10/26/20

蟑螂的小故事

今年初搬來的鄰右是一家四口的東方人,四十出頭的壯年夫妻和兩個年約十來歲的孩子.

上週末看見這兩個小兄弟在臨近的街道上議論紛紛.我好奇的走過去看.

原來他們在家中的車庫裏捕到了兩隻蟑螂,正在舉行殺蟲大典.準備點火燒蟑螂,看牠們在烈火中被燒成蜷曲的身子.

我對小朋友説:"這樣太残忍了.想一想你們有被開水燙到手的感受嗎?更何況是火燒全身,是多麼的痛呀!"

小朋友没想到半途冒出個陌生人,又勸止他們燒蟑螂.一時間氣氛變得僵化而沈默.

半晌,小朋友説:"可是,可是蟑螂是害蟲呀!偷吃我們家的東西."

我説:"照你們這麼説,做小偷的人不也應該放火燒了嗎?任何人,不管好人,壞人都有父母,在父母眼中都很可愛.蟑螂可能是偷東西回去給年老的父母吃,牠們可能是父母的乖孩子呢!"

小朋友又説:"如果我們不殺害蟲,害蟲就會愈來愈多,到時候就會被害蟲侵佔了."

我對孩子説:"這世界每天有幾千萬人在殺害蟲,譬如噴殺蟑螂的藥,但蟑螂從來没有減少;這世界有許多人在保護野生動物,野生動物也没有增加.何況,什麼是害蟲呢?山中的飛禽猛獸都是害蟲,蒼鷹,老虎,野狼哪一種不是害蟲呢?我們是不是也要把牠們殺了嗎?不管好的或不好的動物都有在地球生存的權利,牠們都有父母和兒女,所以我們不應該肆意殺害動物."

小朋友更加沈默了.

他們突然説:"不然,我們不要放火燒,我們給牠們一點懲罰,罰牠們到路口的溝渠邊吃泥土."

接着便呼嘯而去.

我看著小朋友遠去的背影,心有感慨.每個人都有善根,尤其是小孩子,就像一張白紙,容易感染.大人有責任開啟孩子的仁愛之心,不應該殘忍的對待别的衆生.

真正的仁愛不是對好衆生的慈愛,而是對惡衆生的悲憫;何況衆生有什麼好惡的分别呢?

曾經有一位淨土宗的師父説:"西方淨土是為惡人而設教的."

有人問他為什麼不是為善人而設,而是為惡人而設?

他説:"善人所處的地方,就是淨土,還需要什麼淨土?何况惡人臨終覺悟十念阿彌陀佛就可以去淨土,善人更不用説."

我們在幼年的時候,都曾因為無知,在家裡隨意用手指捏死螞蟻;與童伴玩耍時任性的掰開蟋蟀的頭;從泥土中挖出蚯蚓放在烈日下挣扎乾涸而死.我們的無知代代相傳,我們的長輩把工業的黑煙噴上天空;污染的廢水灌入河流;以過度的農藥灑在田間.不要説動物,有許多人甚至忘記别的孩子也有父母.

我們要救的不是偶然被抓住的蟑螂;我們要救的是孩子的心,還有人們的良知.

經裏有這麼的一個故事:

有一次森林裏發生大火,動物都開始逃跑.這時有一隻小鳥也飛出森林,但飛出森林,牠並没有逃走,而是飛到很遠的河邊銜一滴水飛回來,將一滴水吐在正在燃燒的森林裏.吐下去後,火還是一樣的燃燒,小鳥又轉身去銜第二滴水吐在燃燒的森林裏,如此來回往返,永不止休.

佛家曰:"盡形壽,拯救世界."

只要有生命的一天,就要為全世界的眾生服務,為一切苦難眾生服務.

佛家也曰:"無緣大慈,同體大悲."

一切衆生,有情無情,與我一體,皆應起憐憫愛護之心.

儒家曰:"知其不可為而為之."

只問耕耘,不問收獲.追求的不是結果,而是一種一往無悔的精神.

道家曰:"聖人無常心,以衆生心為心."

聖人没有私心,以衆生的心作為自己的心.故而將天下的安危繫於一身.

