Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune
Chẳng có chuyện gì lâu đời hơn, nhưng hiện nay ở nhiều nước lại tế nhị hơn, cấp bách hơn nhưng lại khó giải quyết hơn là chuyện di dân.
Chiến tranh, loạn lạc thì ngưòi ta phải đi tìm nơi trú ẩn. Sống ở những nơi khó sống thì người ta mơ ước và tìm cách đến những nơi vẫn được xem là “vùng đất hứa” nếu có những hoàn cảnh, cơ hội hạn hữu, trời cho. Sống trong những chế độ đàn áp, chà đạp, bức bách, kiểm soát, kềm chế con người thì đối với một số người, đây là điều không thể chịu nổi và người ta vẫn tìm xem có nơi nào khác dễ sống hơn trên quả đất này mở cửa cho mình. Nếu không đã chẳng có câu đất lành chim đậu.
Trong lịch sử, nhiều dân tộc đã bị đánh trốc gốc, người dân phải chạy tứ tán như dân Do Thái. Trong nhiều trường hợp “mở mang bờ cõi”, một cách nói khác cho hành động xâm lăng, người dân cũng có dịp theo chúa của mình đến những vùng “biên cương mới” - thời xưa cũng thế, thời nay cũng thế. Với sự mở mang của những phương tiện vận chuyển, đường biển đường hàng không, người ta càng ngày đi càng xa. Trong lịch sử cận đại, đáng kể là sự di cư của những người dân tại những nước cộng sản đi đến những nước tự do. Bởi thế mà Hoa Kỳ ngày càng nặng tính hợp chủng với những người mới đến từ Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam… Cũng đáng kể là sự di dân cua những người dân các nước châu Phi vừa chậm tiến, vửa nghèo đói… tìm đường đến Mỹ và các nước châu Âu “mẫu quốc” từng là những nước thực dân, dế quốc cai quản nước của họ. Và có lẽ chúng ta cũng đang chứng kiến sự di dân của không ít người Hồi giáo, A-Rập hay không A-Rập, trong đó không thiếu gì những người có những điều kiện kinh tế sung túc, nhưng họ tìm đến những nước Tây phương như đi tìm một sự bình yên.
Và vì chúng ta đang ở Mỹ, cho nên cũng không thể không nói đến dòng di dân chảy liên tục, không ngừng, bao nhiêu đê, đập cũng không ngưng được dòng chảy, của những người dân ở phía nam nước Mỹ - những nước Nam Mỹ, Trung Mỹ, và cả Bắc Mỹ - đi vào nước Mỹ. Trong hơn cả thế kỷ, động lực của những luồng di dân này vẫn mạnh mẽ, vừa cả chính trị, lẫn an ninh và kinh tế, yếu tố nào cũng lớn, cũng mạnh. Gần gũi nước Mỹ nhất dĩ nhiên là nước Mễ, và di dân hợp pháp cũng như bất hợp pháp vào Mỹ không kể siết. Cứ nhìn những cuộc xuống đường ủng hộ di dân bất hợp pháp ở Los Angeles vào ngày “May Day” hay cuộc vận động của những nhóm đấu tranh cho “Dân quyền của người di dân bất hợp pháp” ở Arizona thì ta hiều ngay được tính “áp đảo” của cộng đồng Latino, Hispanic. Nếu chúng ta nhìn đến những con số tử vong vì trận giặc ma túy ở nước Mexico, trong năm qua đã gần 10.000 người thiệt mạng, ba tháng đầu năm nay xấp xỉ 3.000 người bỏ mình, và tổng cộng trong 10 năm qua có đến 60.000 người trong đài “chiến sĩ trận vong” của các tập đoàn ma túy, tội ác, buôn người, mãi dâm từ Mễ thì ta hiểu rằng còn lâu lắm mới chận được cuộc di dân vĩ đại này. Chỉ vài chục năm nữa thôi, đến năm 2050, người Mỹ da trắng sẽ trở thành sắc tộc thiều số, trong khi sẽ không thiếu gì người gốc Mễ tại Mỹ ba hoa bằng tiếng Tây Ban Nha đã hoàn thành cuộc đấu tranh giành lại “độc lập dân tộc” trên đất Mỹ cho Mexico.
