Thứ năm 27 Tháng Mười 2011
Những người ủng hộ phong trào Hồi giáo Ennahda ăn mừng thắng lợi sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tại Tunisia hôm 25/10/2011.
REUTERS/Zohra Bensemra
Chiến thắng của đảng hồi giáo ôn hòa Ennaha trong cuộc bầu cử quốc hội lập hiến tại Tunisia cũng như lời tuyên bố của chính quyền lâm thời tại Libya về khả năng cai trị theo luật hồi giáo gây nhiều quan ngại. Tuy nhiên , theo nhiều nhà phân tích, sự kiện hồi giáo chính trị theo chân Cách mạng hoa lài vào chính trường là chuyện tự nhiên và cái chết của Kadhafi là một lời cảnh tỉnh cho những chế độ chuyên chế.
Dưới tựa đề « Hồi giáo chính trị tạm thời chiến thắng », hãng thông tấn AFP ghi nhận ý kiến của nhiều nhà phân tích cho rằng sự thành công của đảng hồi giáo Tunisia, Ennahda rất có thể sẽ tái diễn tại những quốc gia lân cận khác của Mùa xuân Ả Rập.
Tuy nhiên, sự trổi dậy của « hồi giáo chính trị » sẽ có giới hạn và một khi chạm với thực tế, sẽ lộ ra những thiếu sót. Theo giáo sư Khattar Adou Diab, một chuyên gia chính trị đại học Paris, phong trào hồi giáo chiến thắng là chuyện tự nhiên.
Sau nhiều thập kỷ bị các chính quyền « thế tục nhưng độc tài » trấn áp, phe hồi giáo đã phải rút vào bóng tối, âm thầm xây dựng tổ chức hạ tầng và kinh tài. Trong giai đoạn áp bức, thánh đường là chiếc nôi chống chế độ. Khi chế độ độc tài bị dân chúng lật đổ thì phong trào nào có tổ chức vững chắc thì sẽ thắng cử.
Tình thế này sẽ diễn ra tại Ai cập vào ngày bầu cử quốc hội lập hiến 28/11/2011 tới, cũng như ở Lybia sau cái chết của nhà độc tài Kadhafi và một khi các chế độ Syria và Yemen bị Mùa Xuân Ả Rạp quét đi.
Nhưng vì sao giới phân tích chính trị Ả Rập lạc quan ? Theo chuyên gia Agnès Lavallois thì thành phần trẻ của xã hội công dân đã « trưởng thành qua khói lửa » sẽ không bao giờ để quê hương mình rơi trở lại vào một xã hội khép kín. Còn chuyên gia Nadim Shehadé khẳng định : người công dân đã « hết sợ » và sẽ lập những «chốt chặn » không cho xảy ra tình trạng hồi giáo cực đoan cầm quyền như ở Iran.
Khởi phát từ một thành phố nghèo ở miền nam Tunisia sau vụ tự thiêu của người sinh viên tên Mohamed Bouazizi, , phong trào Mùa xuân Ả Rập đã đánh tan 3 chế độ độc tài và đang làm lung lay hai chế độ láng giềng là Syria và Yemen. Mohamed Bouazizi vừa được nghị viện châu Âu truy tặng giải thưởng Nhân quyền mang tên nhà ly khai Liên Xô cũ Sakharov, cùng với bốn nhà tranh đấu trẻ tuổi khác ở Ai Cập, Libya và Syria
Ngọn "gió xuân" này, chắc không dừng lại ở Phi châu. Tại châu Á chính quyền Miến Điện bắt đầu có những cử chỉ biểu tượng lắng nghe dân. Tại Việt Nam và tại Trung Quốc, nơi có 10 nhà sư tự thiêu trong 7 tháng qua, giới blogger cũng đưa ra những lời khuyến cáo chế độ qua hình ảnh của một Kadhafi không thức thời. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il thú nhận với chủ nhân tập đoàn Huyndai là ông nằm mơ thấy dân phẫn nộ ném đá giết chết.Bình luận về ngày tàn của Kadhafi, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh đây « là thông điệp cảnh
Gs.Lê Đình Thông-Paris
27/10/2011
báo cho các nhà độc tài ».
Mời quý thính giả theo dõi phần phân tích của giáo sư bang giao quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre:
No comments:
Post a Comment