12/28/21

"Thượng đế chỉ cho cháu một chiếc giày"

Đó là một câu chuyện đầy triết lý, có thật về cuộc đời của một người được cả thế giới biết đến.
Vào đầu thế kỷ 20, ở nước Mỹ xa xôi, có một cậu bé gia cảnh rất nghèo khó. Mãi đến khi đi học, cậu vẫn chỉ đi đôi giày đã sờn rách cũ nát.

Cậu nghe người ta nói, vào ngày lễ Giáng sinh, ở bất cứ cửa tiệm nào, chỉ cần cầu nguyện đồ vật mình muốn với Thượng đế, chủ tiệm đó sẽ thay Thượng đế thỏa mãn yêu cầu của bạn.

Đến ngày Giáng sinh, cậu nhìn thấy trên kệ của một tiệm giày có một dãy những chiếc giày xinh đẹp, liền vào trong tiệm giày nói với ông chủ:

"Hôm nay là lễ Giáng sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu chuyển lời đến Thượng đế để ngài tặng cho cháu đôi giày này được không?"

Ông chủ giày nhìn đôi giày trên chân cậu liền hiểu. Lấy đôi giày qua rồi nói: "Được thôi cậu bé, giờ ta sẽ đi báo với Thượng đế". Sau đó ông mang đôi giày vào trong phòng.

Không lâu sau, ông chủ bước ra, nhưng trên tay chỉ cầm một chiếc giày, đưa cho cậu bé rồi nói: "Cậu bé, Thượng đế nói rằng, ngài ấy chỉ có thể cho cháu một chiếc giày, chiếc còn lại cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua nó".

Cậu bé thắc mắc: "Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền mới có thể mua được chiếc giày kia?"

Ông chủ nói: "2 đô".

Cậu bé đáp lời: "Vâng, vậy cháu sẽ quay về nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chiếc giày kia chú nhất định phải giữ lại cho cháu!"

"Yên tâm đi cậu bé!", ông chủ cười nói.

Sau khi về nhà, cậu bé quyết tâm nhặt phế liệu mỗi ngày để kiếm cho được 2 đô la. Cậu hớn hở chạy đến tiệm giày đưa tiền cho ông chủ tiệm. Ông chủ tiệm vừa khen vừa đưa chiếc giày còn lại cho cậu bé. Từ đó, cậu đã có được cho mình một đôi giày mới tinh đẹp đẽ.

Sau khi cậu trưởng thành, cậu từng làm nhân viên cứu hộ, người thuyết minh, phát thanh viên, sau này còn bước vào giới nghệ sĩ, trở thành một người nổi tiếng nhà nhà đều biết.
Và đây cũng là Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ đắc cử năm 1980,
ông ấy chính là Ronald Reagan.


Trong nhiệm kỳ làm Tổng thống, có một lần, khi được phóng viên hỏi về một việc có ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành của ông, Reagan liền nhắc đến chuyện xin Thượng đế tặng ông một đôi giày vào ngày Giáng sinh khi ông còn bé.

Ông nói: "Sau này tôi mới biết, giá gốc của đôi giày ấy là 38 đô, giá một nửa của nó cũng phải 19 đô. Ông chủ tiệm khi ấy chỉ lấy tôi 2 đô, nhưng giúp tôi tôi hiểu một đạo lí: "Thượng đế sẽ không cho bạn toàn bộ những gì bạn muốn, ngài chỉ cho bạn một phần, phần còn lại bạn phải tự nỗ lực để giành lấy".

*****

Ronald Wilson Reagan là một chính trị gia người Mỹ, tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ từ năm 1981 đến năm 1989. Trước khi làm tổng thống, ông là một diễn viên điện ảnh Hollywood và lãnh đạo công đoàn trước khi giữ chức thống đốc thứ 33 của California từ năm 1967 đến năm 1975. Wikipedia
Ngày và nơi sinh: 6 tháng 2, 1911, Tampico, Illinois, Hoa Kỳ
Ngày mất: 5 tháng 6, 2004, Bel-Air, Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Đảng: Đảng Cộng hòa
Nhiệm kỳ tổng thống: 20 tháng 1, 1981 – 20 tháng 1, 1989

Theo Google

Người Đức và người Mỹ đã chia sẻ bữa tối Giáng sinh giữa Thế chiến II như thế nào?

Lính Mỹ trong Thế chiến II; Nguồn: historyofyesterday.com

 Câu chuyện diễn ra vào một đêm giáng sinh năm 1944. Vào thời điểm đó, tình hình chiến sự ở Châu Âu đã đảo chiều. Quân đội Đức ngày càng rơi vào trạng thái bất lợi, quân đồng minh đổ bộ vào đất liền qua Normandie, tiến hành phản công.

Tuy nhiên, Hitler không cam tâm. Vào ngày 16 tháng 12 -- 8 ngày trước lễ giáng sinh năm đó -- ông ta đã mệnh lệnh cho quân Đức đóng tại khu vực Ardennes của Bỉ phát động một chiến dịch, bất ngờ tấn công quân đồng minh, cắt đứt mạch cung ứng của đối thủ, ép quân đồng minh phải giảng hòa.

Đây là chiến dịch đẫm máu nhất trong Thế Chiến II. Chiến dịch kéo dài hơn một tháng với số lượng người thương vong quá lớn, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên.

