9/18/17

ENCOUNTER OF A KIND

(Note: This autobiography is written by Danielle Tranlong)
In May 1958, at age twenty-five, I received my B. A. in Literature from Reed College, Portland, Oregon. I had mixed feelings in returning to Saigon and to my teaching position at the well-known Gialong High School for girls. A few years before, I had given my word to myself and others that I would return to serve my country, if I was given the chance to complete my college education in the United States.
In keeping my promise I bitterly felt my loss, nevertheless. My loss of opportunity ever to know and live a life I had yearned for since my childhood: a life whereby democracy is a goal to attain, fair play a rule, and gender preference a notion to be discarded. Though my position as a teacher of English was well respected, I knew that, beyond a close relationship with my students, my political voice was nil and my social standing inferior to any male colleague. I was a lively and free spirit. I had an easy laugh. That must be partly due to my French education, which could cause some irritation in the predominantly male crowd I worked with. Most of the time I carried a brave mien of “I don’t care what you think of me, as long as I’m not what you think I am.”

PHOENIX

(Note: This autobiography is written by Peter Tranlong)
On an early afternoon in August 1958, I was at my desk on the second floor, deeply absorbed in my Stanvac Calendar Paintings Exhibition project, when my phone rang. It was Pho ba Long on the ground floor. He was the Assistant Sales Manager and I was the Public Relations Manager at Standard-Vacuum (Stanvac) Oil Company, Vietnam-Cambodia Division. He wanted me to meet a young lady as a prospective teacher of English at our Lamson Institute of Language and Business. Earlier that year the two of us had founded this evening school as a way to use our spare time in helping the Vietnamese public, young and old, that had an insatiable hunger for learning.

9/10/17

Bản Tin số 25

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách


dotsach00

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.

Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng.

9/5/17

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Phạm Tín An Ninh (Danlambao) - Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.

Ile de Lumière-chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam

Từ Thức

Nhân dịp các hội đoàn VN ở Đức xây tượng để tri ân ông Rupert Neudeck, người đã cứu trên 10 ngàn thuyền nhân với chiếc tầu Cap Anamur, cũng nên nhớ tới một chiếc tàu khác, Île de Lumière. Một chiếc tàu Pháp đã cứu hàng chục ngàn boat people khác.

Cái bắt tay lịch sử

Ile de Lumière (Đảo Ánh Sáng) cũng tạo ra cái bắt tay lịch sử của hai trí thức, triết gia hàng đầu của Pháp: một của phe tả, Jean Paul Sartre, một của phe hữu, Raymond Aron. Và làm lung lay, nếu không tan vỡ, giấc mộng thiên đường XHCN, thế giới đại đồng của cả một lớp trí thức không tưởng.