GS :Lê Đình Thông
Cách đây khoảng 1300 năm, các nhà thơ Trung Quốc cũng trải qua mấy chiều tàn nắng nhạt, trong tiết thu đìu hiu, làm phai tàn lá ngô đồng. Cảnh vật tương tự như mùa thu viễn xứ vào lúc này. Thời gian tuy có chia lìa, đông tây cách biệt thăm thẳm. Nhưng mùa thu vẫn muôn thuở với bấy nhiêu tâm sự mà các thi nhân gieo vần, nói hộ.
*
Bộ Toàn Đường Thi tập hợp trên hai ngàn thi nhân, với gần năm chục ngàn bài thơ, là một công trình đồ sộ. Trong số báo này, mùa thu Trung Quốc được gom lại trong vài trang giấy qua ba thi hào thời Thịnh Đường (713-766): Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Như vậy là bỏ qua được ba thời: Sơ Đường (618-713), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-905). Thời Thịnh Đường tuy ngắn hơn ba thời Sơ, Trung, Mạt, nhưng lại dài hơn bất cứ thời kỳ nào trong văn học Trung Quốc, có chiều dài “vạn trượng": vượt thời gian; vượt tới hai lần không gian. Vì ngoài không gian địa lý, thi ca Thịnh Đường lắng sâu tận cõi lòng.
Cách đây khoảng 1300 năm, các nhà thơ Trung Quốc cũng trải qua mấy chiều tàn nắng nhạt, trong tiết thu đìu hiu, làm phai tàn lá ngô đồng. Cảnh vật tương tự như mùa thu viễn xứ vào lúc này. Thời gian tuy có chia lìa, đông tây cách biệt thăm thẳm. Nhưng mùa thu vẫn muôn thuở với bấy nhiêu tâm sự mà các thi nhân gieo vần, nói hộ.
*
Bộ Toàn Đường Thi tập hợp trên hai ngàn thi nhân, với gần năm chục ngàn bài thơ, là một công trình đồ sộ. Trong số báo này, mùa thu Trung Quốc được gom lại trong vài trang giấy qua ba thi hào thời Thịnh Đường (713-766): Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Như vậy là bỏ qua được ba thời: Sơ Đường (618-713), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-905). Thời Thịnh Đường tuy ngắn hơn ba thời Sơ, Trung, Mạt, nhưng lại dài hơn bất cứ thời kỳ nào trong văn học Trung Quốc, có chiều dài “vạn trượng": vượt thời gian; vượt tới hai lần không gian. Vì ngoài không gian địa lý, thi ca Thịnh Đường lắng sâu tận cõi lòng.