5/5/20

VỀ TÂY ĐÔ, XUÔI DÒNG QUÁ KHỨ THĂM VÙNG ĐẤT LONG TUYỀN

Xa xưa, Long Tuyền là tên một xã nhưng qua thời gian, đã trở thành một địa danh nổi tiếng bao trùm một vùng rộng lớn gắn với lịch sử phát triển xứ Cần Thơ. Địa danh này mang ý nghĩa là ‘suối rồng’ hay người xưa gọi là ‘long mạch’, theo hình dung đầu vàm Long Tuyền như miệng rồng và con rạch Long Tuyền như thân rồng uốn lượn.



Địa danh Long Tuyền bao gồm từ chợ An Thới đến mạn Đông cầu Trà Nóc và chạy sâu vô bên trong theo trục đường Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thuỷ, nối với tỉnh lộ 923 và kéo tận đến phường Long Tuyền. Do phạm vi rộng lớn và có nhiều di tích văn hóa - lịch sử cổ kính nên vùng này còn được gọi là làng cổ Long Tuyền, với đầu mối là ngôi miếu cổ Long Tuyền - nay được gọi là đình Bình Thuỷ.

5/4/20

CA DAO và “ĐẠO HỒ”

Các bạn thân mến, ba mươi tháng tư là ngày hồi tưởng nỗi đau bùng phát sâu đậm không thể nào quên.
Những ngày kế tiếp cho mãi đến bây giờ là nỗi buồn gậm nhấm dài lâu về những mất mát...
Có những cái mất mát vô hình nhưng ai đã sống ở miền Nam trước 75 đều cảm nhận được : -Sự tự do thoải mái, - nền tảng đạo đức cơ bản truyền lại từ bao đời, - tinh thần tôn sư trọng đạo,- Ý thức trân trọng nền giáo dục nhân bản, - Nét đẹp của thi ca, văn học, nghệ thuật, sinh hoạt dân gian...
Tất cả đang tàn lụi hoặc biến tướng trên nền tảng đạo đức suy đồi...
Trong niềm ưu tư ấy, Hàn Sĩ có chút tâm tình gởi đến các bạn cùng chia sẻ.
( đặc biệt với muội muội Xuân Nhan, Hàn có đọc bài thơ "Bên nầy nổi nhớ". Muội nói là bài thơ cũ nhưng Hàn vẫn xem như mới hôm qua, nỗi buồn vẫn thấm thía ! )
Ca Dao & Đạo Hồ
“Mình về mình nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”.
Quê hương thuở ấy đẹp tươi,
Ca dao, tục ngữ ru đời nên thơ.
Buồn thay đất nước bây giờ,
Lấy gương gian trá cáo HỒ dạy dân !
Tên nầy xảo quyệt bất nhân,
Gian hùng, thâm hiểm mười phân vẹn mười.
Đàn em một lũ đười ươi,
Tô son cho Lão bắt đời tôn vinh.

“Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Già Hồ đảng bắt em yêu,
Thì em xin lỗi ! chẳng chiều đảng đâu.
Đoạn trường dân đã qua cầu,
Nay xin tìm lại những câu ân tình:

“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”
Ngày xưa em giữ làm tin,
Biết đâu Thiên ý nên duyên vợ chồng.
Ngày nay duyên nợ hợp đồng,
Bán thân để cứu gia đình lầm than.
Tội thay cô gái Việt Nam,
Nhân duyên trọn gói năm ngàn tiền đô !
ĐỈNH CAO ĐẠO ĐỨC CÁO HỒ :
BÁN TRÔN, BÁN CẢ BIỂN, HỒ, NƯỚC NON.

“Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Từ ngày “thống nhất” đến giờ,
Lương tri, đạo đức đứng bờ vực sâu.
Người ơi xin nhớ lấy câu :
“Lang thang khắp chốn không đâu bằng nhà”
Muốn về tắm lại ao Ta,
Hãy cùng dọn sạch ao nhà cho trong.
Chung tay, chung sức, chung lòng.
Quyết tâm thực hiện ước mong dân mình.
Đứng lên lật đổ Cộng quyền,
Phục hồi đạo đức thánh hiền xưa nay.

Hàn sĩ Phan

5/3/20

Bản Tin số 33 (Bộ mới)

Trong số này:
Covid-19 = Dịch Tàu phù Lưu Văn Dân
Xứ Trầm Hương (thơ) Ngô Bích Ngọc
Âm nhạc trị liệu pháp - Lợi ích của âm nhạc Trần Văn Nho (Trần Thụy Minh)
Thụ Nhân một thời chinh chiến Phan Thạnh
Lương Châu từ Lày A Mản
Kappa Delta Nguyễn Huỳnh Tân
Tổng kết tài chánh Thủ quỹ
Vần Thơ Hội Hữu (thơ) Nhiều tác giả
Thiên Tự Văn (tiếp theo) Lày A Mản
Gia chánh Quản Mỹ Lan
Tin tức đó đây

5/1/20

Trại Tù

viết tặng nhà báo Hoàng Ngọc Nguyên



Nắm chặt tay trong gôm cùng cũi sắt
Xà lim này giam hãm ý thênh thang
Nhớ ngày xưa trên trang báo nghênh ngang
Đệ tứ quyền làm bao nguời chóng mặt.

Khi xích sắt nghiến càn dinh độc lập
Là tự do cơm áo cũng ra đi
Trại Trảng Lớn giam thân nơi hỗn tạp
Thức ăn là cục muối với khoai mì.

Lệnh chuyển trại, đổi qua Thành Ông Lớn
Giam thân trong cũi sắt sống qua ngày
Lơ đãng nhìn mây trắng thấp thoáng bay
Ta dẹp bỏ từ đây bao giấc mộng.

Lệnh chuyển trại, khăn gói đến Hóc Môn
Ta thầm đếm bao nhiêu là tờ lịch
Rồi lệnh thả, sau đêm dài tịch mịch
Nơi chốn xa thân thuộc vẫn ngóng trông.

Lê Đình Thông

(Paris, ngày 30/04/2020)






Ngày Giỗ Thầy


4/30/20

Hồi Hương

Dạo:

Hồn về chốn cũ bơ vơ,
Mộ mình ngày trước bây giờ nơi nao?
Cóc cuối tuần:

回 鄉

故 里 久 無 親,
喧 譁 異 族 人.
亡 魂 詢 黑 夜,
何 處 我 孤 墳.
陳 文 良