Hoàng Ngọc Nguyên
Tuần lễ tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ đã trở thành quá khứ, mặc dù tuần này hay tháng này 35 năm trước, tất cả chúng ta, dù đa số người còn ở trong nước, thiều số đã ra khỏi nước, đều đang chỉ ở trong “bước đầu” của “thời kỳ quá độ” (tức là chuyển tiếp) đến một cuộc đổi đời bất định, lành ít dữ nhiều. Tất cả những ngày tháng trước và sau ngày 30-4-1975 thật ra phải có chung một giá trị lịch sử, có nghĩa là chúng phải được nhắc đến ngang bằng nhau với cùng mức độ đầu tư cho nghiên cứu, phân tích, kết luận… Thực ra, chúng ta cứ hỏi những người đã sống trong những ngày tháng đó và nay còn sống để nhìn lại quá khứ nào còn nặng chĩu trong tâm trí của họ hơn, câu trả lời, nếu ta nhờ các hãng của Mỹ mở một cuộc thăm dò, hẳn phải là những ngày sau 30-4-75 thuộc vào “nhưng năm tháng không thể nào quên”.
Trên Saigon Nhỏ báo ngày cũng như báo tuần, chúng ta đã có dịp nhận ra rằng lần tưởng niêm năm nay của chúng ta khác với những năm trước, không chỉ vì 35 năm đương nhiên khác với 34 hay 33 hay 32 năm, mà còn vì với thời gian và cùng với một dịp lớn bảy lần năm năm, chúng ta đương nhiên, hay “mong thay”, trưởng thành hơn một tí để nhìn quá khứ tỏ tường hơn. Nhìn lại cái dịp “35 năm nhìn lại” tuần qua, chúng ta dường như đã đạt được một số kết luận về quá khứ để cho tương lai thấy nhẹ nhàng hơn.
Lịch sử của chúng ta là lịch sử của một dân tộc sống mơ mộng, nên nhìn đời một cách tương đối mơ hồ, từ đó cái khuynh hướng thỏa hiệp mạnh hơn người bình thường. Vì quá mơ mộng, nên không chỉ những người lãnh đạo ở miền nam mà cả một số đảng phái chính trị, tôn giáo, đoàn thể, trí thức… rất mơ hồ trước người bạn đồng minh của mình là Hoa Kỳ và kẻ thù là Cộng Sản miền bắc. Trong khi Mỹ đã rút hết quân về nước, làm ngơ việc Bắc Việt vẫn còn vô số quân đóng ở miền nam, mà ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tìm cách viết lại hiến pháp để ra được một nhiệm kỳ nữa bất kể lời hứa với ông Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vì tin rằng miền nam mà có dầu hỏa thì Mỹ còn lâu mới bỏ rơi đồng minh. Sau khi miền nam bị sụp đổ, ngay cả một số không nhỏ trong thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” vẫn mơ mộng có thể “làm lại cuộc đời” dưới chề độ mới, chỉ cho đến sau khi đã đi “học tập cải tạo” được vài năm (hồi đó người trong trại nói là “mút mùa lệ thủy”) mới dần dần nhận ra có lẽ mình mơ hồ… Đến hồi “đổi mới kinh tế” năm 1986 sau hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội kiệt quệ, người ta lại một lần nữa mơ mộng về một cơ hội đổi đời lần thứ hai, nhất là sau khi nhìn đến sự tan rã của hàng loạt nước cộng sản Đông Âu và cả Liên xô trong hai năm 1989-1990, bởi vì họ còn mơ hồ chẳug hiểu rõ chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là cái gì. Cũng chẳng mấy người hiểu rằng tuy Trung Cộng và Việt Nam từng choảng nhau một lần mười năm trước đó trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Bắc Kinh vẫn là sao bắc đẩu cho Hà Nội, nhất là sau vụ Thiên An Môn năm 1989. Chẳng phải chỉ người Quốc Gia mới mang bệnh mơ mộng. Người Cộng Sản từng tưởng rằng có một mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ nhanh chóng làm cho Việt nam trở thành một đại cưnờg kinh tế làm cho cả Nhật, cả Mỹ sẽ phải giật mình. Khi nhận chân ra được sự thực phũ phàng là đó chỉ là điều không tưởng, người ta lại lao vào một ảo tưởng mới, đó là họ mơ hồ nghĩ rằng tuy thay đổi cơ chế kinh tế để hội nhập với toàn cầu nhưng họ vẫn có thể giữ không đổi “thượng tầng kiến trúc” là nền “chuyên chính vô sản” “truyền thống” của họ để cho người dân chẳng xâm nhập được vào đời sống chính trị độc quyền của họ. Những sự mơ mộng, mơ hồ này một phần là do thái độ thỏa hiệp dễ dãi, dễ dàng của những người đã hoàn toàn mất trí nhớ chuyện 35 năm trước để trở thành “Việt kiều yêu nước”.
