Showing posts with label Phỏng vấn. Show all posts
Showing posts with label Phỏng vấn. Show all posts

10/27/11

Kế hoạch chống khủng hoảng thành bại tùy thuộc vào nỗ lực của Ý và Tây Ban Nha

 

Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (trái) thảo luận với  thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero tại Thượng đỉnh Bruxelles hôm 26/10/2011.

Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (trái) thảo luận với thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero tại Thượng đỉnh Bruxelles hôm 26/10/2011.

REUTERS/Yves Herman

Thanh Phương

Sau nhiều giờ thảo luận thâu đêm, sáng sớm hôm nay các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro đã thông qua được một kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng nợ công lan rộng. Nhưng kế hoạch có thành công hay không một phần tùy thuộc vào nỗ lực của hai nước Ý và Tây Ban Nha trong việc giảm nợ công.

Từ Dortmund, Đức, tiến sĩ Âu Dương Thệ, nhận định :

Tiến sĩ Âu Dương Thệ-Dortmund

Tiến sĩ Âu Dương Thệ-Dortmund
(07:53)

Mùa xuân Ả Rập đưa Hồi giáo vào chính trường

Thứ năm 27 Tháng Mười 2011

Những người ủng hộ phong trào Hồi giáo Ennahda ăn mừng thắng lợi sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tại Tunisia hôm 25/10/2011.

Những người ủng hộ phong trào Hồi giáo Ennahda ăn mừng thắng lợi sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tại Tunisia hôm 25/10/2011.

REUTERS/Zohra Bensemra

Tú Anh

Chiến thắng của đảng hồi giáo ôn hòa Ennaha trong cuộc bầu cử quốc hội lập hiến tại Tunisia cũng như lời tuyên bố của chính quyền lâm thời tại Libya về khả năng cai trị theo luật hồi giáo gây nhiều quan ngại. Tuy nhiên , theo nhiều nhà phân tích, sự kiện hồi giáo chính trị theo chân Cách mạng hoa lài vào chính trường là chuyện tự nhiên và cái chết của Kadhafi là một lời cảnh tỉnh cho những chế độ chuyên chế.

10/7/11

Syria khó tránh được nguy cơ nội chiến

 

Biểu tình chống Bachar el-Assad tại Liban.

Biểu tình chống Bachar el-Assad tại Liban.

REUTERS/ Omar Ibrahim

Tú Anh

Mặc dù Bắc Kinh và Matxcơva trợ giúp ngăn chặn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết trừng phạt Damas, nhưng chính thái độ sử dụng bạo lực tại Syria sẽ đưa chính quyền Bachar al-Assad vào ngõ cụt. Bản thân nhà độc tài cũng đã mất hết hậu thuẫn trong khu vực chỉ còn dựa và bộ máy đàn áp. Hoa Kỳ , Liên Hiệp Châu Âu và Thỗ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành các biện pháp cấm vận kinh tế. Phong trào phản kháng tại Syria sẽ còn gặp nhiều cam go trước khi đi đến thành công.

8/26/11

Thủ tướng Đức Merkel: Quốc tế ca ngợi, quốc nội chỉ trích

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel
REUTERS/Marko Djurica
Đức Tâm
Ngày 24/08/2011, tạp chí kinh tế Mỹ Forbes đã chọn nữ thủ tướng Đức, tiến sĩ Angela Merkel, 57 tuổi, là người đứng đầu trong số 100 phụ nữ có quyền lực nhất trên thế giới trong năm 2011.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ - Dortmund - Đức - 26/08/2011
26/08/2011

Tiến sĩ Âu Dương Thệ - Dortmund - Đức - 26/08/2011
(07:31)

8/23/11

Xét lại vai trò của các cơ quan thẩm định tài chính

 

S&P, Fitch và Moody's : ba cơ quan thẩm định tài chính hàng đầu (DR)

S&P, Fitch và Moody's : ba cơ quan thẩm định tài chính hàng đầu (DR)

Mai Vân

Sau khi công ty Standard & Poor's hạ điểm tín dụng của Mỹ, làm náo động các thị trường chứng khoán thế giới, vai trò của các công ty thẩm định tài chánh đã nổi bật trên dòng thời sự. Từ Hoa Kỳ đến châu Âu và ngay cả tại Trung Quốc, công việc của các cơ quan thẩm định tài chính đang bị hoài nghi, thậm chí còn bị đả kích.

