Showing posts with label Ẩm thực. Show all posts
Showing posts with label Ẩm thực. Show all posts

2/23/21

Đĩa hủ tíu xào ngon nhất Malaysia của 'vua' Tan

Kirsten Raccuia - BBC Travel - 17 tháng 2 2021

Nhiệt độ đang là 35 độ C trong bóng râm, vậy mà ông Tan Chooi Hong khom người trên một cái chảo nóng rực, không đổ một giọt mồ hôi.

Ngọn lửa từ than củi bùng lên và nhảy múa bên thành chảo, nổ lách tách khi ông bỏ nguyên liệu từng thứ vào, giống như cha của ông đã dạy ông gần 60 năm trước.


Vua hủ tíu xào

Char kway teow (炒粿條), món ăn đường phố nổi tiếng nhất của Malaysia, là một món hủ tíu xào đơn giản được làm từ xì dầu, trứng, sò huyết, giá, lạp xưởng và một vài con tôm.

Nó có mặt trên khắp đất nước - được thực khách ngấu nghiến tại các hàng quán lề đường, hay được thưởng thức tại các khu ăn uống tập trung - nhưng chỉ có một ông 'vua' char kway teow và ông ấy ở Penang.

Chú Tan, cách người ta gọi ông, là một người đàn ông 79 tuổi rắn chắc với mái tóc bạc trắng và ánh mắt sáng rực hiểu biết.

Ông đã nấu món độc nhất này trên một chiếc chảo lưu động gắn vào xe đạp và được đẩy vào vị trí bên đường Siam ở trung tâm George Town trong hàng chục năm. "Tôi không nhớ mình bao nhiêu tuổi khi bắt đầu. Nhưng char kway teow là tất cả những gì tôi biết," chú Tan nói.

Sự nổi tiếng không ngờ của chú Tan bắt đầu hồi năm 2012 khi ông được một người địa phương phỏng vấn và đưa lên Facebook.

Kinh nghiệm nấu nướng hàng chục năm, kết hợp với hương vị nhiều tầng của hủ tíu mỡ màng ám mùi khói được cân bằng hoàn hảo với lạp xưởng mặn - ngọt, nhanh chóng khiến những người trẻ có tâm hồn ăn uống chảy nước miếng.

Không có gì bằng một dĩa hủ tíu đơn giản với câu chuyện thú vị đằng sau, và người trẻ Penang mê nó.

Bài báo lan truyền nhanh chóng và mọi người bắt đầu bay đến hòn đảo chỉ để thưởng thức món ăn của ông.

Năm 2015, đầu bếp nổi tiếng Martin Yan, được biết đến với chương trình truyền hình Yan Can Cook đã ghé thăm quán của ông trong chương trình 'Hương vị Malaysia'.

12/15/20

Quả bơ


Bơ là loại quả quen thuộc đối với hầu hết người Việt. 

1. Một trong những quả “dai dẳng” nhất.
Bơ có thể giữ trên cây tận 18 tháng. Đến lúc đó, nó cũng sẽ chưa chín cho đến lúc bạn hái xuống. Hơn nữa, khi được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, trong vòng 3 tháng hương vị của bơ sẽ được giữ nguyên như lúc ban đầu.

2. Giàu hàm lượng muối khoáng Kali nhất.
Một quả bơ chứa 1067mg Kali và nó chính là loại thực phẩm giàu kali nhất. Một nghiên cứu xuất bản năm 2013 đã mô tả những lợi ích của việc tiêu thụ quả bơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Nói chung các nhà nghiên cứu thấy rằng ăn bơ sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bổ túc được nhiều chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

3. Biểu tượng của tình yêu và sinh sản.
Có khoảng 1062 giống bơ được phát hiện trên toàn thế giới. Và trung bình mỗi cây hằng năm sẽ cho ra 500 quả. Ở các đồn điền Tây Nguyên và miền Nam, sản lượng mỗi cây có thể cho ra 1 tạ quả. Bơ là loại cây cực sai trái và nhiều giống.
Người Aztec quan sát, bơ luôn mọc thành từng cặp nên họ xem chúng là biểu tượng của tình yêu và sinh sản. Giờ đây, không ít người Mỹ và Mexico vẫn còn lưu giữ quan niệm này, tặng nhau những quả bơ ở các vùng quê không phải là điều hiếm lạ.