Nhưng nước Mỹ nói riêng cũng như nhiều nước phương Tây hiện nay đang thấy chẳng còn có thể mở cửa ngênh đón di dân như trước nữa. Thời trước là thời dễ sống, người ta mở cửa để đón “người hiền” cho nước Mỹ mạnh thêm chất xám, và đón cả những người lao động nông nghiệp hay dịch vụ không tay nghề nhưng đồng lương thấp “để làm những việc người Mỹ không làm”; người ta còn mở cửa để sáng tỏ chính nghĩa của “thế giới tự do” trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” với khối cộng sản quốc tế. Thời thế thay đổi, khối cộng sản quốc tế đã đổ, thế giới toàn cầu hóa làm cho con người trên toàn cầu có khuynh hướng đi tứ tán và có hướng xâm nhập vào cả “thế giới cũ” và “thế giới mới”. Nhưng nếu người ta di cư đến Mỹ vì lý do kinh tế, lý do chính trị, lý do an ninh, thì cũng vì ba lý do đó mà nước Mỹ hầu như không thể mở cửa được cho người ngoài. Về an ninh, các băng đảng tội ác tử Mexico và các nhóm khủng bố Hổi giáo là một đe dọa thực sự - cứ xem tình hình ở những nơi như El Paso (Texas), Tucson (Arizona), Los Angeles (California), hay vụ cái xe hơi chứa bom bí ần ở New York thì ta có thể cảm thấy nguy cơ này không nhỏ. Về chính trị, vấn đề không chỉ là Cộng Hòa chẳng ưa di dân hay Dân Chủ chủ trương hòa hợp, hòa giải với di dân lậu, mà ở những nhóm áp lực cộng đồng, những người dân cử, những nhà chính trị gốc miền nam ngoài nước Mỹ làm cho nước Mỹ đang chạy lung tung, chẳng ai làm gì được, và rất khó làm điều đúng đắn, phải làm một cách kịp thời, trừ phi tự giải thích rằng : Nước Mỹ ta thế đó! Về kinh tế, di dân từng một thời là sức mạnh vô song của nước Mỹ, khi người ta có thể kéo bao nhiêu nhà bác học đến Mỹ, nhưng cái “chân lý” này xem chừng đang thay đổi, vì với xu hướng di dân hiện tại, chủ yếu chính thức và không chính thức một cách đáng kể từ phía nam, thì nước Mỹ tương lai so với nước Mỹ quá khứ sẽ ít học hơn nhiều, tay nghề kém hơn nhiều, trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn nhiều, và hiểu biết về nước Mỹ khiêm tốn hơn nhiều. Và do đó khả năng cạnh tranh toàn cầu suy yếu hơn và cái “lý lịch quốc gia” (national identity) sẽ bị tra gạn hơn nhiều. Cái kẹt của nước Mỹ không phải là những người đứng bên ngoài cửa muốn phá cửa vào, mà ở những người bên trong đang tìm cách tông cửa ra để kéo người đồng hương bên ngoài đi vào. Bởi thế mà người Mỹ nói chung đang tìm cách phản ứng.
Theo một kết quả thăm dò tuần này thì đa số người Mỹ cho rằng nước Mỹ phải cải tổ luật lệ về di trú. Đáng nói là mặc dù người ta thấy nơi này nơi nọ chống đối luật cho phép cảnh sát hỏi giấy những người họ không ưa, đa số người dân đồng tình với việc cảnh sát gắt gao hơn để truy bắt di dân bất hợp pháp. Một cuộc thăm dò thường không phản ảnh được nhiều suy nghĩ của người dân, nhưng nó cho thấy những điều căn bản trong đầu họ. Ví dụ, người ta, vì lý do này hay lý do khác, xem rằng di dân bất hợp pháp đúng là một “vấn đề nghiêm trọng “ của đất nước. Một bỉnh bút của CNN, ông David Frum, viết hôm thứ ba rằng “Khi cảnh sát ở Arizona hỏi giấy tờ của những người họ nghi là di dân bất hợp pháp,, chính là họ đang bảo vệ cho tương lai kinh tế của con cháu của chúng ta”. Đa số người dân thấy rằng con số đông đảo những người di dân bất hợp pháp làm cho nền kinh tế suy yếu, làm cho tài nguyên quốc gia bị hao tổn đáng kể, ít nhất về mặt y tế và giáo dục, chưa nói đến trị an. Người ta ngày càng bác bỏ những lý luận quen tai ở California như người di dân bất hợp pháp làm mạnh thêm đất nước, đặc biệt họ giúp giải quyết “nạn” thiếu lao công, đóng thuế thêm làm cho ngân sách bớt thiếu hụt, đóng góp thêm lao động, và giúp vinh danh chủ trương đoàn tụ gia đình. Ngoài việc tăng cường kiểm soát ở biên giới, người ta chưa nghĩ ra được cách nào để ngăn chận di dân bất hợp pháp đi vào Mỹ cũng như giải quyết cho một số người không nhỏ, lên đến hơn 10 triệu, di dân lậu đang ở nước Mỹ. Bởi vậy mà người ta ủng hộ chính sách “tiện đâu hỏi đấy” của cảnh sát ở Arizona.