Cuộc chiến tranh Việt Nam khi nhìn lại 55 năm trước, khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp định Genève, miền bắc dưới sự kiềm soát của những người Cộng Sản và trên miền nam chế độ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, được một số người cho rằng xảy ra là vì hiệp định Genève không được thi hành, sự hiệp thương đất nước bằng tổng tuyển cử không thành. Thực ra, nếu nhìn lại tình hình miền bắc trong nửa sau của thập niên năm mươi, thì đối với Hà Nội “không có con đường nào khác” ngoải việc mở ra cuộc chiến ở miền nam để giải quyết tình hình miền bắc, kinh tế nông nghiệp không đủ nuôi dân, tạo ra những nguy cơ chính trị như vụ khởi nghĩa ở Quỳnh Lưu. Cải cách ruộng đất ở nông thôn, Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội là những dấu hiệu bất ổn nghiêm trọng đối với chế độ. Trong khi miền nam là vùng đất trù phú, có những tiền đề phát triển kỹ nghệ và điều kiện để mở mang thương mại quốc tế, miền bắc chìm sâu trong sự lac hậu thoái hóa và đe dọa nhân mãn. Ưu thế của Lê Duẫn và Lê Đức Thọ chỉ làm mạnh thêm ý chí “giải phóng miền nam”, và ta cũng phải tính đến cơ cấu “nằm vùng” được bố trí khắp cả miền nam khi chỉ một số cán bộ của Việt Minh ở miền nam đi tập kết ra bắc sau 1954. Đó là những điều khá hiển nhiên mà lẽ ra miền nam ngay từ đầu đừng mơ hồ, phải nhận thức, phải tiêu liệu và chuẩn bị chiến tranh kịp thời thì đã không bị động trong năm 1960, khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được thành lập, Bộ chính trị ở Hà Nội ra Nghị quyết “ủng hộ” cuộc chiến tranh giải phóng ở miền nam, trong khi miền nam bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng chính trị nội bộ.
Miền Nam thiếu sự chuẩn bị đúng nghĩa và đầy đủ cho cuộc chiến sống còn của mình. Để cho cuộc chiến chỉ xảy ra trên phần đất mình và không ngăn chận được sự xâm nhập và tiếp tế của địch từ miến bắc vào nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, miền nam đã bị động ngay từ đầu đến cuối. Khi phân tích sự thất bại của miền nam, những yếu tố sau đây nổi bật: miến nam không có thời gian, trong khi miền bắc bất kể thời gian, theo chủ trương người ta từ lâu đã nói “Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi”; miền nam không có nhân lực, dân số đã ít hơn, sự tham gia lại không đông đủ cả trên chiến trường (trốn lính, đào ngũ, lính kiềng, phụ nữ không phải có vai trò hay trách nhiệm trừ trường hợp tình nguyện…) cả trên chính trường (đối lập, lực lượng thứ ba…), và mức “đầu tư” trên một đầu người cao hơn so với miền bắc. Mỹ vẫn xem thắng bại giữa đôi bên dựa trên những con số “đếm xác người” trên chiến trường. Họ cho đến khi chiến tranh chấm dứt vẫn không hiểu được cho dù ta chết một địch chết mười, nhưng phía địch bổ sung lực lượng rất nhanh, trong khi phía ta bổ sung vừa tốn kém, vừa không có đủ nguồn nhân lực do phải phòng thủ diện địa. Bởi vậy địch thong dong chơi chiến tranh nhân dân, du kích nhưng lại cơ giới mạnh, vũ khí mạnh, hiện đại, và không ngại sử dụng chiến thuật biển người. Đó là ta chưa bàn đến yếu tố lãnh đạo, miền bắc chủ động, tập quyền, chuyên chính, trong khi miền nam bị động, mất ổn định, phân tán, và ở trong thế “áo mặc không qua khỏi đầu” trong tương quan với người Mỹ. Cái thất bại cuối cùng ngày 30-4-1975 giống như một tình thế bị tràn ngập, quả bất địch chúng.
