6/14/11

Bắc Phi, Trung Đông: Mục tiêu chính của Mỹ là Nga và Trung Quốc


May 26, '11 12:34 AM

VIT – Bài phỏng vấn Paul Craig Roberts – cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ – về tình hình tại Bắc Phi và Trung Đông.

-Có tin đồn rằng Washington được đề nghị trang bị vũ khí cho lực lượng bạo loạn ở Libya. Ông có nghĩ rằng đó là một ý tưởng đúng đắn?


– Họ đã trang bị cho lực lượng bạo loạn rồi. Đó chính là điểm khác biệt của cuộc bạo loạn ở Libya. Đây không phải là một cuộc bạo loạn hòa bình, và nó xẩy ra không phải ở thủ đô. Lực lượng vũ trang bạo loạn được sinh ra ở phần phía Đông của đất nước Libya. Và chúng ta biết rằng CIA đã dúng tay vào việc này, vì vậy lực lượng bạo loạn đã được trang bị vũ khí.

– Ông có thể so sánh sự can thiệp quân sự này với sự can thiệp vào tình hình ở Bahrain?
– Chúng tôi không muốn lật đổ chính phủ của Bahrain và Ả Rập Saudi, mặc dù cả hai chính phủ đều sử dụng bạo lực chống lại những người chống đối. Các chính phủ này là bù nhìn của chúng tôi, và ở Bahrain chúng tôi có một căn cứ hải quân lớn.
Chúng tôi cần phải lật đổ Gaddafi ở Libya và Assad ở Syria, bởi vì chúng tôi muốn đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng của mình Trung Quốc đã đầu tư lớn vào lĩnh vực năng lượng ở miền đông Libya, giống như đã làm ở Angola và Nigeria. Đây là nỗ lực của Mỹ để ngăn chặn không cho Trung Quốc có được các nguồn năng lượng theo cách mà Washington và London từng sử dụng từ những năm 30 của thế kỷ trước.
Còn về mối quan tâm của chúng tôi tới các cuộc biểu tình ở Syria, Wikileaks Website có đưa tin rằng người Mỹ đứng phía sau các cuộc biểu tình này. Chúng tôi muốn gây bất ổn tình hình, bởi vì Nga có căn cứ hải quân tại Syria, đảm bảo cho sự hiện diện của Nga tại Địa Trung Hải. Như vậy, bạn thấy đấy, Washington đã can thiệp vào Libya, và làm mọi việc để có thể can thiệp vào Syria, bởi vì chúng tôi muốn loại bỏ Nga và Trung Quốc ra khỏi vùng này.

– Ý ông muốn nói rằng mục tiêu cuối cùng của các cuộc tấn công vào Libya là dầu mỏ?
– Vấn đề không chỉ ở dầu mỏ, mà còn ở việc thâm nhập của Trung Quốc vào Châu Phi và nhu cầu đảm bảo năng lượng của Trung quốc. Bạn biết đấy, trong báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế có nói rằng “thế kỷ của Mỹ” đã qua, và trong vòng năm năm tới kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, và khi đó Mỹ chỉ còn là cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chứ không còn là lớn nhất. Washington đang nỗ lực sử dụng khả năng quân sự vượt trội của mình để phá vỡ kế hoạch của Trung Quốc về đảm bảo năng lượng và như vậy sẽ làm chậm lại sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao CIA từ lâu đã có mặt ở miền đông Libya, điều mà ai cũng biết, và tại sao cuộc bạo loạn lại nổ ra ở phía đông của đất nước Libya, chứ không phải ở thủ đô, và đó cũng là lý do tại sao lực lượng bạo loạn đã được trang bị vũ khí.

