7/18/12

Chiếc áo dài, một thách thức đối với cụ Khổng

“Thanh lịch”, “duyên dáng”, “giản dị” mà làm nổi bật thân hình “thon thả”, “tà áo bay nhè nhẹ mà quyến rũ”… người nước ngoài qua Việt Nam không tiếc tính từ để ca ngợi chiếc áo dài của phụ nữ.

Sự việc này chỉ mới xuất hiện mấy thập kỷ gần đây. Từ khi có chiến tranh chống Mỹ, nhiều nhà văn, nhà báo phương Tây tìm hiểu Việt Nam, ký sự và tiểu thuyết của họ hay nhắc đến áo dài Việt Nam một cách trìu mến.
Và thế là sau những từ Việt Nam như: nem, phở, nước mắm, Việt Minh… đã thành mục từ trong một số từ điển phương Tây, đến lượt từ áo dài có mặt ở Từ điển Pháp Dictionnaire universel francophone (1997). Có thể nó cũng có ở từ điển Anh – Mỹ rồi mà tôi chưa biết.

Nhưng áo dài may khớp với thân hình chỉ hợp với phụ nữ Việt Nam người mảnh dẻ; áo mặc khi không lao động, cũng như kiểu áo Kimônô của phụ nữ Nhật Bản. Ở Tôkyô, chúng ta ít gặp phụ nữ mặc Kimônô ở ngoài phố, cũng như ở Hà Nội ít gặp phụ nữ mặc áo dài đi làm. Trong cuốn ký sự Đất và nước (năm 1997), nhà văn Mỹ Shillue đến dạy tiếng Anh ở Nam Bộ cho biết là mấy bạn đồng nghiệp nước ngoài rất bực vì quy định nhà trường buộc họ mặc áo dài lên lớp: áo dài Việt Nam đối với họ rất bất tiện. Thân hình họ to lớn, nên thích áo dài mà “kính nhi viễn chi”.

Chiếc áo dài “tân thời” ra đời vào những năm 1930. Điều này được mọi người thống nhất công nhận. Nó xuất hiện trước tiên ở đâu, và do ai chủ xướng? Đây là vấn đề đã gây tranh luận. Có người cho là xuất hiện trước tiên ở miền Nam, vì Nam Kỳ là đất thuộc địa trực thuộc Pháp sớm nhất, nên giao thiệp với Pháp sớm và nhiều, y phục cũng phải sớm cải tiến.
Có người dựa vào một tờ báo bên Pháp cho là một Việt kiều đã vẽ kiểu áo dài cách tân và may ở Paris từ 1921. Đa số cho là họa sĩ Cát Tường, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, là người đề xướng ra áo dài tân thời và có cửa hiệu may để thực hiện ý đồ. Có điều khẳng định được là dù áo dài có thể xuất hiện ở đâu và sớm đến đâu, thì chỉ từ khi chiếc áo dài Cát Tường (tức Le mur, - Le Mur tiếng Pháp là cái tường, họa sĩ chơi chữ, ký tên Lemur) được hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay ủng hộ mới thành một phong trào phổ biến trong cả nước.
“Áo dài tân thời” cải biến loại áo dài truyền thống “năm thân” và “tứ thân”. Cuộc cải cách y phục phụ nữ, áo dài đi kèm với răng trắng và quần trắng thay cho váy, là sự kiện chỉ xảy ra ở thành thị…

Đó là một hành động chống lại lễ giáo Khổng học

.

Nhu cầu hiện đại hóa trang phục, kể cả trang phục nam giới, nằm trong nhu cầu chung cần hiện đại hóa của xã hội Việt Nam thời thuộc địa. Xã hội ấy chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng học trên 2000 năm: Văn hóa cổ truyền đề cao tinh thần cộng đồng, cá nhân bị trói buộc trong tam cương ngũ thường. Đặc biệt, đàn bà không được coi như có một nhân cách, chỉ là một công cụ sinh đẻ để bảo đảm sự tồn tại gia đình và dòng họ. Con gái lấy chồng do cha mẹ sắp đặt, không có tự do yêu đương. Do đó, làm đẹp và trang phục phụ nữ không có tầm quan trọng như ở phương Tây, nhất là sau khi đã lấy chồng. Quần áo phải giấu đi những đường cong khêu gợi của phụ nữ. Đặc biệt, bộ ngực cô nào quá đồ sộ, phải lấy vải quấn cho chặt để đỡ ngượng vì bị chê là dâm đãng.
Áo dài Lemur đã phá tất cả những cấm kỵ ấy. Nguyên tắc của nó là phô những cái mà áo dài cổ truyền giấu đi. Đáng lẽ 4, 5 thân, áo “tân thời” chỉ có hai mảnh, trước và sau, xẻ từ eo lưng trở xuống, cài khuy sườn bên phải, bỏ thắt lưng buộc thõng đằng trước. Áo may sát thân người, quần cũng may sát mông, vú được “xú chiêng” làm nổi bật.
Mới đầu, chỉ các me Tây mới dám “tân trang”: vấn tóc trần, để răng trắng, mặc áo dài quần trắng “tân thời”. Dần dần, một số phụ nữ có học, cô giáo, nữ sinh “đột phá khẩu” tiếp. Dư luận báo chí ủng hộ khiến cho các con gái nhà gia giáo cũng nhập cuộc. Năm 1934 là năm bộ áo “tân thời” đã thành phổ biến.
Chiếc áo dài những năm 1930 nói lên ý thức giác ngộ của phụ nữ về quyền lợi của mình, chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ của Khổng học. Đó là một bản tuyên ngôn: phụ nữ muốn có tính cách riêng của mình, đòi tự do sinh hoạt xã hội, muốn phô bày cái đẹp thân thể. Áo dài là một sự “tiếp biến văn hóa” (acculturation) thành công: áo dài truyền thống đã kết hợp hài hòa với thời trang hiện đại phương Tây, vẫn được thế giới đánh giá là “áo dân tộc Việt Nam”. Điều này chứng minh là phải hiểu “bản sắc dân tộc” một cách động chứ không phải tĩnh, không nệ cổ.

Bài: Hữu Ngọc (Hồn Việt)

Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân với chiếc áo dài một thời, dư luận đàm tiếu.

Những tà áo xưa thướt tha, kín đáo mà vẫn tôn vinh những đường cong của người phụ nữ.

Nữ sinh xưa...

Nay thì...

Chỉ thích mỏng...

Nội y phải đen mới là... sành điệu (?)

Những tà áo dài cách điệu...

Mỗi năm mỗi thêm cách điệu...

Cách đến như mấy cô này thì...

Hết ý...

Hai tấm hình trên cóp từ một forum học trò... Một còm men bằng hình (bên dưới) khá zí dỏm...

Mới nhìn hai tấm đó mà bác Sầm Đức Sướng đã la oai oái...

Kiểu áo quá siêu này trên cả tuyệt vời, đành phải... kiếm mấy cái lá nho che thui.

Đừng nói chi thầy Sướng, thầy Khổng mà thấy chắc cũng "mất dạy"

No comments:

Post a Comment