Phê bình đồng minh Mỹ là chuyện không sai. Mưu tính tháo chạy một cách vô trách nhiệm, không thành tín và bất nhân khi đã tìm ra được phương kế khác là chuyện rõ ràng. Tham gia chiến tranh mà không rành và không nắm được các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đánh nhau mà không xác định được mục đích đánh thắng hay cầu hòa (ngay cả ông Henry Kissinger về sau này cũng nói: “đánh giặc ở nước ngoài mà không có mục đích chiến thắng thì chỉ có thua!”), không thể thắng khi chiến tranh giới hạn, cũng chẳng hòa được khi không có thòi gian. Soán quyền của đồng minh cho dù bất cứ lý do gì, không để cho họ tự điều khiển một cuộc chiến của họ là những thứ thất sách trong vô số thất sách của Mỹ.
Nhưng trước khi trách Mỹ, ta nên học ở người Mỹ và người xưa của ta một câu. Người xưa nói “Tiên trách bỉ”. Người Mỹ nói “we only have ourselves to blame”. Bởi vì câu hỏi thực sự phải đặt ra là chúng ta thế nào đây (What’s wrong with us?) mà để cho tình thế ngày càng tuyệt vọng cuối cùng đến chỗ sụp đổ. Từ khi đầu phim đến khi đứt phim, chúng ta có cả 20 năm. Thế nhưng chúng ta vẫn mất và không hề tìm cách lấy lại quyền điều khiển chiến tranh, không cho người dân một cơ hội thấy rằng cuộc chiến này là có tinh cách sống còn của mình và nếu trong xã hội số người trốn tránh hy sinh, số người đứng ngoài, số người “nội thù” quá đông đảo, cuối cùng lực lượng chẳng còn bao nhiêu so với bên kia, thì cái giá phải trả chính là cái kết cuộc đau buồn năm 1975. Chúng ta đã đề cho chề độ Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ quá dễ dàng mà chế độ này gục là sinh lực quốc gia tuôn chảy như người mất “chân khí”. Từ đó người dân xem lãnh đạo chẳng ra gì, các tướng mãi miết tranh quyền và bám quyền, miền nam đã đứng trước một cái chết đã được báo trước. Thêm nữa, bộ máy đối ngoại của miền nam đã hỏng. Nó hỏng ở hai mặt: không thuyết phục được nước Mỹ, chính trị Mỹ, người dân Mỹ, báo chí Mỹ tin ở chính nghĩa của ta; nó cũng không đủ mạnh, đủ hiệu nghiệm để cảnh giác lãnh đạo ở Saigon kịp thời là miền Nam phải tự tính vì chẳng thể tin được nữa ở sự ủng hộ của dư luận Mỹ và lãnh đạo chính trị Mỹ.
Như đuợc nhận định trong lần này, một nhận định chẳng gì mới mẻ nhưng cần được nhắc lại, nếu ông Thiệu không tính toán sai lầm, hoảng loạn, đem người dân miền nam ra mà đánh lá bài tháu cáy, thì miền nam đã không mất sớm vào ngày 30-4-1975. Nhưng sự lãnh đạo của ông Thiệu là có vấn đề từ lâu. Từ khi ông không chịu hợp tác với ông Kỳ sau vụ Mậu Thân và tìm cách triệt hạ tay chân của ông Kỳ vào tháng sáu năm đó. Khi ông độc diễn năm 1971 và sau đó lập ra một đảng hữu danh vô thực là Dân Chủ… . Và chính tri miền nam cũng hỏng từ lâu khi đã không có phản ứng để chấn chỉnh lãnh đạo nguy hiểm đó. Nó tuyệt vọng khi cả hàng ngũ đối lập, “lực lượng thứ ba” đi chọn ông Dương Văn Minh làm “minh chủ”. Lãnh đạo mà hỏng, chính trị mà hỏng, đất nước sao còn?
