Showing posts with label Bầu cử. Show all posts
Showing posts with label Bầu cử. Show all posts

12/21/23

Bầu cử Đài Loan 2024 và những nước cờ tính toán của Bắc Kinh

Nghe:


Vào ngày 13 tháng Giêng năm 2024, cử tri Đài Loan được mời gọi bầu chọn tổng thống và cơ quan lập pháp mới. Việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan trong suốt năm nay làm dấy lên lời đồn thổi khả năng Trung Quốc chiếm đánh Đài Loan từ đây đến năm 2027. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng, về mặt tâm lý, cuộc chiến « xâm chiếm » Đài Loan của Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp.

Ảnh minh họa: Gần đến ngày bầu cử, Trung Quốc gia tăng sức ép lên đảo Đài Loan. REUTERS - DADO RUVIC


Ba điều thay đổi cốt lõi

Chuyên gia về chính sách đối ngoại Christian Le Miere1 trước hết nhận định : Cuộc bầu cử 2024 là cột mốc quan trọng cho 75 năm quan hệ Trung – Đài và đây sẽ là tiền đề cho bốn năm sắp tới.

Thứ nhất, kỳ bầu cử này sẽ chứng kiến sự kết thúc thời kỳ điều hành của chính phủ tổng thống Thái An Văn, nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo, người đã gần như chấm dứt chính sách gắn kết, nối lại quan hệ xuyên eo biển của người tiền nhiệm Mã Anh Cửu.

Thứ hai, trong suốt 8 năm cầm quyền của đảng Dân Tiến, đảng của bà Thái Anh Văn, người ta ghi nhận có một sự thay đổi lớn trong văn hóa và cảm nhận của người dân Đài Loan đối với Trung Quốc. Các cuộc khảo sát thường xuyên về bản sắc và ưu tiên chính trị của người dân Đài Loan cho thấy có một xu hướng ủng hộ độc lập và tự nhận là người Đài Loan nhiều hơn là người Trung Quốc2, tăng từ 55% (2018) lên đến 65% trong năm 2023, và sự ủng hộ đối với việc duy trì nguyên trạng nhưng hướng tới độc lập – trong số sáu lựa chọn – tăng từ 13% lên hơn 25%.

Nhiều các đánh giá, điều này một phần là do chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Các cuộc biểu tình lớn chống luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đã khẳng định rằng khẩu hiệu « một quốc gia, hai chế độ » đã mất ý nghĩa trong mắt cử tri Đài Loan, khi tỏ ra lo ngại rằng các cuộc biểu tình đó là một lời kêu gọi chính đáng cho quyền bầu cử và đại diện của dân.

Thứ ba là có một sự thay đổi rõ nét về những căng thẳng quân sự trong khu vực. Từ thời chính quyền Donald Trump, Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách kết hợp mang tính đối đầu hơn với Trung Quốc bao gồm cả việc can dự và hỗ trợ nhiều hơn cho Đài Loan cũng như là đã phá vỡ nhiều quy tắc bất thành văn như có các cuộc thăm viếng thường xuyên hơn của các chính trị gia cao cấp, sĩ quan quân đội và tầu hải quân Mỹ đến eo biển Đài Loan… Chính sách này còn được chính quyền Biden đẩy xa hơn khi lần đầu tiên đồng ý cho sử dụng nguồn quỹ Tài trợ Quân sự Nước ngoài (Foreign Military Financing – FMF) vào tháng 11/2023 để trang bị vũ khí cho Đài Loan.

Ngoài ra, Hoa Kỳ nỗ lực tái bố trí lực lượng sang Thái Bình Dương, xây dựng các mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn với các đồng minh và đối tác trong khu vực như liên minh tầu ngầm AUKUS và Bộ Tứ - QUAD, cải thiện tư thế răn đe cũng như lực lượng sẵn sàng phản ứng nhanh trước khả năng xảy ra bất kỳ điều gì với Trung Quốc....

Đọc toàn bài viết trên RFI tiếng Việt

9/29/21

Đức : Lần đầu tiên từ những năm 1950 các đảng phải liên minh 3 bên để lập chính phủ


Với kết quả bầu Hạ Viện hôm Chủ Nhật 26/09/2021, nước Đức bước vào giai đoạn « bất định » hậu bầu cử lập pháp. Lần đầu tiên kể từ những năm 1950, các đảng phái ở Đức phải lập liên minh 3 bên mới có hy vọng thành lập được chính phủ.