4. Ăn như món tráng miệng.
Ở Brazil, người dân rất thích ăn bơ với kem, sữa, chess để tráng miệng. Nó đã trở thành truyền thống độc đáo ở đây. Vì theo họ quả bơ có hương vị thật hấp dẫn.

Ngoài ra, bơ còn được biết đến phổ biến với 10 lợi ích tuyệt vời khác như:
- Bơ chứa đầy chất dinh dưỡng và được gọi là “nữ hoàng” của thực phẩm.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bơ có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tim.
- Bơ không gây béo mà còn có tác dụng giảm cân.
- Chống ung thư.
- Bảo vệ da và mắt.
- Kiểm soát huyết áp.
- Ngăn ngừa bệnh tật một cách tuyệt vời.
- Tăng cường sức khỏe thai nhi.
- Giảm đau.
- Giảm trầm cảm.

theo dinhduongonline

11/17/20

Tản mạn cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

 Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng Anh như thế nào? Tôi lúc đó chủ quan nên bảo với cô ấy “cháo” dịch tiếng Anh là “porridge” mà không suy nghĩ gì nhiều. Đến khi cô ấy đưa bài dịch của mình đã được đăng báo cho tôi xem thì tôi mới giật mình, vì món cháo mà bạn tôi hỏi là “cháo vịt Thanh Đa” mà dịch ra “duck porridge” thì sai bét. Sau lần đó tôi tự trách mình rất nhiều về sự ẩu tả của mình và cũng chính vì vậy mà tôi trở nên cẩn thận hơn rất nhiều, vì đúng là sai một ly đi một dặm.


Trong tiếng Anh có đến ba từ để nói về cháo. “Porridge” là từ để chỉ cháo trắng đặc được nấu từ gạo hoặc yến mạch gần giống như cháo trắng mà chúng ta hay dùng để ăn chung với hột vịt muối. Các nước phương Tây cũng ăn porridge nấu rất đặc vào buổi sáng cho thêm tí muối tiêu với trứng tráng hoặc xúc xích nhỏ.

Còn cháo hoa (cháo nấu với ít gạo và nhiều nước để hạt gạo nở ra như hoa) và thường nấu chung với thịt thì được gọi là “congee” hoặc “rice soup”. Để nói về món cháo vịt, đáng lẽ phải gọi là “duck meat congee” hoặc “duck meat rice soup” mới đúng. Quả thật, có những cái mình nghĩ rằng mình biết rồi nhưng vẫn sai như thường.



Trở lại với cháo, lúc nhỏ tôi rất ghét ăn cháo vì cháo vừa nhạt vừa loãng, ăn xong cũng như chưa ăn, không được chắc bụng như ăn cơm. Tôi né tất cả các thể loại cháo từ cháo trắng ăn với thịt kho tiêu mỗi khi bị bệnh, cho tới cháo gà, cháo vịt, cháo lòng, cháo cá…

Trong đó, món cháo mà tôi ghét nhất là cháo trắng của người Tiều. Không như cháo trắng của người Việt bán ở các xe cháo khuya ăn cùng với dưa món, hột vịt muối hoặc thịt cá kho tiêu, vốn là cháo trắng nấu đặc; cháo trắng của người Tiều nấu rất loãng, bảy phần nước và ba phần gạo, nấu tới hạt gạo nở bung ra gần như nát nhừ, ăn chả có mùi vị gì cả.



Người Tiều ăn cháo gần như trong mọi bữa ăn. Buổi sáng của người Quảng Đông, sang thì điểm tâm với đủ thứ há cảo xíu mại, bình dân thì cũng tô hủ tíu mì hay cái bánh bao; còn buổi sáng của người Tiều thì ăn cháo loãng với cà na muối, hột vịt muối hoặc cải xá bấu muối thật mặn. Sang hơn tí thì người Tiều có thêm cặp dầu cháo quảy là xong bữa ăn sáng. Buổi trưa và buổi chiều thì họ lại tô cháo loãng được múc ra húp thay canh. Ngay cả những quán bán đồ ăn người Tiều cũng luôn có nồi cháo trắng kế bên nồi cơm.