Trong nhiều điều người Mỹ nay cần nhìn lại khi giới truyền thông phản chiến, háo thắng, kiêu ngạo của một thời đã im tiếng nói, có một điều cần xác định mạnh mẽ: cuộc chiến tranh Việt Nam chẳng phải là phí phạm, chẳng phải là sai lầm. It was neither a waste nor a mistake! Nó đã rất có ích cho Mỹ, cho những nước Đông Nam Á chận đứng được sự bành trướng của cộng sản trong khu vực trong những năm 60. Nhờ thế, các nền kinh tế Đông Nam Á mới có thời gian, thời cơ, có sự yên ổn để hưng thịnh và khuất phục những đe dọa cộng sản tại chính những nước của họ. Không có chiến tranh Việt Nam, làm gì có ASEAN! Nếu không nói chiến tranh Việt Nam cũng đã làm cho Liên Xô suy yếu, thay vì mạnh hơn, về mặt kinh tế. Đâm ra chiến tranh Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào việc giải thế Cộng Sản Quốc tế vào năm 1990!
Chót hết, những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm sau 1975, cũng như hiện tại, nói lên mộ điều: những gì người ta đã trải qua thời đó và chứng kiến thời nay, tức là “cứu cánh”, đã chẳng biện minh được cho phương tiện, một cuộc chiến vô nhân chết hàng triệu người oan uổng như một cuộc tàn sát lương dân vô nhân không thương tiếc. Nó làm cho đất nưóc tụt hậu kinh tế hàng chục năm. Thời xưa người ta nói “dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, ngày nay cuộc chiến làm rõ lên một chân lý “đảng vi quí, xã tắc xá chi, dân là đồ bỏ”.
Tuần lễ tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ đã trở thành quá khứ, mặc dù tuần này hay tháng này 35 năm trước, tất cả chúng ta, dù đa số người còn ở trong nước, thiều số đã ra khỏi nước, đều đang chỉ ở trong “bước đầu” của “thời kỳ quá độ” (tức là chuyển tiếp) đến một cuộc đổi đời bất định, lành ít dữ nhiều. Tất cả những ngày tháng trước và sau ngày 30-4-1975 thật ra phải có chung một giá trị lịch sử, có nghĩa là chúng phải được nhắc đến ngang bằng nhau với cùng mức độ đầu tư cho nghiên cứu, phân tích, kết luận… Thực ra, chúng ta cứ hỏi những người đã sống trong những ngày tháng đó và nay còn sống để nhìn lại quá khứ nào còn nặng chĩu trong tâm trí của họ hơn, câu trả lời, nếu ta nhờ các hãng của Mỹ mở một cuộc thăm dò, hẳn phải là những ngày sau 30-4-75 thuộc vào “nhưng năm tháng không thể nào quên”.
Trên Saigon Nhỏ báo ngày cũng như báo tuần, chúng ta đã có dịp nhận ra rằng lần tưởng niêm năm nay của chúng ta khác với những năm trước, không chỉ vì 35 năm đương nhiên khác với 34 hay 33 hay 32 năm, mà còn vì với thời gian và cùng với một dịp lớn bảy lần năm năm, chúng ta đương nhiên, hay “mong thay”, trưởng thành hơn một tí để nhìn quá khứ tỏ tường hơn. Nhìn lại cái dịp “35 năm nhìn lại” tuần qua, chúng ta dường như đã đạt được một số kết luận về quá khứ để cho tương lai thấy nhẹ nhàng hơn.