Lãnh đạo đảng SPD Olaf Scholz tới dự một cuộc họp của nhóm nghị sĩ Đức, Berlin, Đức, ngày 28/09/2021. REUTERS - POOL
Thắng lợi vẫn chưa ngã ngũ. Hai đảng về đầu là SPD và CDU đều vẫn có cơ hội thương lượng với các đảng khác để lập liên minh giành quyền lãnh đạo đất nước. Với 24,1%, lần đầu tiên đảng CDU thủ tướng Angela Merkel chỉ được dưới 30% số phiếu bầu của cử tri. Tuy nhiên, ông Armin Laschet, vẫn tự tin khẳng định được cử tri ủng hộ và tìm cách liên minh với các đảng khác để lập chính phủ.

Đối thủ của ông Laschet là Olaf Scholz - thuộc đảng SPD về đầu với 25,7% số phiếu - nhận định các công dân Đức đã gửi thông điệp cho phe cánh hữu là phe này sẽ không thể có chỗ trong nội các mà chỉ có thể đóng vai phe đối lập.

Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut cho biết chi tiết :

« Olaf Scholz muốn thành lập chính phủ với hai đảng đã thắng trong cuộc bầu cử, cũng như SPD, và phó thủ tướng Đức đương nhiệm coi là « lực lượng thay đổi ». Đảng Dân chủ Xã hội về đầu, đảng Xanh và cánh tự do nếu tính gộp số phiếu thì đã ghi nhận mức tăng 12% so với kỳ bầu cử hồi năm 2017. Cứ 10 người Đức thì có 6 người muốn Olaf Scholz trở thành thủ tướng.

Ông Scholz phát biểu : « Việc ba đảng biểu tượng cho sự tiến bộ vào đầu thập kỷ này hợp lực để điều hành đất nước là điều tích cực, ngay cả khi giữa các đảng có sự khác biệt ».

Trong khi đó, ứng viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Armin Laschet cũng muốn tìm cách thành lập một liên minh với đảng Xanh và cánh tự do. Ông nói : « Những cử tri đã ủng hộ chúng tôi cũng muốn chúng tôi lãnh trách nhiệm lãnh đạo đất nước ».

Thế nhưng, 2/3 số người Đức muốn ông Armin Laschet từ chức. Áp lực trong đảng của ông có thể tăng do đây là một thất bại lịch sử : số phiếu đảng này giành được đã giảm 9 điểm so với kỳ bầu cử hồi năm 2017. Nhiều cây bút xã luận ngạc nhiên về sự tự tin của lãnh đạo đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, thậm chí còn tự hỏi liệu Armin Laschet có nhận ra điều đã xảy ra với đảng của ông vào hôm Chủ Nhật hay không ».

Phản ứng của Nga - Mỹ

Kỳ bầu cử lập pháp ở Đức đặc biệt được báo chí Nga lưu ý. Điện Kremlin hôm qua cho biết vẫn chú ý theo dõi tiến trình bầu cử Đức. Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga khẳng định quan tâm đến việc quan hệ Matxcơva - Berlin tiếp tục và « phát triển thêm ». Đức vẫn được chính quyền Nga coi là một « lãnh đạo không chính thức của Liên Hiệp Châu Âu ».

Nhìn sang Washington, hôm qua, bà Jalina Porter, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, khẳng định Hoa Kỳ muốn duy trì « quan hệ đối tác vững mạnh » với chính phủ Đức tương lai về nhiều « hồ sơ then chốt » mà đôi bên cùng quan tâm.

*****
Kết quả bầu cử :
1)- Đảng Xã Hội Dân Chủ (SPD, Sozialdemokratische Deutschland) : 25,7%, 206 ghế;
2)- Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU/CSU, Christlich Demokratische Union, Deutschland).: 24,1%, 196 ;
3)- Đảng Xanh (Die Grüne) : 14,8%, 118 ghế;
4)- Đảng Tự do Dân chủ Đức (Frei Demokratische Partei) : 11,5% , 92 ghế.
......
Tóm lại, hai đảng về đầu 1 hoặc 2 phải liên minh với hai đảng 3 và 4 để đủ đa số thành lập nội các và giữ chức thủ tướng. 
- Liên minh giữa 1, 3, 4 tức Đỏ-Xanh-Vàng hay liên minh "đèn giao thông"(Ampel-Koalition);
- Liên minh giữa 2, 3, 4, Đen-Xanh-Vàng hay Liên minh Jamaika (Jamaika-Koalition).