– Ông có cho rằng sự cô lập về ngoại giao của Libya là cái cớ mở đầu cho sự can thiệp quân sự?
– Tôi không nghĩ rằng đây là lý do chính. Lý do chính là đẩy Trung Quốc ra khỏi Libya, điều mà chúng tôi đang làm hiện nay. Ở Libya đã từng có tới 30.000 người Trung Quốc. 29.000 người trong số họ đã được sơ tán. Chiến tranh ở Libya còn là sự trả thù Gaddafi vì ông ta đã từ chối tham gia cơ cấu quân sự trực thuộc Bộ chỉ huy Châu Phi của Mỹ. Bộ chỉ huy Châu Phi của Mỹ được thành lập năm 2008 nhằm đối phó với sự xâm nhập của Trung Quốc vào châu Phi. Chúng tôi đã chuẩn bị về mặt quân sự, nhưng Gadhafi đã từ chối tham gia. Ông ta nói rằng, đó là chủ nghĩa đế quốc và ý đồ sử dụng ông ta để làm như vậy với cả châu lục. Và lý do thứ ba là phần lớn bờ biển Địa Trung Hải của Libya nằm dưới sự kiểm soát của Gaddafi và Syria. Tôi nghĩ rằng, chỉ đơn giản là hai quốc gia này đã đứng chặn trên con đường bá quyền của Mỹ ở Địa Trung Hải, và Mỹ thì không muốn  hạm đội của Nga có mặt tại đó và không muốn thấy Trung Quốc khai thác nguồn năng lượng ở Châu Phi. Washington bị bất ngờ khi các cuộc bạo loạn xẩy ra ở Tunisia và Ai Cập, nhưng đồng thời cũng nhanh chóng nhận ra rằng bằng cách này có thể đẩy Trung quốc và Nga ra khỏi khu vực, mà không phải đối đầu trực tiếp với họ. Vì vậy chúng tôi đã đạo diễn các cuộc bạo loạn này. CIA đã hoạt động ở miền đông Libya và dúng tay vào các cuộc biểu tình tại Syria. Chúng tôi không can thiệp vào các cuộc biểu tình ở Bahrain, Tunisia, Ai Cập và Ả Rập Saudi. Còn tại Yemen có thể chúng tôi cũng đã can thiệp vào các sự kiện tại đó. Máy bay không người lái của chúng tôi đã tấn công một số bộ tộc Yemen. Điểm khác biệt chính ở Syria và Libya với các nơi khác là ở Syria và Libya người Mỹ đã tổ chức và trả tiền cho tất cả các cuộc bạo loạn này. Lúc nào cũng có thể tìm được những kẻ không hài lòng, hứa hẹn và trả tiền cho họ.

– Máy bay không người lái đang được sử dụng ở Libya. Chúng cất cánh từ đâu? Chúng không thể bay từ Ý vì không đủ nhiên liệu.
– Tôi không biết. Có thể là từ các tàu chiến của Mỹ. Báo cáo gần đây nhất về việc sử dụng máy bay không người lái là từ một sĩ quan Hải quân. Tôi muốn nói thêm về một vấn đề lớn – đó là thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề này. Các công ty của Trung Quốc đã mất hàng trăm triệu đô la vì sự can thiệp quân sự này. 50 khoản đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc đã biến mất và Trung Quốc nhận thấy đó là hành động thù địch. Họ không ảo tưởng về điều này. Họ không đọc The New York Times hay Washington Post và không tin những điều viết trong đó. Họ biết rằng nước Mỹ đang chống lại Trung Quốc.

– Ông muốn nói rằng Mỹ muốn đẩy Trung quốc ra và thay thế vào đó bằng đầu tư của các công ty Mỹ?
– Hoặc của các nước khác (không phải Trung quốc hay Nga). Tôi nghĩ là Nga bắt đầu hiểu rằng các sự kiện tại Syria nhằm chống lại căn cứ quân sự của họ. Chúng tôi xung đột với hai nước lớn: với Trung Quốc, có nền kinh tế có lẽ tốt hơn so với Mỹ, vì người Trung Quốc có việc làm; và với Nga, có kho vũ khí hạt nhân không giới hạn. Chúng tôi gây áp lực lên hai nước này. Chúng tôi hành động một cách không kiêng nể và nguy hiểm. Sau khi Nga và Trung Quốc thấy rằng người Mỹ là không thể đoán trước và sẵn sàng gây thiệt hại cho họ, điều đó sẽ dẫn đến sự căng thẳng leo thang trong quan hệ. Đây là một nguy cơ thực sự và có thể kết thúc bằng một cuộc chiến tranh lớn.

Tri Tam

Theo www.segodnia.ru

http://daohieu.wordpress.com/

No comments:

Post a Comment