Lịch sử của chúng ta là lịch sử của một dân tộc sống mơ mộng, nên nhìn đời một cách tương đối mơ hồ, từ đó cái khuynh hướng thỏa hiệp mạnh hơn người bình thường. Vì quá mơ mộng, nên không chỉ những người lãnh đạo ở miền nam mà cả một số đảng phái chính trị, tôn giáo, đoàn thể, trí thức… rất mơ hồ trước người bạn đồng minh của mình là Hoa Kỳ và kẻ thù là Cộng Sản miền bắc. Trong khi Mỹ đã rút hết quân về nước, làm ngơ việc Bắc Việt vẫn còn vô số quân đóng ở miền nam, mà ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tìm cách viết lại hiến pháp để ra được một nhiệm kỳ nữa bất kể lời hứa với ông Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vì tin rằng miền nam mà có dầu hỏa thì Mỹ còn lâu mới bỏ rơi đồng minh. Sau khi miền nam bị sụp đổ, ngay cả một số không nhỏ trong thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” vẫn mơ mộng có thể “làm lại cuộc đời” dưới chề độ mới, chỉ cho đến sau khi đã đi “học tập cải tạo” được vài năm (hồi đó người trong trại nói là “mút mùa lệ thủy”) mới dần dần nhận ra có lẽ mình mơ hồ… Đến hồi “đổi mới kinh tế” năm 1986 sau hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội kiệt quệ, người ta lại một lần nữa mơ mộng về một cơ hội đổi đời lần thứ hai, nhất là sau khi nhìn đến sự tan rã của hàng loạt nước cộng sản Đông Âu và cả Liên xô trong hai năm 1989-1990, bởi vì họ còn mơ hồ chẳug hiểu rõ chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là cái gì. Cũng chẳng mấy người hiểu rằng tuy Trung Cộng và Việt Nam từng choảng nhau một lần mười năm trước đó trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Bắc Kinh vẫn là sao bắc đẩu cho Hà Nội, nhất là sau vụ Thiên An Môn năm 1989. Chẳng phải chỉ người Quốc Gia mới mang bệnh mơ mộng. Người Cộng Sản từng tưởng rằng có một mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ nhanh chóng làm cho Việt nam trở thành một đại cưnờg kinh tế làm cho cả Nhật, cả Mỹ sẽ phải giật mình. Khi nhận chân ra được sự thực phũ phàng là đó chỉ là điều không tưởng, người ta lại lao vào một ảo tưởng mới, đó là họ mơ hồ nghĩ rằng tuy thay đổi cơ chế kinh tế để hội nhập với toàn cầu nhưng họ vẫn có thể giữ không đổi “thượng tầng kiến trúc” là nền “chuyên chính vô sản” “truyền thống” của họ để cho người dân chẳng xâm nhập được vào đời sống chính trị độc quyền của họ. Những sự mơ mộng, mơ hồ này một phần là do thái độ thỏa hiệp dễ dãi, dễ dàng của những người đã hoàn toàn mất trí nhớ chuyện 35 năm trước để trở thành “Việt kiều yêu nước”.
Cuộc chiến tranh Việt Nam khi nhìn lại 55 năm trước, khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp định Genève, miền bắc dưới sự kiềm soát của những người Cộng Sản và trên miền nam chế độ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, được một số người cho rằng xảy ra là vì hiệp định Genève không được thi hành, sự hiệp thương đất nước bằng tổng tuyển cử không thành. Thực ra, nếu nhìn lại tình hình miền bắc trong nửa sau của thập niên năm mươi, thì đối với Hà Nội “không có con đường nào khác” ngoải việc mở ra cuộc chiến ở miền nam để giải quyết tình hình miền bắc, kinh tế nông nghiệp không đủ nuôi dân, tạo ra những nguy cơ chính trị như vụ khởi nghĩa ở Quỳnh Lưu. Cải cách ruộng đất ở nông thôn, Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội là những dấu hiệu bất ổn nghiêm trọng đối với chế độ. Trong khi miền nam là vùng đất trù phú, có những tiền đề phát triển kỹ nghệ và điều kiện để mở mang thương mại quốc tế, miền bắc chìm sâu trong sự lac hậu thoái hóa và đe dọa nhân mãn. Ưu thế của Lê Duẫn và Lê Đức Thọ chỉ làm mạnh thêm ý chí “giải phóng miền nam”, và ta cũng phải tính đến cơ cấu “nằm vùng” được bố trí khắp cả miền nam khi chỉ một số cán bộ của Việt Minh ở miền nam đi tập kết ra bắc sau 1954. Đó là những điều khá hiển nhiên mà lẽ ra miền nam ngay từ đầu đừng mơ hồ, phải nhận thức, phải tiêu liệu và chuẩn bị chiến tranh kịp thời thì đã không bị động trong năm 1960, khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được thành lập, Bộ chính trị ở Hà Nội ra Nghị quyết “ủng hộ” cuộc chiến tranh giải phóng ở miền nam, trong khi miền nam bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng chính trị nội bộ.
