10/27/22

Nỗi Sầu Vạn Cổ - 萬 古 愁

 Dạo:

      Người soi gương khuất từ lâu,

Sao còn lây lất bóng sầu trong gương.

 

Cóc cuối tuần:

 

      萬 古 愁

對 鏡   舉 酒 鍾,

鏡 前 鏡 裏 兩 愁 容.

      ,
      .

             陳 文 良

 

Âm Hán Việt:

 

         Vạn Cổ Sầu

Đối kính quyên quyên cử tửu chung,

Kính tiền, kính lý, lưỡng sầu dung.

Hung hung thiên cổ hào môn ngoại,

Nhân tử, sầu do tại kính trung.

           Trần Văn Lương

 

Dịch nghĩa:

 

           Sầu Vạn Cổ

Đối diện (tấm) gương, buồn bã nâng chén rượu,

Trước gương, trong gương, hai khuôn mặt sầu.

Thiên cổ rầm rĩ kêu gào ngoài cửa,

Người chết, (nhưng) nỗi sầu vẫn còn tồn tại ở trong gương.

  

Phỏng dịch thơ:

 

          Nỗi Sầu Vạn Cổ

Đứng trước gương nâng chén bể dâu,

Người cùng bóng khổ lặng nhìn nhau.

Con tàu thiên cổ người xuôi mái,

Còn mãi trong gương một bóng sầu.

             Trần Văn Lương

               Cali, 10/2022

 

 

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

     Người chết được mệnh danh là người "thiên cổ" trong khi nỗi sầu lại được gọi là "vạn cổ" sầu!

     Sao lạ vậy? "Vạn" lớn hơn "thiên" cả chục lần kia mà!

    Phải chăng thiên hạ muốn bảo rằng nỗi sầu đau luôn kéo dài hơn kiếp người dù ở bên này hay bên kia thế giới? Quả thật, nhiều thế hệ tỵ nạn đã, đang và sẽ qua đi, nhưng nỗi sầu mất nước vẫn luôn còn tồn tại.

     Than ôi, người soi gương đã khuất mà chiếc bóng sầu vẫn còn mãi trong gương!

     Quả có lý này ư? Đến đây rồi thì lão tăng mù tịt!

     Hỡi ơi!

PHÙ VÂN TRÊN CHIẾU BẠC

Chỉ mới đó đã xa lơ, xa lắc
lứa thanh xuân và năm tháng dãi dầu
Hơn nửa đời ngụp lặn giữa nông, sâu
mà cứ ngỡ mới qua cơn ác mộng!

Đem buồn, vui trong miên trường cuộc sống
chất chồng trên quang gánh trĩu đôi vai
Trăm núi ngàn sông cách vạn dặm dài
cho chân bước thêm nặng tình luân lạc.

Như có tiếng rừng trong bóng đêm xào xạc
khi gió xuyên cành lay cây lá bên song
Phố nhỏ, đường khuya. Nỗi nhớ bỗng ngập lòng
nên tư lự "...nhàn ngâm phao vĩnh nhật" !(*)

Cảnh hỗn mang của nhà tan, nước mất
luôn trĩu lòng từ một dạo sang ngang
Ngày một, ngày hai vẫn chưa hết bẽ bàng
Dù yên phận vẫn chưa quên mật đắng!

Gánh phù vân của chuỗi ngày thầm lặng
chất chứa bao niệm khúc của quan hoài
47 năm! Mộng Hời chẳng nguôi ngoai
Thuyền viễn xứ còn nương bờ lau lách.

Một đại dương chia đôi bờ xa cách
Nửa vòng quay! Sao dịu vợi quan hà?!
Thân lục bình. Đời như giấc mơ qua!
Thấm thoát lại vàng phai mùa viên tịch.

Ngẫm lại đời sau bể dâu, bi kịch
Ngậm ngùi thương cho lứa tuổi xuân thì
Những phong trần trên đôi cánh thiên di
theo ngày tháng đã thành kinh nhật tụng

Chờ ánh sáng đêm trăng mùa sao rụng
thay tâm đăng thắp sáng chốn viễn phương
Ngày nào chưa bí lối, hoặc cùng đường
trên chiếu bạc vẫn chứa chan hy vọng!

HUY VĂN

(*) Trích từ Viên cư trị vũ ( Thơ Cao Bá Quát )

...ngâm nga cho hết tháng ngày

10/20/22

XÓM CHIẾU

Huy Văn                                      

Ba tôi làm thư ký đánh máy trong Công Ty điện lực Đông Dương của Pháp trên Nam Vang ( Compagnie Des Eaux Et D' Électricité De L' Indochine, Phnom Penh- Cambodge ), vào cuối thập niên 40 của thế kỷ trước. Sau khi Cambodge được trao trả độc lập cuối năm 1953, rồi đến năm 1954 nền đệ nhứt Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam được hình thành; ba tôi liền xin vào làm việc trong Tổng Nha Công Vụ, trực thuộc Phủ Thủ Tướng, văn phòng đặt tại đường Catinat-Tự Do, thủ đô Sài Gòn ( đối diện Bộ Nội Vụ ).

Sau gần 4 năm đi đi, về về giữa Nam Vang và Sài Gòn, ba tôi quyết định đưa cả nhà về sống hẳn ở Việt Nam, thay vì vẫn ở chung với bà Nội tại đường Dekcho Damdin trên Nam Vang. Nhà của Nội tuy là một căn phố, nhưng khá khang trang và nằm giữa con đường rậm mát bóng me xanh, với hai đầu là hai ngã tư- có thể nói là- sầm uất nhứt của thủ đô xứ Chùa Tháp lúc bấy giờ. Hai ngã tư đó, cũng là nơi tọa lạc của hai rạp xi nê tối tân nhứt Nam Vang vào thời đó. Phía trái, ở bên kia đường, tại ngã tư Dekcho Damdin và Norodom Blvd là Ciné Lux. Còn phía bên phải, cùng dãy với nhà bà Nội, là rạp Prom Bayon Cinema tại giao lộ Preah Ang Yukanthor và Dekcho Damdin.


10/18/22

Thu cảnh

 



Thấy cảnh mùa thu tựa bức tranh
Lavande sắc tím thoáng mong manh
Hoa vàng hướng dương trời xanh ngắt
Dãy núi xa xôi vẽ muộn màng
Dưới cây xanh ngắt căn nhà nhỏ
Rì rào gió cuốn với mây trôi
Ai người lữ thứ nơi hoang vắng
Có thấy buồn chăng tuổi muộn màng.

Lê Đình Thông


Cảnh mùa thu thật đẹp
Mùi Lavande vấn vương
Hướng dương vàng rực rỡ
Quên cả tuổi muộn màng
CM


Cảm đề “Thu Cảnh” của Lê Đình Thông:

Có phải thu vàng bởi hướng dương?
Lại còn thơm ngát một mùi hương
Mùi Lavande tím bay trong gió
Và áng mây trời…ôi nhớ thương!
-o-o-o-o-
Một căn nhà nhỏ cạnh cây xanh
Rặng núi xa xa vẽ bức tranh
Lữ khách dừng chân say ngắm cảnh
Mong ước thời gian chẳng lướt nhanh!

Nhan Ánh-Xuân