2/5/16

Mùa Xuân Thụ Nhân (1)

ý thơ Trần Thị Châu

Đào năm cánh xuân thì trinh nữ
Lúc sớm mai cắp sách đến trường
Trên lối đi bao nhiêu ý tứ
Tuổi đôi mươi e ấp yêu đương

2/4/16

chút ý tình xuân


Sương lạnh quê người có ướt mi?
Có làm vơi bớt nỗi sầu bi
Của người viễn khách nhìn xuân đến
Gợi nhớ tình quê ý muốn về...!

2/2/16

TẾT BÍNH THÂN : ĐỌC SÁCH NÓI VỀ NĂM CON KHỈ

tình xuân ray rứt


Thằng bạn trong phone giọng ngậm ngùi
Chút buồn chút nhớ chút xa xôi
Năm tàn, tết nhất nay mai đến
Tuổi tác bây giờ vẫn nổi trôi !!

-Ê mày có định về thăm lại
Lối cũ đường xưa thuở thiếu thời
Hăm mấy năm đổi dời ngược trái
Nếu được về quê, mày có vui??

con khỉ lại về


Khỉ đến năm nầy nhớ khỉ xưa
Một thời bom đạn rải như mưa
Giặc thù xảo trá quên lời ước
Bắn giết dân như chuyện giỡn đùa...

Thuở ấy mắt đời ta trong sáng
Sân trường hoa bướm rộn ràng vui
Chăm lo đèn sách bên thầy bạn
Nuôi những niềm mơ ước tuyệt vời ...

MẶC CẢM CỦA SỰ DỐT NÁT

Bài của Nguyễn Liệu về “cái bằng tiến sĩ”

Nguyễn Liệu

Năm 1976, chấm dứt chiến tranh, bác sĩ Tôn thất Tùng, một bác sĩ giỏi, học tại Pháp, kẹt trong kháng chiến, rồi phải phục vụ cho Việt cộng, đã mạnh dạng viết bài báo đề nghị bác sĩ Việt cộng được đào tạo trong chiến tranh, phải thi và học lại. Nếu không học lại hoặc học mà thi không đậu, thì không cho hành nghề vì không đủ tiêu chuẩn của một bác sĩ.

Tôn thất Tùng, một đảng viên cộng sản, cũng phải đợi gần 80 tuổi mới liều mạng nói một sự thật mà đã cắn răng chịu đựng gần hết cuộc đời. Bởi vì chính ông đã chứng kiến đã đào tạo những đảng viên trung kiên, dốt nát trong 6 tháng trở thành bác sĩ y khoa ,đáng lẽ phải đào tạo từ 6 năm đến 15 năm sau khi tốt nghiệp trung học.
Tại sao không gọi y tá mà phải gọi bác sĩ. Đó là đặc điểm của ….