Miền Nam thiếu sự chuẩn bị đúng nghĩa và đầy đủ cho cuộc chiến sống còn của mình. Để cho cuộc chiến chỉ xảy ra trên phần đất mình và không ngăn chận được sự xâm nhập và tiếp tế của địch từ miến bắc vào nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, miền nam đã bị động ngay từ đầu đến cuối. Khi phân tích sự thất bại của miền nam, những yếu tố sau đây nổi bật: miến nam không có thời gian, trong khi miền bắc bất kể thời gian, theo chủ trương người ta từ lâu đã nói “Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi”; miền nam không có nhân lực, dân số đã ít hơn, sự tham gia lại không đông đủ cả trên chiến trường (trốn lính, đào ngũ, lính kiềng, phụ nữ không phải có vai trò hay trách nhiệm trừ trường hợp tình nguyện…) cả trên chính trường (đối lập, lực lượng thứ ba…), và mức “đầu tư” trên một đầu người cao hơn so với miền bắc. Mỹ vẫn xem thắng bại giữa đôi bên dựa trên những con số “đếm xác người” trên chiến trường. Họ cho đến khi chiến tranh chấm dứt vẫn không hiểu được cho dù ta chết một địch chết mười, nhưng phía địch bổ sung lực lượng rất nhanh, trong khi phía ta bổ sung vừa tốn kém, vừa không có đủ nguồn nhân lực do phải phòng thủ diện địa. Bởi vậy địch thong dong chơi chiến tranh nhân dân, du kích nhưng lại cơ giới mạnh, vũ khí mạnh, hiện đại, và không ngại sử dụng chiến thuật biển người. Đó là ta chưa bàn đến yếu tố lãnh đạo, miền bắc chủ động, tập quyền, chuyên chính, trong khi miền nam bị động, mất ổn định, phân tán, và ở trong thế “áo mặc không qua khỏi đầu” trong tương quan với người Mỹ. Cái thất bại cuối cùng ngày 30-4-1975 giống như một tình thế bị tràn ngập, quả bất địch chúng.
Phê bình đồng minh Mỹ là chuyện không sai. Mưu tính tháo chạy một cách vô trách nhiệm, không thành tín và bất nhân khi đã tìm ra được phương kế khác là chuyện rõ ràng. Tham gia chiến tranh mà không rành và không nắm được các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đánh nhau mà không xác định được mục đích đánh thắng hay cầu hòa (ngay cả ông Henry Kissinger về sau này cũng nói: “đánh giặc ở nước ngoài mà không có mục đích chiến thắng thì chỉ có thua!”), không thể thắng khi chiến tranh giới hạn, cũng chẳng hòa được khi không có thòi gian. Soán quyền của đồng minh cho dù bất cứ lý do gì, không để cho họ tự điều khiển một cuộc chiến của họ là những thứ thất sách trong vô số thất sách của Mỹ.