釋道儒三家的教誨帶領我們進入一個每人都響往的理想大同世界.

我願學習經裏那隻小鳥的精神,常常把一滴清涼的淨水吐在因世人的慾火而熊熊燃燒的世界裏.

清祥合十

10-25-2021

10/25/20

Bàn tay vợ hiền

 Bàn tay vợ hiền 

Vuốt tóc em âu yếm dịu dàng
Một thời nắng gió phải nặng mang
Mình nghèo lo kiếm ăn bươn chải
Đâu có thời gian để điểm trang..

Mái tóc huyền đen phủ kín vai
Bây giờ thưa thớt thế nầy đây
Trước khi phẫu thuật người ta cạo
Hơn 6 tháng nay chửa kịp dài !

10/24/20

Món Hàng Từ Quê Cũ

 Dạo:


Ngậm ngùi vật đó, mình đây,
Mai kia đều cũng vùi thây xứ người.
Cóc cuối tuần:

Món Hàng Từ Quê Cũ

Chân rảnh rỗi tạt vào khu thương mại
Vừa được quyền mở cửa lại gần đây,
Mắt láo liên nhìn nam bắc đông tây,
Lâu lắm mới có một ngày xuống phố.

Tiệm bán hàng đồ sộ,
Giày, áo quần... bày khắp chỗ dọc ngang,
Khách tha hồ đủng đỉnh lang thang,
Tay mó máy món này sang món nọ.

Chợt thoáng thấy món hàng nằm bó rọ,
Được đến từ miền đất khổ xa xôi,
Khẽ mấp máy bờ môi,
Chân nhích lại, tim bồi hồi xúc động.

Thương món hàng lạc lõng
Lóng ngóng đợi tay người,
Thân phận hạt mưa rơi
Đang vất vưởng nửa vời trên đất lạ.

Liếc nhìn qua giá cả,
Càng buốt giá ruột gan,
Người thợ làm vất vả ở Việt nam,
Đã lãnh được mấy phần ngàn giá bán?

Kẻ hưởng lợi chính là bầy cướp cạn,
Lợi dụng cơn kiếp nạn của quê nhà,
Cấu kết cùng lũ tài phiệt phương xa,
Để bóc lột đến tối đa đồng loại.

Người dân nghèo ngắc ngoải,
Cả gia tài còn lại mỗi đôi tay,
Đành đau lòng chấp nhận mọi đắng cay,
Liều phó mặc rủi may cho số phận.

Các hãng xưởng mọc đầy trên đất hận,
Mà chủ nhân đứa ở tận Nam Hàn,
Đứa rung đùi đếm bạc ở Đài Loan,
Chỉ dân Việt lầm than làm nô lệ.

x

x x

Hỡi sản phẩm đang được bày trên kệ,
Ai còng lưng lao lực để cho ngươi
Được chủ nhân xuất cảng đến xứ người,
Và tham dự vào trò chơi đắt rẻ?

Phải chăng là đứa trẻ,
Tuổi thơ ngây đáng lẽ được đến trường,
Mà chỉ vì lâm hoàn cảnh đáng thương,
Đành vắt sức đổi đồng lương rẻ mạt?

Hay cô gái đồng quê dù đói rạc,
Vẫn quyết không bán thân xác kiếm tiền,
Nên cam lòng chịu khổ cực triền miên,
Gắng lao động ngày đêm quên giấc ngủ?

Hay là kẻ dẫu học hành đầy đủ,
Nhưng không tiền đút lót lũ âm binh,
Vì chén cơm bát cháo của gia đình,
Việc tệ mấy cũng ép mình chấp nhận?
x

x x

Càng khắc khoải đứng nhìn, càng uất hận,
Thương quê hương, thương số phận dân mình,
Thương món hàng từng bước nhỏ linh đinh,
Đang tiếp tục cuộc hành trình lữ thứ.

Người cũng thế, một "món hàng" xa xứ,
Được từ lâu "sản xuất" ở quê nhà,
Vì vận nước phong ba,
Nên đã phải ôm hờn xa đất mẹ.