Hồi còn nhỏ, mỗi lần dẫn tôi đi ăn cơm Tiều, ba tôi luôn kêu thêm chén cháo trắng để húp với ít nước thịt kho còn lại. Khi tôi tỏ vẻ không hứng thú với việc húp chén cháo trắng nhạt thếch lõng bõng này, ba tôi hay bảo: “Hồi ba còn nhỏ, a dè a mà (ông nội bà nội) nghèo lắm, cả nhà bảy tám anh chị em, mỗi người chỉ có dách gủn pạc chúc (một chén cháo trắng) và pun che hàm tản (nửa cái trứng vịt muối) thôi.”

Ba tôi chẳng bao giờ dạy cho tôi nói tiếng Quảng Đông một cách bài bản mà luôn có cách nói chuyện nửa Việt nửa Quảng như vậy, con cái hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi. Vậy mà cuối cùng tôi cũng nói được tiếng Quảng.

Người Tiều không chỉ ăn cháo trắng mà còn có cả cháo lòng với đầy đủ tim gan cật ruột cũng gần giống như cháo lòng của người Việt; nhưng lòng xắt lát mỏng để bên ngoài chứ không nấu trong nồi như cháo lòng của người Việt, khi nào khách gọi thì mới trụng qua cháo rồi cho vào tô.




Nước cháo được nấu bằng mực, nấm rơm và xương ống nên rất ngọt và thơm. Người Tiều ăn cháo lòng cũng thường thêm dầu cháo quảy như người Việt nhưng không bỏ giá và ớt mà bỏ rất nhiều hành lá xắt nhỏ, tiêu xay, gừng tươi xắt sợi và một ít dầu mè.

Cũng như ăn hủ tiếu mì, người Hoa ăn cháo thường nêm thêm giấm đỏ và nước tương chứ không nêm nước mắm. Không chỉ có cháo lòng mà cháo cá, cháo mực, cháo thịt bằm hoặc cháo tôm viên khi ăn cũng nêm nếm như vậy: gừng tươi, dầu mè, tiêu, xì dầu và giấm. Cháo lòng kiểu người Tiều hồi đó tôi cũng có ăn một vài lần ở chợ Bàn Cờ quận 3 nhưng vì không hảo cháo lắm nên lâu rồi cũng không ăn lại.


Dân sành ăn tối Sài Gòn – Chợ Lớn chắc ít người không biết tới quán cháo thập cẩm ở bùng binh Soái Kình Lâm kế bên chợ thuốc bắc Phùng Hưng. Cháo ở đây nấu theo kiểu người Quảng Đông là cháo trắng nấu đặc và ăn với tôm, mực, da heo, gan, cật, phèo nên gọi là “chạp chúc” (cháo thập cẩm).

Thật ra gọi là “thập cẩm” không đúng lắm vì “chạp cẩm” dịch ra tiếng Việt là “tạp cẩm” mới đúng. Có lẽ chữ “tạp” nghe có vẻ hổ lốn và hỗn tạp quá nên người Việt mới gọi là “thập cẩm” cho sang hơn.


Theo lời kể của những người sống lâu ở Chợ Lớn thì quán cháo Đèn Năm Ngọn (tên cũ của khu Soái Kình Lâm) này đã có từ rất lâu đời rồi, nếu tính tới nay chắc cũng không dưới năm sáu chục năm. Hồi nhỏ, ba tôi hay chở tôi ra đây ăn, nhưng quán cháo này gắn với một kỷ niệm khá kinh dị nên tôi không bao giờ quay trở lại ăn nữa, dù thỉnh thoảng thèm món Hoa, tôi vẫn chở bà xã đi vòng vòng Chợ Lớn ăn lại những quán gắn liền với ký ức tuổi thơ của mình.

Có một lần khi đang ngồi ăn với ba mẹ tôi ở quán cháo đó, có một cậu bé trạc tuổi tôi lúc đó (5-6 tuổi) bán vé số mời mua. Và khi nhìn lên thì tôi suýt nữa hét toáng lên vì sợ: cánh mũi của cậu bé này không biết bị ai cắt mất chỉ còn hai cái lỗ sâu hoắm nhìn vừa đáng thương vừa đáng sợ. Hình ảnh đó ám ảnh tôi tới ngày hôm nay đến mức tôi không dám ăn lại quán cháo đó lần nào nữa cho dù đã hơn 30 năm rồi.

Dạo mấy năm gần đây tôi lại đổi tính thích ăn cháo. Nhiều lúc cảm thấy mệt trong người hoặc chỉ là đơn giản không muốn ăn cơm thì một chén cháo trắng và nửa cái hột vịt muối luộc hoặc tí thịt kho tiêu mặn cũng có thể giải quyết cơn đói và nhẹ người.