Điều khôi hài trong chuyện di dân là ở chỗ người ta nói đến “dân quyền” của những người di dân bất hợp pháp. Nói chung, ai sợ bị hỏi giấy tờ ngoài những người bất hợp pháp? Mặt khác, nước Mỹ là một nước tự do, dân chủ, nhưng cũng là một nước có kỷ luật và trật tự, và đứng trước một tình trạng đe dọa đến an ninh, trật tự, kỷ luật, do sự lạm dụng của không ít người, thì việc áp dụng biện pháp hỏi giấy tờ là việc tối thiểu có thể làm và cần làm. Rất nhiều người Mỹ, vốn là di dân trong những thế hệ gần đây, nào xa lạ gì với chuyện hỏi giấy tờ ngoài đường ngoài xá… trước khi đến Mỹ. Có ai thực sự thấy bị xúc phạm, hay chỉ là chuyện cảnh sát làm việc của họ, mình làm việc của mình. Trong cuộc tập họp “May Day”, ông thị trưởng Los Angeles Antonio Villaraigosa bày đặt nói tiếng Mễ như thể nước Mỹ là một nước song ngữ, tiếng Mễ ngang hàng tiếng Mỹ, và Hồng Y Roger Michael Mahony, người đang bị tố bao che một ông linh mục Mễ từng có thành tích “làm thịt” 86 thiếu niên vừa Mỹ vửa Mễ không biết gì đến chuyện tình dục, nhấn mạnh đến “quyền sống” của con người và phát biểu rằng “trong vùng đất hứa này chẳng ai có thể bị coi là di dân bất hợp pháp”. Người thì đi kiếm phiếu của người Mễ, người thì cố kéo cho người Mễ “trở lại đạo”. Cho nên, làm sao chính quyển Mỹ không phải lúng túng cho được?
Cách đây năm năm, cựu Thủ tướng Úc John Howard đã nói thẳng với người Hồi giáo tại Úc muốn tranh đấu cho “dân quyền” được che cả tai mũi miệng chỉ lòi hai con mắt khi ra đường : “Chúng tôi không mời quí vị đến đây. Nhưng một khi quí vị đã đến, quí vị phải chấp nhận, phải tôn trọng văn hóa và luật lệ của nước chúng tôi. Chúng tôi không chấp nhận luật Hổi giáo của quí vị áp dụng ở Úc. Chúng tôi không chấp nhận việc phụ nữ ra đường che kín mặt chảng ai nhìn thấy được. Nếu quí vị không đồng ý, chúng tôi không giữ quí vị ở lại nước Úc”. Tuần qua, một phụ nữ gốc Tunisia ở Ý đi đến bưu điện không chịu cởi mạng che mặt ra bị cảnh sát chận lại, bắt phải tháo mạng, còn bị phạt 500 euro, hay 600 đô la. Ở Bỉ, ở Pháp, ở Đức và có lẽ khắp châu Âu, người ta sẽ cương quyết hơn bằng luật pháp áp dụng cho toàn thể Liên hiệp châu Âu với mấy cái mạng che mặt. Giống như Mỹ, châu Âu ngủ chập chờn trong cơn ác mộng khủng bố của người Hồi giáo cực đoan. Không che mặt người ta đã sợ. Vậy mà họ còn đòi che mặt. Ở những nước Tây Âu người ta đang dè đặt trước sự di dân của người da đen, nhất là từ những nước Hồi giáo châu Phi. Ở Anh, trước ngày bầu cử tuần này để xem Bảo Thủ hay Lao Động sẽ cầm quyển trong tương lai, người ta đã nhìn nhận rằng qui chế tự do di dân trong toàn khối Liên hiệp châu Âu (EU) đã làm cho kinh tế Anh suy bại, công ăn việc làm không có đủ trước hàng đợt sóng di dân từ những nước Đông Âu, đặc biệt là người Ba Lan, nay đang lấy hết những việc bình thường của lớp dân lao dộng ít tay nghề của Anh.
Trong khi đó, ở Mỹ, nhiều phụ nữ Hồi giáo vẫn cho họ quyền đội khăn che mặt ngay cả khi bước qua cửa điện tử kiếm soát an ninh trước khi đi vào máy bay! Cho dù nếu phải trở về nguyên quán, chưa chắc Taliban đã cho họ một mình ra đường hay ngồi một mình với một người đàn ông trong nhà!
No comments:
Post a Comment