Nhưng trước khi trách Mỹ, ta nên học ở người Mỹ và người xưa của ta một câu. Người xưa nói “Tiên trách bỉ”. Người Mỹ nói “we only have ourselves to blame”. Bởi vì câu hỏi thực sự phải đặt ra là chúng ta thế nào đây (What’s wrong with us?) mà để cho tình thế ngày càng tuyệt vọng cuối cùng đến chỗ sụp đổ. Từ khi đầu phim đến khi đứt phim, chúng ta có cả 20 năm. Thế nhưng chúng ta vẫn mất và không hề tìm cách lấy lại quyền điều khiển chiến tranh, không cho người dân một cơ hội thấy rằng cuộc chiến này là có tinh cách sống còn của mình và nếu trong xã hội số người trốn tránh hy sinh, số người đứng ngoài, số người “nội thù” quá đông đảo, cuối cùng lực lượng chẳng còn bao nhiêu so với bên kia, thì cái giá phải trả chính là cái kết cuộc đau buồn năm 1975. Chúng ta đã đề cho chề độ Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ quá dễ dàng mà chế độ này gục là sinh lực quốc gia tuôn chảy như người mất “chân khí”. Từ đó người dân xem lãnh đạo chẳng ra gì, các tướng mãi miết tranh quyền và bám quyền, miền nam đã đứng trước một cái chết đã được báo trước. Thêm nữa, bộ máy đối ngoại của miền nam đã hỏng. Nó hỏng ở hai mặt: không thuyết phục được nước Mỹ, chính trị Mỹ, người dân Mỹ, báo chí Mỹ tin ở chính nghĩa của ta; nó cũng không đủ mạnh, đủ hiệu nghiệm để cảnh giác lãnh đạo ở Saigon kịp thời là miền Nam phải tự tính vì chẳng thể tin được nữa ở sự ủng hộ của dư luận Mỹ và lãnh đạo chính trị Mỹ.
Như đuợc nhận định trong lần này, một nhận định chẳng gì mới mẻ nhưng cần được nhắc lại, nếu ông Thiệu không tính toán sai lầm, hoảng loạn, đem người dân miền nam ra mà đánh lá bài tháu cáy, thì miền nam đã không mất sớm vào ngày 30-4-1975. Nhưng sự lãnh đạo của ông Thiệu là có vấn đề từ lâu. Từ khi ông không chịu hợp tác với ông Kỳ sau vụ Mậu Thân và tìm cách triệt hạ tay chân của ông Kỳ vào tháng sáu năm đó. Khi ông độc diễn năm 1971 và sau đó lập ra một đảng hữu danh vô thực là Dân Chủ… . Và chính tri miền nam cũng hỏng từ lâu khi đã không có phản ứng để chấn chỉnh lãnh đạo nguy hiểm đó. Nó tuyệt vọng khi cả hàng ngũ đối lập, “lực lượng thứ ba” đi chọn ông Dương Văn Minh làm “minh chủ”. Lãnh đạo mà hỏng, chính trị mà hỏng, đất nước sao còn?
Trong nhiều điều người Mỹ nay cần nhìn lại khi giới truyền thông phản chiến, háo thắng, kiêu ngạo của một thời đã im tiếng nói, có một điều cần xác định mạnh mẽ: cuộc chiến tranh Việt Nam chẳng phải là phí phạm, chẳng phải là sai lầm. It was neither a waste nor a mistake! Nó đã rất có ích cho Mỹ, cho những nước Đông Nam Á chận đứng được sự bành trướng của cộng sản trong khu vực trong những năm 60. Nhờ thế, các nền kinh tế Đông Nam Á mới có thời gian, thời cơ, có sự yên ổn để hưng thịnh và khuất phục những đe dọa cộng sản tại chính những nước của họ. Không có chiến tranh Việt Nam, làm gì có ASEAN! Nếu không nói chiến tranh Việt Nam cũng đã làm cho Liên Xô suy yếu, thay vì mạnh hơn, về mặt kinh tế. Đâm ra chiến tranh Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào việc giải thế Cộng Sản Quốc tế vào năm 1990!
Chót hết, những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm sau 1975, cũng như hiện tại, nói lên mộ điều: những gì người ta đã trải qua thời đó và chứng kiến thời nay, tức là “cứu cánh”, đã chẳng biện minh được cho phương tiện, một cuộc chiến vô nhân chết hàng triệu người oan uổng như một cuộc tàn sát lương dân vô nhân không thương tiếc. Nó làm cho đất nưóc tụt hậu kinh tế hàng chục năm. Thời xưa người ta nói “dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, ngày nay cuộc chiến làm rõ lên một chân lý “đảng vi quí, xã tắc xá chi, dân là đồ bỏ”.
No comments:
Post a Comment