Cầu kỳ hơn một tí thì cho cái trứng hột vịt bắc thảo và tí thịt bằm vào trong nồi cháo quấy lên. Tôi thích ăn trứng bắc thảo nấu chung với cháo hoặc chưng cùng với trứng vịt tươi, trứng vịt muối tạo thành món trứng 3 màu ăn chung với cơm hay cháo gì cũng rất ngon.




Hột vịt bắc thảo (tiếng Quảng Đông gọi là pì tản) ai ăn không quen thì nhìn hơi sợ sợ vì cả quả trứng đen bóng và có mùi ngai ngái của amoniac, nhưng khi đã quen rồi thì sẽ ghiền vì vị béo béo bùi bùi rất đặc trưng.

Hồi còn ở Mỹ có lần tôi nấu cháo trứng vịt bắc thảo mời cô bạn người Nhật ăn thử. Cô lúc đầu còn ngại vì thấy màu cháo đen thui nhưng khi ăn một chén thì tự động vô nồi múc thêm chén nữa. Bởi vậy mới nói, không phải cứ là sơn hào hải vị mới ngon mà đôi khi những thứ dân dã đơn giản nếu hạp khẩu vị vẫn ngon hơn yến sào bào ngư vi cá vậy.

Huỳnh Chí Viễn (Giáo viên, Dịch giả)


10/1/20

Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó.

Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó.
Chết xuống âm phủ biết có hay không?

Mời đọc...


Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó.

Tôi là người không ủng hộ việc ăn thịt chó, nhưng tôi sẽ không phản đối việc ăn nó trên quan điểm đạo đức. Bởi quan điểm này có thể phù hợp với một số đông người này, nhưng không phù hợp với một nhóm người khác. Điều này dẫn đến sự tranh luận và lên án gay gắt nhưng khó giải quyết được vấn đề.

Hình ảnh con chó với phần đông người trên thế giới là một hình ảnh đáng yêu, là một người bạn trung thành, thế nên việc hành hạ con chó đã là một việc rất đáng lên án chứ khoan nói đến việc ăn thịt.


Tuy nhiên với một nhóm người khác thì loài chó cũng như bò, dê, cừu , heo mà thôi. Theo họ, đã là động vật thì con người đều có quyền ăn tất. Tôi muốn phản đối việc ăn thịt chó dựa trên quan điểm của mình về sức khỏe và văn hóa ẩm thực.

8/24/20

Sữa



Sữa làm cho cơ thể bạn khỏe mạnh. Đó là những gì mà quảng cáo đã nói lâu nay. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thực sự ngồi xuống và nghĩ về những gì sữa thực sự mang lại cho cơ thể bạn chưa? Vâng, đã đến lúc để bạn làm như vậy. Tìm hiểu những ích lợi sức khỏe của sữa có thể khiến bạn uống thứ đồ uống tuyệt vời này nhiều hơn mỗi ngày.

1. Làn da tuyệt vời
Nữ hoàng Cleopatra đã biết bà làm gì khi bà tắm mình trong sữa. Sữa giúp giữ gìn làn da bạn dịu dàng, mềm mại, và hồng hào. Điều này là nhờ rất nhiều các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe làn da. Chúng tôi không nói là bạn cần phải đổ đầy bồn tắm với sữa và ngâm mình trong đó, nhưng uống ít nhất hai ly sữa mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn ích lợi này.

8/19/20

ĐI KÉO GHẾ Ở HUẾ HƠN 40 NĂM VỀ TRƯỚC


„Dù xa cách ngàn trùng quê cũ, hình ảnh những lần “đi kéo ghế” ở thành phố quê hương vẫn thường đêm hiển hiện trong tôi với mùi mỡ hành, mùi thịt nướng khói bay mịt mùng ngào ngạt.“

***
Nếu bạn là người Bắc hay Nam chưa từng ở Huế, bạn sẽ không hiểu được ba chữ “đi kéo ghế” là nghĩa như thế nào hay sẽ tự hỏi thầm: “Cái dzì dzậy cà?” hay “Cái gì thế nhỉ ?”

Cho dù bạn là người Huế 100% nhưng ở vào khoảng tuổi 40 trở lại, e rằng bạn cũng sẽ phân vân. “Đi kéo ghế là đi mô rứa hè?”.

Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì nhóm chữ này hình như chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó dần dần biến mất và không ai dùng đến nữa.

Ngôn ngữ cũng biến đổi theo thời gian cùng điều kiện sống của xã hội. Đi kéo ghế là đi ăn tiệm, đi ăn nhà hàng, mà người Huế vốn bản tính kín đáo và tế nhị không muốn nói đến chuyện ăn uống thô tục, nên dùng một số chữ khác để chỉ cùng một sự việc.

4/26/20

Thơm Ngon Bánh Củ Cải

Dùng đũa gắp một miếng bánh củ cải chấm vào chén nước tương cay chua ngọt cho vào miệng nhai chậm rãi. Mùi thơm của củ cải, tôm khô hòa quyện với vị ngọt của bột bánh, vị béo của thịt, vị cay của ớt... tạo thành một hương vị khó quên.



1/2/20

MÂU THUẪN NHƯ BÚN BÒ HUẾ

Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng đầy... hợp lý như bún bò Huế.

Khi cho hai loại nguyên liệu chủ lực của bún bò Huế là thịt bò bắp và giò heo vào nấu chung một nồi là đã trộn lẫn hai đặc tính đầy mâu thuẫn, bởi “thịt bò thì nổi, heo thì chìm”, cũng như “bò teo, heo nở”.


Chưa hết, sả và ruốc, hai thứ tạo nên hương và vị cho món ăn này cũng đầy mâu thuẫn, vì tinh dầu sả vốn nhẹ và thơm, ruốc lại nặng mùi. Cái khó khi nấu bún bò Huế là sả và ruốc phải đủ lượng, thiếu ruốc thì nước dùng nhạt nhẽo, thiếu sả sẽ không có mùi thơm; cả hai thứ đều nhiều thì mùi nặng nề, hăng hắc, không tỏa ngát; lượng vừa đủ thì hương thơm của sả sẽ đưa mùi ruốc bay xa.

10/18/19

THƯỞNG THỨC MÓN TARTARE THỜI BỚT ĂN THỊT



Món Tartare cá hồi hun khói trộn với rau thơm & gia vị châu Á

Khi nhắc đến các thức ăn sống, người ta chủ yếu nghĩ đến các món cá sống như các loại sashimi của người Nhật. Người Tây Âu thường ăn các món thịt bò sống theo kiểu tartare hay carpaccio. Thời gian gần đây, phong trào ăn thêm nhiều rau quả, tôm cá thay vì ăn thịt đã cho ra đời nhiều món sống khác, nhưng vẫn hợp với khẩu vị của đa số thực khách.

8/9/19

Về Cái Gọi Là ... Siêu Thực Phẩm

VỀ CÁI GỌI LÀ...SIÊU THỰC PHẨM
Trăm năm sau quả chuối, khoa học tiến bộ vượt bậc, nhưng marketing còn vượt bậc hơn nữa. Giới kinh doanh tận dụng những hiểu biết khoa học để phát minh ra thuật ngữ “siêu thực phẩm” (superfoods).



Khởi đầu từ quả chuối

Siêu thực phẩm có lẽ khởi đầu từ… quả chuối, với thông điệp “Giá trị thực phẩm của chuối” thế này: chuối rẻ tiền, chuối nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, tìm đâu cũng có, ăn tươi ăn chín đều ngon. Nên ăn chuối mỗi ngày, ăn chuối với ngũ cốc vào bữa điểm tâm, với salad rau trộn vào bữa trưa, và bữa tối là món chuối chiên với thịt. Đó là câu chuyện của trăm năm trước khi một công ty thực phẩm ở Mỹ đã quảng cáo về tính “siêu” của chuối.

7/20/19

Chè "Sâm Bổ Lượng"

Quý anh chị em thân mến,
Tôi là một tên rất tham ăn, và một trong các món thích nhất là các món chè của VN mình. Những ngày còn trẻ ở Đà Lạt, Sài gòn và các tỉnh, mổi nơi tôi đến, buổi tối sau khi cơm nước xong là tôi hay la cà đi kiếm các hàng chè nổi tiếng mà thưởng thức, hết hàng này qua hàng khác. Ngày đó bạn bè vẫn không hiểu bụng tôi sao mà to thế. :-)

Tình cờ khi gặp cô hàng xóm, nàng cũng thích chè không thua gì tôi, và món chè khoái khẩu nhất của hai đứa cũng là món chè "sâm bổ lượng". Có thể là vì món này cùng lúc có nhiều thành phần như táo, nhản nhục, bo bo, hạt sen, rong biển, kỷ tử, v.v. Có tới sáu loại khác nhau trong cùng một ly chè thì ngon kể gì.