Tap chi Kinh te 23/8/2011
(14:28)

7/24/11

VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN -

Bài đăng : Thứ bảy 23 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 23 Tháng Bẩy 2011

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chỉ "theo đuổi lý tưởng độc lập tự do hạnh phúc"

Luật sư Cù Hà Huy Vũ (DR)

Luật sư Cù Hà Huy Vũ (DR)

Thanh Phương

Ngày 2/8/2011 tới đây, Toà án Nhân dân Hà Nội sẽ xử phúc thẩm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Trong phiên xử sơ thẩm ngày 4/4/2011, ông Cù Huy Hà Vũ đã bị tuyên án 7 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".

Cù Huy Chử, giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Cù Huy Chử, giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
(08:38)

 

23/07/2011

Tuy nhiên, đối với ông Cù Huy Chử, chú ruột của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và nguyên là cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, ông Hà Vũ chỉ theo đuổi lý tưởng độc lập tự do hạnh phúc, theo đúng đường lối của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Cù Huy Chử.

6/23/11

Nội tình Trung Quốc bất ổn, biển Đông nổi sóng

Thứ năm 23 Tháng Sáu 2011
Cảnh một chiếc xe cảnh sát bị lật và đốt trong một cuộc nổi dậy của dân chúng, tại một thành phố gần Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), 11/6/2011.
Cảnh một chiếc xe cảnh sát bị lật và đốt trong một cuộc nổi dậy của dân chúng, tại một thành phố gần Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), 11/6/2011.
REUTERS/Stringer
Tú Anh
Quan hệ hai nước láng giềng Việt Nam –Trung Quốc đột ngột căng thẳng. Tại Việt Nam, những cuộc biểu tình tự phát chống chính sách bá quyền xảy ra trong ba ngày chủ nhật liên tiếp. Ngoài biển khơi, tàu hải quân trá hình của Bắc Kinh cũng liên tục tấn công ngư thuyền của Việt Nam, trước khi xâm hại vào tàu thăm dò địa chấn của tập đoàn dầu hỏa nhà nước. Vào lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh ngoài biển Đông, nội tình lại có nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

6/3/11

Đức chính thức từ bỏ điện hạt nhân

Giới lãnh đạo Đức trong cuộc họp báo ngày 30/05/2011. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Môi trường Norbert Roettgen, Thủ tướng Angela Merkel, Bộ trưởng Kinh tế Philipp Roesler, Bộ trưởng Giao thông Peter Ramsauers.
Giới lãnh đạo Đức trong cuộc họp báo ngày 30/05/2011. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Môi trường Norbert Roettgen, Thủ tướng Angela Merkel, Bộ trưởng Kinh tế Philipp Roesler, Bộ trưởng Giao thông Peter Ramsauers.
REUTERS/Wolfgang Rattay

2/11/11

Ai Cập: Nghịch Lý của Cải Cách

Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2011-02-09
Vụ khủng hoảng Ai Cập có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa về kinh tế.

AFP photo
Người dân Ai Cập biểu tình chống chính phủ trước cửa Quốc hội hôm 09/2/2011.

Nhưng chính là nỗ lực cải cách nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế có khi lại dẫn tới biến động và khủng hoảng chính trị càng gây khó khăn kinh tế cho quốc gia này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về nghịch lý đó qua phần trao đổi sau đây của Việt Long với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.