Món hàng thật, tuy giờ còn mới mẻ,
Nhưng mai rày cũng sẽ phải tả tơi,
Cũng sẽ chung nỗi bất hạnh với người,
Cùng chua xót phút cuối đời luân lạc.

Vật hết kiếp sẽ vùi thây bãi rác,
Người xong đời cũng gửi xác nơi đây,
Hai số phận lưu đày,
Sẽ chẳng có dịp quay về chốn cũ.

Trần Văn Lương
Cali, 10/2020

"KỶ NHÂN HỒI"


"KỶ NHÂN HỒI"
Hoang lạnh trải sương vào thung lũng
Lối mòn theo dốc mịt mờ leo
Khoác áo giang hồ trên vai mỏi
Nhìn mây viễn xứ nhớ quê nghèo.

Có phải ta vừa mơ hạnh phúc
khi nhìn hoa dại nở trong mưa
Chợt nhớ nhà ai vàng hiên cúc
Hỏi thầm cố quận đã Thu chưa?

Một gánh tang thương đời phiêu bạt
Tuổi thơ bỏ lại phía sau lưng
Hoa niên cũng lắm phen trôi dạt
Tóc trắng đường mây, bước vô chừng.

Ký ức hành hương về dĩ vãng
Theo trang nhật ký thả ngược dòng
Níu lại thời gian, dù khoảnh khắc
để thoáng hương xưa quyện hoài mong.

Không phải sa trường sao "Túy Ngọa"?!
Đong giọt sầu trong chén đầy, vơi

Ly khách quặn lòng mơ quê cũ
Viễn phương, hồn mộng "Kỷ Nhân Hồi".
HUY VĂN ( HVC )

10/23/20

CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN

 


Có 1 lần lâu lắm rồi , tôi có gặp người bạn nói ngày xưa ở VN trước năm 75 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến…

Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy ác độc quá…Ông nói tội lắm cô ơi…đôi khi phải vứt trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ…Chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất kêu thảm thiết lắm…Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim mẹ…

CHUYỆN CỦA CHIM YẾN
Câu chuyện ray rức lòng người. Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.

Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.

Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quãng đời còn lại.

Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn còn cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.

Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.

Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp , còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào, hầu nhét cho đầy lòng tham. Loài đã làm những cuộc tàn sát đẫm máu mang tên “Yến Sào”.

Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được, một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…

Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.

10/21/20

Diễn Đàn "Tỉnh Táo"

Kính gửi quý giáo sư và anh chị,
Diễn đàn DLUB75 sẽ đóng cửa vào ngày November 10, 2020 và tôi sẽ lập một diễn đàn mới, lấy tên là Tỉnh Táo với các chi tiết đã được thông báo cách nay 10 phút.

Best regards,

BP


Mục đích sinh hoạt của diễn đàn Tỉnh Táo rất đơn giản:

chia sẻ mọi loại tin tức
tán gẫu giải khuây với những chuyện thông thường trong đời sống
thảo luận chỉ trên sự kiện mà thôi, không đả kích cá nhân thành viên
đăng hay không đăng email vào diễn đàn là tự do tuyệt đối của mỗi thành viên.
Diễn đàn có đại đa số trên 65 tuổi và căn bản là quý giáo sư, cựu sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt trước ngày 30-4-1975 nhưng không giới hạn những ai không có mối tương quan Đà Lạt.

Chỉ những ai đã ghi danh mới có thể xem và đăng email vào diễn đàn; người ngoài diễn đàn không thể thâm nhập được.

Bắt đầu vào ngày November 15, 2020, tôi sẽ gửi email đến mỗi một người mà tôi kỳ vọng sẽ chấp thuận tham gia vào diễn đàn Tỉnh Táo, và diễn trình này sẽ phải mất đến 60 ngày mới xong bởi lý do là Google chỉ cho phép gửi thư mời 10 người mỗi ngày - không mời en mass được.

Đến ngày January 15, 2021, một danh sách thành viên sẽ công bố với họ, tên, (giáo sư, trường, khóa, quốc gia cư ngụ nhưng không công bố địa chỉ email.) Và sau đó, tất nhiên sẽ có người vô, người ra theo thời gian, và tôi tùy nghi mà thông báo.

Best regards,
BP