6/10/20

Happy Birthday ! Thầy Trần Long


Happy Birthday !
Thầy Trần Long


‘‘Happy’’ kính chúc tuổi vàng son
Rộn ràng đây đó hát chung lòng
Chín chục thiều quang còn khỏe mạnh
Canh Tý lập hạ vẫn sáng trong
Tên ‘‘Trần’’ : ở mãi nơi trần thế
Thọ đến trăm năm dạ sắt son
Kính chúc Thầy Cô luôn sáng suốt
Rồng mây kết tụ giải Tiên Long.

Paris, 09.06.2020




6/5/20

Cái Nhà Là Nhà Của Ta




Cái Nhà Là Nhà Của Ta

Thuở nhỏ, tôi là sói con sinh hoạt trong bầy Sóc Sơn ở Hà Nội. Ngày chủ nhật, bầy sói họp hành, lúc thì ở Viện Bảo Tàng sau Nhà Hát Lớn Hà Nội, có lúc là Văn Miếu, Voi Phục, Láng, Gò Đống Đa v.v. Mỗi khi họp bầy, chúng tôi đứng thành vòng tròn, hát đuổi (canon) nhau bài ‘‘Cái Nhà Là Nhà Của Ta’’ :
Cái nhà là nhà của ta
Công khó ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà.
Câu thứ hai tình cờ có tên ‘‘cha Lập’’ thì hẳn câu đầu phải là cái Nhà Thụ Nhân. Tôi ngẫm nghĩ mãi trong đầu, mạn phép sửa lại chút đỉnh cho hợp tình hợp cảnh :
Cái nhà là nhà Thụ Nhân
Công khó Đức Ông nhiều ân
Cháu con ta gìn giữ lấy
Muôn năm mái ấm đỡ đần.
Đến khi khôn lớn, tôi mới biết tác giả ca khúc hướng đạo này là cha Nguyễn Văn Thích (1891-1978). Ngài là một Trưởng Hướng Đạo kỳ cựu, năm 1953 là tổng tuyên úy Hướng Đạo Toàn Quốc.

Một Cõi Đi Về



Một Cõi Đi Về

Ngày 20/05/2020, bạn Võ Thành Xuân viết trên TN 1-2 mấy chữ : ‘‘Nhân đây cũng xin nhắc lại Diễn Đàn Thụ Nhân luôn rộng mở để hân hạnh đón nhận bài viết dưới mọi hình thức và Lá Thư Thụ Nhân của quý anh chị và quý bạn’’.

Với lời ngỏ của chủ biên, ĐDTN khác gì tòa nhà Minh Thành năm xưa, là ‘‘một cõi’’ với cây cầu nho nhỏ bắc ngang, đón nhận bài vở của TN khắp nơi ‘‘đi về’’.

Chương XXI, sách Trung Dung viết rằng : ‘‘Tự minh thành, vị chi giáo’’. (自明) có nghĩa là nhờ giáo dục (Thụ Nhân) mà trí ta sáng suốt, lòng ta thành thực. Minh Thành là tên của tòa nhà cạnh chiếc cầu son. Không những Đức Ông Nguyễn Văn Lập có công thành lập phân khoa Chính Trị Kinh Doanh, ngài còn đặt cho mỗi cơ sở trong khuôn viên Viện Đại Học Đà Lạt một tên lấy từ Tứ Thư (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung). Đây là phưong pháp giáo dục hậu đại học chỉ bằng tên gọi (valeur nominale), giúp các cựu sinh viên luôn ghi nhớ và áp dụng các châm ngôn giáo dục Thụ Nhân trong cuộc sống hàng ngày.

Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho TQ và Mỹ

 BBC tiếng Việt.
Hình ảnh hai lãnh đạo Mỹ - Trung tại một cửa hàng lưu niệm Moscow, ngày 3/6

Đúng ngày 04/06/2020, thủ tướng Singapore cảnh báo về cuộc đối đầu Mỹ - Trung và nói châu Á không muốn bị buộc phải chọn đứng về chỉ một bên.