Từ Tunis đến Cairo, cả một hệ thống chế độ toàn trị hấp hối

Thứ năm 10 Tháng Hai 2011
Quảng trường Tahrir, Cairo, trung tâm của cuộc nổi đậy của người dân Ai Cập đòi lật đổ chế độ toàn trị.
Quảng trường Tahrir, Cairo, trung tâm của cuộc nổi đậy của người dân Ai Cập đòi lật đổ chế độ toàn trị.
REUTERS/Asmaa Waguih
Tú Anh
Chính sách toàn trị, độc quyền lãnh đạo, thâu tóm quyền lợi kinh tế trong suốt 30 năm qua đã dẫn đến tình trạng bế tắc ở các nước A Rập. Hậu quả là giới trẻ phải lên tiếng đòi quyền sống. Theo các chuyên gia trong khu vực thì không một cản lực nào có thể ngăn chận « hương hoa lài » và cứu vãn được số phận của những chế độ toàn trị đang hấp hối.
Phong trào phản kháng tại Ai Cập lan rộng sau 16 ngày tranh đấu với khẩu hiệu và cũng là mục tiêu tối hậu : « chấm dứt 30 năm chế độ Mubarak ». Cách nay đúng một tháng, vào ngày 13/12/2010, tại Doha, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton , không rõ vô tình hay cố ý, đã đưa ra một lời cảnh cáo mang tính tiên tri « các chính quyền Trung Đông phải đáp ứng khát vọng tự do và dân chủ của người dân ».
Bốn ngày sau, một thanh niên Tunisia có học thức nhưng thất nghiệp đi bán hàng rong tự thiêu để phản đối hành động bức hiếp của công an. Ngọn lửa phẩn uất này đã châm ngòi cho « cách mạng hoa lài ».
Khi "cách mạng hoa lài" thành công tại Tunisia rồi tiếp đến là biểu tình tại Ai Cập, ngoại trưởng Mỹ nhắc lại nội dung lời tuyên bố tại Doha và nói rằng không phải bà đe dọa mà thật ra bà nói lên tâm tư của xã hội công dân Ả Rập tiếp xúc với ngoại trưởng Mỹ và nhờ bà chuyển lại cấp lãnh đạo quốc gia.
Theo kinh tế gia Lahcen Achy thuộc Trung tâm nghiên cứu Carnegie khu vực Trung Đông, thì « nếu domino Ai Cập sụp đổ thì không ai có thể chận đứng hệ quả lây lan ». Vấn đề là « các chính quyền khác trong vùng có khả năng thích nghi đến đâu cải cách kịp thời trước khi dân chúng nổi dậy ».
Trung Quốc , Ấn Độ .. lo ngại
Theo nhà kinh tế này thì cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ả Rập là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội đầu tiên của các nước « đang trỗi dậy ». Do đó cuộc nổi dậy của dân chúng tại Tunisia và tại Ai Cập được chính quyền Bắc Kinh, New Dehli cũng như ở Nam Phi và Brazil theo dõi rất sát.
Theo Samir Ata, chủ tịch câu lạc bộ kinh tế gia Ả Rập thì « sai lầm » của các chính quyền trong khu vực « là đặt chính trị lên trên kinh tế ». Họ tóm thu hết ưu quyền đặc lợi rồi xây dựng một hệ thống « bè phái » và « cha truyền con nối ».
Giáo sư chính trị người Liban, ông Ghassan Salamé, nguyên là cố vấn của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, hiện nay là nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Paris nhận định : Cuộc nổi dậy hiện nay là hành động vùng lên của « đạo lý », của quyết tâm « đập tan chế độ toàn trị và tham ô ».
Chuyên gia Liban cảnh báo là những ai chưa chịu hiểu là khi nói đến « chính trị » là nói đến « đạo đức » thì sẽ không bao giờ hiểu tại sao người dân Trung Đông nổi dậy. Trung Đông đang bước vào một thời đại mới.
Để tìm hiểu thêm về bài học « cách mạng hoa lài » và những viễn ảnh bất trắc về địa lý chính trị trong khu vực, RFI đặt câu hỏi với giáo sư  quan hệ quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris Nanterre.
Giáo sư Lê Đình Thông : « Chế độ toàn trị không cho người dân có cơ hội phát triển và có ý kiến. Khát vọng dân chủ của người dân Ai Cập đã được Tổng tư lệnh quân đội công nhận là chính đáng. Tương lai chính trị của
Gs.Lê Đình Thông-ĐH Paris Nanterre
10/02/2011

Gs.Lê Đình Thông-ĐH Paris Nanterre
(16:27)
Ai Cập sẽ tùy thuộc vào cách giải quyết của người dân , tùy thuộc vào tương quan lực lượng tại quốc hội tương lai…..Cách mạng hoa lài sẽ lan đến những nơi nào có cùng hoàn cảnh chính trị kinh tế như Ai Cập và Tunisie đó là độc tài, tham ô, nghèo khó và thất nghiệp…lời kêu gọi của ngoại trưởng Mỹ tại Doha là bài học rút gọn để các chế độ toàn trị suy nghĩ ».

12/21/10

2010: Châu Âu phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng liên tiếp của đồng Euro

(europa.eu)
(europa.eu)
Đức Tâm
Chưa khắc phục xong hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong năm 2010, châu Âu lại phải đương đầu với những khó khăn tài chính nghiêm trọng của Hy Lạp và Ailen. Châu Âu đã phải nỗ lực cứu giúp hai nước này bởi vì đây là những thách thức to lớn, đe dọa sự tồn tại của chính Liên Hiệp Châu Âu. Từ Dortmund, tiến sĩ Âu Dương Thệ điểm lại tình hình trong năm qua và những bài học đối với châu Âu
Tiến sĩ Âu Dương Thệ - Dortmund
(09:20)
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp và Ailen