Mỗi lần đi Nam Cali, hay ra các khu chợ VN ở Virginia chúng tôi cũng hay mua chè về ăn cho đỡ nhớ, đỡ thèm. Nhưng mua ăn thời ăn, vẫn chưa vừa miệng lắm, vẫn không đã. Hai đứa bèn bàn nhau mua các thứ đó về mà nấu thử để ăn cho tới nơi tới chốn và như ý mình muốn. Nhưng than ôi, đã nấu qua bao lần, mà chẳng lần nào ra hồn. Nước bao giờ cũng đục, bo bo và hạt sen thì sượng, táo và nhãn nhục thì nhạt thếch, đúng là chán chết đi được.

Cứ ngỡ là mình không có duyên tự nấu chè sâm bổ lượng, ai dè nhờ các buổi họp mặt "potluck" mà tôi lại được thưởng thức món chè sâm bổ lượng này thật đúng bài bản do chị Diệu Linh CTKD-8 nấu. Lần nào cũng ngon đúng mức, ăn thật vừa ý. Nước trong và ngọt vừa phải, các nguyên liệu đều mềm dễ ăn, ăn xong một ly còn muốn ăn thêm.. :-)

Mấy tuần trước, tôi và Thanh Đan đánh bạo hỏi xin DL cái recipe nấu chè sâm bổ lượng và thật không ngờ là chị không những sẵn sàng ghi xuống cho recipe, lại còn nấu cho chúng tôi cả hộp chè lớn ăn thử và ăn dần. :-)

Cô nàng Diệu Linh đúng là thật dễ thương, giống như các bạn K8 của tôi khác mỗi lần tôi hỏi thăm cách nấu món chi là ngoài sự chỉ dẫn còn nấu/làm luôn cho tôi nếm thử như Trúc Mai với món cá kho tộ, dưa chua ngâm; Thu Hiền với món cá nướng, Lưu Thế Vân với món càri dã chiến, Bùi Đức Thắng với món bánh chưng, Đoàn Đình Hồng và Thu với món giò chả và bánh baba-au-rhum, Thục Hiền với món gà rút xương nhồi thịt, v.v. Được nhắc đến tên các bạn cùng những kỷ niệm là một niềm vui cho tôi, mong các bạn đừng phiền nghe. Lần sau tôi và cô hàng xóm lại xin được học thêm các món từ các bạn.

Xin phép DL được chuyển cái recipe cho bà con cùng xem nha. Ai thích thì nấu cho vui, trời nóng mà được ăn chè sâm bổ lượng lạnh thì đúng là quên chết. :-)

Nguyễn Đức Trọng & Thanh Đan

********
Ý kiến:
Không có "sâm" trong thành phần vật liệu để nấu loại chè này. Tên đúng của loại chè này là "thanh bổ lượng" (âm tiếng Việt thường gọi là sâm bổ lượng) : trong, bổ, mát. Người ta ăn chè này vào những ngày hè oi bức.
Ảnh trên mạng.
TLK

Recipe chè Sâm bổ lượng. 

10/31/17

Nem bưởi, đặc sản Tây Ninh

Nhắc đến Tây Ninh, mọi người sẽ nghĩ đến bánh tráng phơi sương, bò tơ hay muối tôm... mà không biết rằng vùng đất này còn có một món ăn độc đáo, ngon đến lạ kỳ là nem bưởi.
Nói món nem bưởi ngon đến lạ kỳ bởi món nem quen thuộc với người dân địa phương này được làm từ nguyên liệu chính là vỏ bưởi thêm thính gạo, khế chua, đu đủ xanh, tiêu hột.... Tất cả các nguyên liệu này mang đến vị chua, cay ngọt khiến món nem bưởi vô cùng hấp dẫn.

Phần vỏ bưởi được lấy để nem bưởi là phần vỏ trắng đã được gọt vỏ lớp vỏ xanh, sau đó được thái thành những lát mỏng đem ngâm nước khoảng 1 giờ đồng hồ rồi lại được rửa nhiều lần để hết vị đắng và đem ép khô.