Bài đăng trên trang Foreign Affairs của ông Lý Hiển Long có tựa đề 'The Endangered Asian Century: America, China, and the Perils of Confrontation’  (tạm dịch: Thế kỷ châu Á lâm nguy: Hoa Kỳ, Trung Quốc và hiểm họa của đối đầu), nhấn mạnh đến vai trò của Hoa Kỳ tạo dựng trật tự an ninh, môi trường ổn định và thịnh vượng cho nhiều nước châu Âu nửa sau thế kỷ 20.

Điểm qua vai trò chính yếu của Hoa Kỳ ở Đông Á trong Chiến tranh Lạnh mà ông nhìn nhận rất tích cựu, thủ tướng Singapore thẳng thắn nhắc lại vị thế nghèo, tự cô lập của nền kinh tế Trung Quốc trước Mở Cửa.

Điều này khiến cho các nước dựa vào 'Trật tự Mỹ' (Pax Americana) có từ sau Thế Chiến 2 ở châu Á phải tự vấn về vai trò của Washington.

Nhắc lại vị trí "từ lâu" trong kiến trúc an ninh vùng của Hoa Kỳ, ông Lý Hiển Long viết:

"Hoa Kỳ đã tham chiến tốn kém hai lần ở Triều Tiên và Việt Nam, và các cuộc chiến này đã cho các nước không cộng sản trong vùng có thời gian quý báu để củng cố xã hội, kinh tế của họ trong cuộc chiến giành nhân tâm chống lại chủ nghĩa cộng sản."

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại một cuộc họp báo chung tháng 5/2019
 (Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES)

6/3/20

Chú Tư Mạnh


Những năm đầu của thập niên 80 , sau 5 năm lưu đày ở Củ Chi , Tôi được về thành phố dạy 1 trường Cấp 3 ở gần nhà . Mỗi tuần chỉ có 12 tiết dạy của 3 lớp cuối cấp , chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông . Rảnh rỗi dù thời gian này , cả nước đang đói . Nhưng tôi vốn vô lo , đến đâu hay đến đó , quanh quẩn với đồng lương chết đói , sống tạm qua ngày . Chẳng biết làm chi cho hết giờ , lại bày đặt Chơi Chim . Chơi ở vườn Tao Đàn , sáng sáng xách lồng chim , đạp xe ra , tụ nhau lại đấu láo và nghe chim hót. Và cũng từ đó thành lập 1 nhóm cùng ngồi với nhau .

 Người cao tuổi nhất nhóm là Chú Tư Mạnh , hồi đó cũng khoảng 50 . Chú cao to như Tây , ăn mặc chải chuốt và thanh lịch như công chức cao cấp thời trước . Giọng rặt Nam bộ và hành xử cũng khá hào phóng với mọi người . Gia đình Chú thuộc loại giàu có , hồi đó đa số đều đi xe đạp hoặc xe gắn máy cũ mèm , Chú chơi xe Honda đời mới do đám viễn dương đem về bán , chiếc nào cũng giá mấy lượng vàng . Đôi khi cuối tuần , Chú lại đến bằng xe hơi Peugeot có tài xế lái . Lúc đầu , ai cũng tưởng Chú là cán bộ có chức vụ về hưu , nhưng dần dần hỏi chuyện hoá ra không phải . Chú là dân buôn bán từ xưa đến giờ . Chuyên bán vàng . Lúc đó nhà nước cấm dữ lắm , nhưng nhu cẩu xã hội vẫn có , nên Chú vẫn tiếp tục nghề xưa , dù là mua chui bán lậu . Chú có đến 3 căn nhà , toàn mặt tiền đường lớn , mà cái nào cũng to . Tụi tui cứ thắc mắc không hiểu với tài sản như thế mà sao gia đình Chú lại thoát được mấy lần đánh tư sản khốc liệt vậy ? Hoá ra là Chú có người em ở rừng về , làm chức gì lớn lắm trong uỷ ban thành phố , nên tài sản Chú được an toàn mà nghe đâu lại càng nhiều hơn khi có sự trợ thủ đắc lực của Chú Em . Sáng nào cũng vậy , Chú đều chơi dĩa bò kho bánh mì có bốn miếng thịt lớn , Chú bảo Chú rất thích món này , ăn hoài không thấy ngán .. Thường thường , Chú ăn 2 miếng , còn 2 miếng bà chủ đã biết ý , luôn gói lại đưa Chú mang về cho 2 con chó Fox bé tí tì ti . Thời đó đói ăn , cả tháng làm giáo viên như tôi mới mua tiêu chuẩn được nửa kí thịt heo bạc nhạc với mỡ , nên thấy Chú ăn sáng như vậy , tụi tôi thấy Chú quá sang trọng , nên dù ngồi với nhau , tiếng nói của Chú vẫn có giá trị hơn hẳn . Người giàu sang lúc nào cũng thế , giữa mọi người họ vẫn có vị thế cao hơn 1 bậc , bởi họ nhiều tiền hơn đương nhiên tiếng nói của họ được vị nể hơn . Chúng tôi càng nể Chú hơn nữa khi gặp 2 đứa con của Chú . Chú có 2 đứa con , trai lớn gần 30 , cô con gái nhỏ khoảng 25-26 tuổi . Cả 2 đều rất lễ phép và cũng vừa lập gia đình . Mỗi lần đi đâu xa hoặc cuối tuần về quê chồng quê vợ , con Chú đều ra tận nơi sân chim để chào và xin phép Chú về thăm Cha thăm Mẹ . Lần nào cũng cúi đầu , khoanh tay chào hết mọi người khi đến cũng như lúc đi . Chú hãnh diện về điều này , mà tụi tôi cũng đồng ý về sự hãnh diện đó của Chú . Cái thời buổi nhiễu nhương , ông thằng thay đổi tá lả thế này , nề nếp gia phong lộn tùng phèo mà còn được những đứa con như thế thì hãnh diện là quá đúng rồi !

