5 năm, 47 chuyên gia được tuyển chọn từ 700 hồ sơ sẽ nghiên cứu nhiều lĩnh vực, từ chíp sinh học đến lây truyền sốt rét. Bên cạnh đó, Chan Zuckerberg Biohub liên kết với 3 trường đại học bao gồm Berkley, UCF và Stanford để giám sát chất lượng công trình.

"Cả Mark và Priscilla đều coi trọng khoa học. Chúng tôi đang tiến hành những nghiên cứu quan trọng giúp giải quyết những vấn đề sức khỏe to lớn", đại diện Chan Zuckerberg Biohub khẳng định.

7/17/17

Liệu Lưu Hiểu Ba có 'chết vô ích'?


lưu

Bản quyền hình ảnhAFPImage captionTro cốt của Lưu Hiểu Ba được rải trên biển Hoàng Hải, gia đình ông cho hay

Giáo sư Bùi Mẫn Hân, Đại học Claremont McKenna (Mỹ) bình luận rằng cái chết của nhà bất đồng chính kiến ​​Lưu Hiểu Ba gửi thông điệp mạnh mẽ: lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chế độ độc tài toàn trị bằng bất kỳ giá nào.

Ông Lưu, 61 tuổi, là một nhà phê bình văn học và nhà đấu tranh nhân quyền ôn hòa, đã phải trải qua tám năm cuối đời trong trại giam vì tội "lật đổ nhà nước", Giáo sư Bùi viết trên trang Project Syndicate.

7/16/17

Nữ toán học hàng đầu thế giới mất khi mới 40 tuổi

Nhà nữ toán học hàng đầu thế giới, Maryam Mirzakhani. (Ảnh: Alchetron)


Maryam Mirzakhani, người phụ nữ đầu tiên đạt giải toán học danh giá nhất thế giới, mới mất hôm thứ Bảy (15/7) sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư.
Cô là giáo sư của Đại học Stanford ở bang California. Là người gốc Iran, Maryam năm nay mới 40 tuổi. Cô bị mất vì ung thư vú, sau 4 năm chống chọi với bệnh tật.
Năm 2014, cô trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng Fileds, giải danh giá nhất trong lĩnh vực toán học, tương đương với giải thưởng Nobel. Tất cả 52 người đạt giải Fields từ trước đến nay đều là nam giới.
Chủ tịch Đại học Stanford, ông Marc Tessier-Lavigne, nói: “Maryam đã ra đi quá sớm, nhưng ảnh hưởng của cô sẽ sống mãi với hàng ngàn phụ nữ mà cô đã truyền cảm hứng để theo đuổi toán học và khoa học”, theo CNN.
Toán học đã cuốn hút Maryam khi cô học trường cấp 3 ở thủ đô Tehran của Iran. Sau đó cô được thế giới chú ý khi đạt huy chương vàng trong 2 kỳ thi Olympiad Toán học Quốc tế, trong đó có một lần đạt điểm tuyệt đối.
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Iran, cô sang Mỹ học tiến sỹ ở Đại học Harvard. Cô từng là phó giáo sư tại Đại học Princeton trước khi chuyển đến Stanford.
Maryam từng mô tả công việc của cô như “bị lạc giữa rừng và cố sử dụng tất cả kiến thức có thể để nghĩ ra một số thủ thuật mới và với một chút may mắn để tìm được đường ra”, theo Guardian.
Tổng thống Iran chia buồn trên Twitter: “Maryam Mirzakhani là một nhà khoa học sáng tạo và một người duyên dáng, người đã đưa tên tuổi Iran đến cộng đồng khoa học toàn cầu. Mong cô yên nghỉ!”.
Thanh Long (nguồn :Đại Kỷ Nguyên)