9/2/17

Quán hủ tiếu Mỹ Tho 7 thập kỷ tại Sài Gòn

Suốt 70 năm qua, tô hủ tiếu Thanh Xuân đậm đà vị Mỹ Tho vẫn thu hút thực khách sành ăn ở Sài Gòn nhờ nước lèo thơm ngọt tự nhiên.

Nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, trung tâm quận 1, hủ tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân không gây chú ý người đi đường bởi sự hoành tráng của bảng hiệu, đèn chiếu. Quán khá nhỏ, gian bếp chính chỉ là chiếc kệ xinh xinh, bàn ghế đặt trước vỉa hè. Tuy nhiên, điều khiến khách vãng lai phải lập tức dừng lại căng mũi hít hà chính là mùi thơm tỏa ra từ nồi nước lèo.

quan-hu-tieu-my-tho-7-thap-ky-tai-sai-gon

Tô hủ tiếu Mỹ Tho hút khách 70 năm qua ở Sài Gòn. Ảnh: Mr True.

2/26/17

Ông Chủ Tiệm Cơm Gà SIU SIU.

 

Trước năm 1975, có một quán cơm gà nổi tiếng của giới thực khách cuối tuần. Thay vì đi tuốt lên Biên Hoà để ăn đầu cá lóc thì vào Chợ Lớn ăn mì vịt Hải Ký độc đáo nhất là đi ăn cơm gà Siu Siu. Trang ẩm thực xin mượn bài của anh Nguyễn Tường Thiết để nói lên một khía cạnh khác của ẩm thực Việt.

Quán cơm gà Siu Siu đưa món cơm gà khoái khẩu này vào hàng triệu gia đình Việt Nam, mà trong đó có gia đình tôi, gia đình bạn tôi, anh CiBi sau 35 năm xa xứ đổi đời mà nước bọt vẫn ngẩn ngơ vì cơm gà Siu Siu hay CiBi vẫn nhớ ông chủ quán Siu Siu ngày nào trong ký ức rung động hệ quả Pavlov và rằng món cơm trấn quốc vang lừng của ông đã trang trọng chiếm ngự thế đứng vững chắc trong nhiều quyển hồng thư ẩm thực Việt Nam. Tôi nghĩ cơm gà Siu Siu đã được vào văn học người Việt mình "pho sua" (for sure) rồi chứ còn gì nữa nhỉ?

4/27/16

Ăn mặn, ăn chay đâu hay bằng ăn đúng!

Người tiêu dùng hiện nay đang “quáng gà” vì quá nhiều thông tin về thực phẩm và dinh dưỡng. Đặc biệt, có nhiều món ăn được phong ngôi quá mức theo kiểu “rỉ tai truyền miệng”, nhưng chẳng có được một chứng cớ khoa học rõ ràng nào.

Bài viết cung cấp thêm một số thông tin về vấn đề này…

Điểm qua những kiểu món ăn

2/5/16

10 Món Cơm Nổi Tiếng Việt Nam

Món cơm với người Việt không được coi là một loại thức ăn mà thường coi là món chính để ăn no trong các bữa ăn.
Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm và biến thể của cách nấu. 

12/3/15

Kim chi Bắc Hàn là di sản văn hóa thế giới

Veronique Greenwood



Image copyrightGetty ImagesImage captionKim chi rất được ưa thích ở các nơi ăn nhậu và đâu đâu cũng thấy hướng dẫn công thức tự làm kim chi. (Ảnh: Getty Images)
Truyền thống làm Kim Chi của Bắc Hàn được Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể vào hôm thứ 02/12/2015.

10/29/15

Hãy lên mầm cho tỏi!

Bạn đã từng thấy những nhánh tỏi đang nảy mầm trong ngăn bếp? Bạn đã bỏ đi những củ tỏi đã lên mầm vì nghĩ rằng cái mầm đã lớn quá rồi, tỏi không ăn được nữa?

Xin mách bạn rằng: bạn sẽ không bao giờ cần lặp lại điều đó nữa! Sự thực là mầm tỏi rất tuyệt vời, bạn nên vui khi bắt gặp những cái mầm tỏi đã mọc lên xanh và còn đang dài ra nữa, dài tiếp nữa… Bởi vì chúng rất hữu ích.