12/1/10

Châu Âu phải cứu Ailen để bảo vệ đồng euro

Trọng Nghĩa Trưa ngày 30/11/2010, đồng Euro đã rơi xuống dưới mức 1 euro = 1,29 đô la, hệ quả trông thấy của cơn sốt tài chánh Ailen. Giới phân tích lo ngại khủng hoảng tại quốc gia từng được mệnh danh là con hổ của Liên Hiệp Châu Âu sẽ lan qua các nước khác như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trước đe dọa này, Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã phải cấp tốc lao vào cứu nguy. Trả lời phỏng vấn RFI, tiến sĩ kinh tế Âu Dương Thệ tại Dormund (Đức), phân tích mục tiêu kế hoạch trợ giúp Ailen là bảo vệ đồng tiền chung châu Âu.
Chuyên gia Âu Dương Thệ-Dortmund
(08:27)

10/3/10

Bình đẳng chính trị Đông-Tây sau 20 năm thống nhất nước Đức

Cổng Brandenburg - Berlin, ngày 03/10/2010
Cổng Brandenburg - Berlin, ngày 03/10/2010
Ảnh: REUTERS
Đức Tâm
Hôm nay, người dân Đức kỷ niệm 20 năm, ngày thống nhất đất nước. Trong hai thập niên qua, nước Đức đã chi ra hàng tỷ euro để phát triển khu vực phía Đông. Tuy nhiên, trên phương diện chính trị, ngoại trừ trường hợp thủ tướng Angela Merkel, người gốc Đông Đức vẫn vắng bóng trong các vị trí cao cấp của chính quyền. Theo giới quan sát, 20 năm là quá ngắn để có thể xuất hiện một thế hệ chính trị gia mới có gốc Đông Đức. Sau đây là phân tích của tiến sĩ Âu Dương Thệ, từ Dortmund, Đức.

6/16/10

Quan hệ Pháp-Đức bị thử thách do khủng hoảng đồng Euro

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel 
trong cuộc họp báo tại Berlin, ngày 14/07/2010
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin, ngày 14/07/2010
Ảnh: REUTERS
Đức Tâm
Pháp và Đức là đầu tầu trong Liên Hiệp Châu Âu. Thế nhưng, những khó khăn tài chính tại một số nước thành viên đang làm lộ rõ những bất đồng, khác biệt giữa Paris và Berlin.
Trong cuộc gặp giữa thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Berlin ngày 14/06, lãnh đạo hai nước đã đạt được đồng thuận về sự cần thiết phải có một "chính phủ kinh tế" ở cấp độ châu Âu, tránh tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính, như trường hợp Hy Lạp. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đằng sau sự đồng thuận hình thức này, Pháp và Đức còn có nhiều bất đồng.
Từ Dortmund, tiến sĩ Âu Dương Thệ phân tích.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ-Dortmund-Đức
(08:36)
Tiến sĩ Âu Dương Thệ-Dortmund-Đức
(08:36)
16/06/2010 (Nguồn RFI)

5/8/10

Bầu cử cấp vùng tại Đức, một cuộc trắc nghiệm đối với bà Merkel


Thủ tướng Đức Angela Merkel
Reuters/Johannes Eisele
Thanh Hà
Ngày 9/5 cử tri bang Nordrhein-Westfalen ở miền đông nước Đức bỏ phiếu bầu lại Nghị viện. Theo giới phân tích, tuy chỉ là một cuộc bỏ phiếu cấp vùng nhưng lại là một thách thức lớn đối với chính quyền liên bang hiện đang do bà Angela Merkel đứng đầu.
Trả lời đài RFI từ thành phố Dortmund, ông Âu Dương Thệ giải thích về tính quyết định của vòng phiếu ngày 9/5 đối với liên minh cầm quyền của thủ tướng Merkel cũng như đối với một phần vận mệnh của khối euro trong cơn khủng hoảng niềm tin hiện nay.
Ông Âu Dương Thệ-Dortmund, Đức
Nghe phỏng vấn
(08/05/2010 nguồn: RFI)

4/28/10

Đức có thái độ cứng rắn trong việc hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp

27/04/2010
Đức Tâm

Thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng nhiệm Papandreou (Reuters/Thomas Peter)
Vừa qua, chính quyền Hy Lạp đã chính thức đề nghị Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế giúp đỡ hơn 40 tỷ euros nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính công ở nước này.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ
* Nghe bài phỏng vấn *
Modifier
Trên vấn đề hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã không đạt được đồng thuận. Đặc biệt là nước Đức vẫn duy trì một thái độ cứng rắn trên hồ sơ này. Trả lời phỏng vấn đài RFI, từ thành phố Dormunt, tiến sĩ Âu Dương Thệ phân tích thêm về lập trường của Đức.