6/2/20

Ôn dịch


Cả ngàn cây im phăng phắc, không một chiếc lá lay, không một cơn gió thoảng. Khu rừng trầm lắng đến độ có thể nghe được âm thanh tăng trưởng của từng thớ gỗ trong thân cây, cái không khí lặng mà căng như dây đàn, nó dồn nén tưởng chừng chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm bùng lên, nổ tung ra. Toàn bộ cây rừng đang lo lắng cho số phận của mình, dù biết rằng có lo sợ cũng không giải quyết được gì, nhưng một khi đứng trước cái chết gần kề thì không thể nào không lo. Các loài thú rừng, chim muông, sâu bọ…cũng hoang mang tột độ.

 Cụ thông già vài trăm tuổi nhưng thân hình rắn rỏi vươn thẳng lên trên không, mái đầu xanh thẫm, thân rất ít cành nhánh. Cụ đã trải qua bao nhiêu bão tố, tuyết băng… mùa đông có lạnh thế nào đi nữa cũng không thể làm suy sắc xanh của cụ. Cụ là chứng nhân biết bao chuyện buồn vui của khu rừng này và thế sự của loài người quanh đây. Cụ cất tiếng ồm ồm:
 - Kiếp nạn chúng ta sắp đến rồi, bọn người sẽ đến chặt phá, ủi trọc khu rừng này. Bọn họ dự định xây một thương xá mới ở đây. Bọn họ thật ích kỷ và lãng phí! những thương xá cũ vẫn còn bền vững nhưng quyết bỏ đi để xây cái mới. Bọn họ sống nhờ dưỡng khí của chúng ta cung cấp, điều hoà chúng ta làm, chắn bão chúng ta lo, ngăn xói mòn lũ lụt chúng ta liều thân…Ấy vậy mà bọn họ lại đi hại chúng ta không thương tiếc. Bọn họ thậm vô minh, hại chúng ta cũng tức là hại chính bản thân họ, con cháu họ.
 Bấy giờ khu rừng mới lào xào, có tiếng thút thít, tiếng thở dài, thậm chí có tiếng phẫn nộ. Bọn cát đằng, cát căn, tường vi, đậu biếc, chùm… quấn quýt nương nhờ những thân chủ quanh đấy rên rỉ:
 - Chúng ta chết ư? làm sao bây giờ? Chúng tôi không muốn chết!
 Những hạng tầm trung như: hoàng điệp, xoan, táo nhơn, dogwood… thì run rẩy: