5/8/10

Bầu cử cấp vùng tại Đức, một cuộc trắc nghiệm đối với bà Merkel


Thủ tướng Đức Angela Merkel
Reuters/Johannes Eisele
Thanh Hà
Ngày 9/5 cử tri bang Nordrhein-Westfalen ở miền đông nước Đức bỏ phiếu bầu lại Nghị viện. Theo giới phân tích, tuy chỉ là một cuộc bỏ phiếu cấp vùng nhưng lại là một thách thức lớn đối với chính quyền liên bang hiện đang do bà Angela Merkel đứng đầu.
Trả lời đài RFI từ thành phố Dortmund, ông Âu Dương Thệ giải thích về tính quyết định của vòng phiếu ngày 9/5 đối với liên minh cầm quyền của thủ tướng Merkel cũng như đối với một phần vận mệnh của khối euro trong cơn khủng hoảng niềm tin hiện nay.
Ông Âu Dương Thệ-Dortmund, Đức
Nghe phỏng vấn
(08/05/2010 nguồn: RFI)

Càng gần Đại hội 11 báo chí càng bị bịt mắt, bịt miệng !

Âu Dương Thệ

Ngày 5.5 „Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm 2010“ đã được Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính Trị (BCT) và Thường trực Ban bí thư, tức người đứng thứ hai trong ĐCS, khai mạc tại Hà nội. Nhưng nhân vật chính ở đây là Tô Huy Rứa, Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng (TUĐ) và Trưởng ban Tuyên giáo TU. Ngoài hai Ủy viên BCT còn có một số Ủy viên TUĐ phụ trách công tác tư tưởng, tuyên truyền và báo chí chủ trì. Đứng ra tổ chức Hội nghị này gồm Ban Tuyên giáo TU, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo VN. Tức là tất cả các cơ quan quản lí báo chí của Đảng, Nhà nước và các tổ chức ngoại vi về báo chí của chế độ độc tài toàn trị. Các cơ quan này đang quản trị 706 tờ báo in, 528 tạp chí, 67 đài phát thanh và truyền hình và 17.000 nhà báo có thẻ. (1) Các Tổng biên tập (TBT) và Phó TBT các báo, đài phát thanh, truyền hình và các cán bộ chính phụ trách công tác tuyên truyền và báo chí ở trung ương và địa phương đều phải có mặt. Đây là hội nghị quan trọng nhất trong thời gian gần đây trong hoạt động tuyên truyền và báo chí của Hà nội.

5/6/10

DÂN QUYỀN CHO DI DÂN BẤT HỢP PHÁP!

Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune
Chẳng có chuyện gì lâu đời hơn, nhưng hiện nay ở nhiều nước lại tế nhị hơn, cấp bách hơn nhưng lại khó giải quyết hơn là chuyện di dân.
Chiến tranh, loạn lạc thì ngưòi ta phải đi tìm nơi trú ẩn. Sống ở những nơi khó sống thì người ta mơ ước và tìm cách đến những nơi vẫn được xem là “vùng đất hứa” nếu có những hoàn cảnh, cơ hội hạn hữu, trời cho. Sống trong những chế độ đàn áp, chà đạp, bức bách, kiểm soát, kềm chế con người thì đối với một số người, đây là điều không thể chịu nổi và người ta vẫn tìm xem có nơi nào khác dễ sống hơn trên quả đất này mở cửa cho mình. Nếu không đã chẳng có câu đất lành chim đậu.

CHÚNG TA CHẲNG ĐƠN ĐỘC

clip_image002clip_image004clip_image006

THẾ SỰ THĂNG TRẦM
CHÚNG TA CHẲNG ĐƠN ĐỘC
Hoàng Ngọc Nguyên
Trong tuần vùa qua, có một sự kiện đáng ghi nhận qua việc người Việt ở trên nước Mỹ tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ và Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Người Việt trong năm nay dã không lên tiếng một mình. Đúng hơn, họ đã nhường lời cho một số người Mỹ, và những người Mỹ này không những đã nói thay họ, mà còn nói những điều mà chỉ có những người Mỹ nói mới có sức thuyết phục – và nay họ đã nói. Như nhà báo kỳ cựu Sol Sanders, từng là phóng viên chiến trường cho hãng tin UPI tại Việt Nam trong những năm 60, đã viết: “một nhóm mới các học giả có chủ trương nhìn lại đang chấn chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá (về chiến tranh Việt Nam), cho dù họ phải đương đầu với một lịch sử lâu dài của những thiên lệch của giới truyền thông và kinh điển của Mỹ về thảm hoạ Việt Nam”.

5/5/10

NHÌN LẠI SAU KHI ĐÃ NHÌN LẠI

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image001
Tuần lễ tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ đã trở thành quá khứ, mặc dù tuần này hay tháng này 35 năm trước, tất cả chúng ta, dù đa số người còn ở trong nước, thiều số đã ra khỏi nước, đều đang chỉ ở trong “bước đầu” của “thời kỳ quá độ” (tức là chuyển tiếp) đến một cuộc đổi đời bất định, lành ít dữ nhiều. Tất cả những ngày tháng trước và sau ngày 30-4-1975 thật ra phải có chung một giá trị lịch sử, có nghĩa là chúng phải được nhắc đến ngang bằng nhau với cùng mức độ đầu tư cho nghiên cứu, phân tích, kết luận… Thực ra, chúng ta cứ hỏi những người đã sống trong những ngày tháng đó và nay còn sống để nhìn lại quá khứ nào còn nặng chĩu trong tâm trí của họ hơn, câu trả lời, nếu ta nhờ các hãng của Mỹ mở một cuộc thăm dò, hẳn phải là những ngày sau 30-4-75 thuộc vào “nhưng năm tháng không thể nào quên”.