… …

Tại một nơi sâu hun hút trong khu rừng Hürtgen, một phụ nữ Đức tên Elisabeth Vincken dẫn theo cậu con trai 12 tuổi Frisbey lánh đến đây dựng một căn nhà gỗ ở tạm, bởi tiệm bánh của họ trong thành phố đã bị những trận oanh tạc trên không của quân đồng minh phá hủy tan tành.

12/24/21

Thành Ngữ Hán-Việt Thực Dụng


Danh sách thu thập những thành ngữ thực dụng Hán Việt, tức là thành ngữ gốc Hán nhưng gần gũi trong người Việt Nam, phần lớn bao gồm tục ngữ/ngạn ngữ, ca dao, và danh ngôn từ các sách tối cổ như Tứ Thư, Ngũ Kinh, 2 Minh Tâm Bảo Giám, Tăng Quảng Hiền Văn, v.v. nay đã phổ biến thành thành ngữ.
Phạm Văn Bân biên soạn

12/23/21

MÙA NOEL NĂM ẤY…

Hàn Sĩ Phan

Hôm nay là những ngày sau 20 tháng12, chỉ còn ít bữa nữa là mừng Lễ Giáng Sinh. Trời cuối Thu Florida năm nay cho đến giờ nầy vẫn ấm áp, chỉ có vài ngày thoang thoảng chút mát dịu hơn bình thường mà dân ở đây có thể cho là hơi lành lạnh…Thời tiết nầy ngồi nhấp ngụm trà âm ấm, nghe lại những bài hát Giáng Sinh cũ ngày trước lắm lúc cũng thấy lâng lâng nỗi nhớ…Nhiều khi làm sống lại một vài kỷ niệm khó quên !

“…Mùa NOEL đó chúng ta quen bên giáo đường,
Mùa NOEL đó anh dắt em vào tình yêu.
… Rồi Noel qua bao mộng ước cũng xa rồi,
Yêu nhau chi rồi xa nhau…!"

Dù bài hát diễn tả mối tình lãng mạn không trọn vẹn, hai đứa phải xa nhau, nhưng cũng chỉ là nỗi buồn với mộng ước lứa đôi không thành và với thời gian cũng sẽ phôi pha, rồi có thể chẳng bao lâu :

Khi biết rằng em đã lấy chồng,
Anh về cưới vợ…khỏi chờ trông!
Vợ anh không đẹp như người ấy,
Cũng ấm đời anh lúc lạnh lùng.

Nhưng với “Mùa NOEL năm ấy, 1975” của người viết bài nầy và những bạn bè đồng đội cùng hoàn cảnh thì đó là một nỗi buồn đau mà mỗi lần chỉ thoáng hồi tưởng cũng cảm thấy hình như vẫn còn hằn sâu dấu vết chưa thể nào quên !

12/20/21

Người giàu xứ ta kiếm tiền từ đâu?

Vietnamnet.vn ngày 20/12/2021

Mấy ngày gần đây, trên báo và mạng xã hội bàn luận nhiều về chuyện đấu giá đất 2,4 tỷ/m2 ở Thủ Thiêm. Tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu nền kinh tế nước ta từ khi mở cửa phát triển thế nào, người giàu làm giàu từ đâu.

Tôi cũng tìm hiểu thêm về các tỷ phú, những người giàu trên thế giới, để từ đó so sánh ở Việt Nam ta làm ăn có khác với họ không. Tuy nhiên, ở xứ ta, câu trả lời thật chính xác về nguồn gốc làm giàu là rất khó.

"Đất vàng” tại khu đô thị mới Thủ Thiêm

Bởi nhiều người giàu không lên sàn, cả những người đã lên sàn chứng khoán cũng luôn có sự chuyển đổi từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác, khó xác minh. Đó là chưa kể sự thiếu minh bạch vốn tồn tại dai dẳng mà công luận đang lên tiếng. Ngay cả thứ đã công khai, số liệu, các loại thông tin nhiều khi cũng chỉ đúng một phần.

12/19/21

“CẨM NANG XANH” : Sự dũng cảm thay đổi trái tim

RFI- Lệ Thu  Đăng ngày: 18/12/2021

Ê-kíp làm phim Greenbook "Cẩm nang xanh” trên sân khấu Lễ trao giải Oscar 24/02/2019. AFP
Nghe: Phần âm thanh:


Vượt lên trên khá nhiều tranh luận xung quanh việc có xứng đáng được danh hiệu cao quý nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 91 hay không, “Cẩm nang xanh” vẫn là một bộ phim chất chứa nhiều cảm xúc, mà trong đó người ta tìm thấy những nụ cười, những chân thành và cả những xót xa.

Truyện phim kể về câu chuyện có thật giữa một nghệ sĩ dương cầm da màu chơi nhạc Jazz - Don Shirley - và người vệ sĩ kiêm quản lí tour diễn của ông, Tony Lip Vallelonga, cùng tình bạn của họ trong suốt chuyến lưu diễn dài hai tháng xuôi theo miền Nam nước Mỹ đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Ai cũng biết, thời điểm đó, đạo luật Jim Crow với đầy những quy tắc hà khắc nhắm vào người da màu vẫn đang rất thịnh hành ở nơi đây. Bởi vậy, nhắc tới “Cẩm nang xanh”, người ta nghĩ ngay tới một bộ phim với nội dung phân biệt chủng tộc, đặc biệt, phim lại lấy cảm hứng từ cuốn sách “The Megro Motorist Green Book”, cuốn sách được coi là Cẩm nang du lịch dành cho người da màu.