5/7/09

Bêlarus trong kế hoạch đối tác phương Đông của Liên Hiệp Châu Âu

Tú Anh

Bài đăng ngày 07/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 07/05/2009 13:15 TU

Hội nghị Đối tác phương đông thượng đỉnh quy tụ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu với 6 nước thành viên của Liên Xô cũ. Matxcơva nghi ngờ Tây phương muốn thiết lập «vùng ảnh hưởng » ngay trên sân sau của Nga. Bêlarus trong chiến lược lưỡng long tranh châu. RFI phỏng vấn giáo sư Lê Đình Thông, Paris.

4/3/09

THƯỢNG ĐỈNH G20

Mâu thuẫn quyền lợi cản trở nổ lực tìm kiếm và thi hành các biện pháp cứu nguy kinh tế

Tú Anh
Bài đăng ngày 02/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày 02/04/2009 18:24 TU

Trong nội bộ các nước G20, tương phản quyền lợi hiện nay tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Đây là phân tích của giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh tại Luân Đôn nhân dịp mở ra Hội nghị Thượng đỉnh 02/04/2009
Theo Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, nếu không có một giải pháp hiệu quả vực dậy kinh tế toàn cầu, thì « cuộc khủng hoảng hiện nay, từ tài chính tác động sang kinh tế, sẽ đưa nhân loại đến đại họa với xã hội bạo loạn, quốc gia khánh tận ». Ông Ban Ki-Moon cảnh báo là « các nước nghèo đã bị tác hại rất nghiêm trọng » và ông lo ngại xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn về chính trị « khi người dân không còn tin tưởng ở chính phủ và mất niềm tin vào tương lai của chính họ ».
Hôm nay tại Luân Đôn, các nhà lãnh đạo G20 bằng mọi cách tìm cho ra một lập trường chung đối phó với khủng hoảng. Một mình 20 nước này tập trung đến hơn 80% tổng sản lượng thế giới. Mặc dù có những dị biệt quyền lợi, lãnh đạo G20 không có quyền làm thế giới thất vọng
Bên cạnh 7 nước giàu nhất và Liên Hiệp châu Âu, 11 nước đang trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Úc, Nam Phi, Ả rạp Sê-út, Achentina và Mêhicô nhân hội nghị G20 nói lên quan điểm của mình .
Đứng đầu các nước này , tổng thống Brazil Lula da Silva lên án thẳng thừng giới đầu cơ Tây phương là thủ phạm gây ra khủng hoảng hiện nay. Cũng như những nước mà kinh tế tùy thuộc vào xuất khẩu, Brazil , Trung Quốc hoặc Ấn Độ rất lo ngại bị bảo hộ mậu dịch từ các nước nhập khẩu .
Trong nội bộ các nước Tây phương , Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu tranh cãi nhau về hiệu của hai đường lối cứu nguy « bơm tiền vực dậy kinh tế theo kiểu Mỹ hay điều tiết hệ thống tài chính theo lập luận của Đức Pháp để gây lại niềm tin ».
Từ khi khủng hoảng xảy ra, Hoa Kỳ cũng như châu Âu , Nhật Bản đã tung ra hàng ngàn tỷ đô la vực dậy kinh tế nhưng tình hình khủng hoảng không có dấu hiệu cải thiện.
Từ Luân Đôn, giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh sẽ phân tích những mâu thuẫn quyền lợi hiện nay trong nội bộ các nước G20 tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Giáo sư Mai Kim Đỉnh cũng cho biết nhận định của ông về tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kể trên.
Trước khi đề cập đến những giải pháp mà nhóm G20 đang nỗ lực tìm kiếm, giáo sư Đỉnh cho biết từ sau hội nghị G20 lần thứ nhất tại Washington hồi tháng 11 năm 2008 đến nay, với những biện pháp cứu nguy liên tục tung ra, tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Mời quý vị nghe toàn bộ bài phỏng vấn

3/30/09

IRAN - MỸ

 

Hợp tác về Afghanistan

Tú Anh
Bài đăng ngày 30/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày  30/03/2009 16:43 TU

Hội nghị quốc tế về Afghanistan khai mạc vào ngày mai tại La Haye, Hà Lan. Sự kiện Iran nhận lời mời tham dự được coi là một bước tiến sau khi tổng thống Obama chuyển hướng, mời Teheran đối thoại. Đại tướng David Petraeus, tư lệnh bộ chỉ huy trung ương đặc trách toàn bộ khu vực từ Irak đến Afghanistan thẩm định : Hoa Kỳ và Iran có quyền lợi chung tại Afghanistan. Giáo sư Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre phân tích về những lý do thúc đẩy hai bên có những động thái tích cực như trên.
Nghe phân tích của GS Lê Đình Thông