11/12/21

Vui thú điền viên

Nhà vườn cần mẫn
Cám ơn tất cả các bằng hữu đã chia sẻ những lời đầy khích lệ với Hàn Lão phu. Chính bản thân Hàn cũng ngạc nhiên là đã kéo dài được gần bốn ngày dọn dẹp, chăm bón và chuẩn bị "lương thực" sẵn sàng cho cây cối vào thời gian "nghỉ đông"... Công việc gồm : 
- Cắt tỉa những cành lá lùm xùm không cần thiết, thuộc loại "ăn hại, vô tích sự"; 
- Xới gốc : loại bỏ bớt rễ chùm choán đất và cào bỏ bớt lớp đất chai, sau đó cào một đường vòng cạn khoảng 4 Inches, cách gốc khoảng ba, bốn tấc rồi bón theo vòng tròn một chén đầy vun phân vô cơ Fertilizer 6-4-6...Sau đó lấp đất lại, và đổ lên mổi gốc cây có khung 1/2 xe cút kít như trong hình chụp : phân bò trộn...bán sẵn tại các vựa phân. Vừa rồi Hàn đã order bốn mét khối, lúc nầy là lần vô phân chính trước mùa đông, phân còn lại ủ, cất vào các hộc đã đóng sẵn, có che đậy để bón thêm một hoặc hai lần nữa sang năm khi cây đơm bông, kết trái non...Nhờ chăm phân kỹ như vậy mà mỗi cây mảng cầu ta ( NA ) của Hàn có thể có trên dưới 100 trái...Vài trái nặng cỡ gần hai pound...một phần ba nặng từ nửa pound đến một pound hai...Năm tới nếu vẫn được mùa như hai năm vừa rồi... xin mời bằng hữu đến dự "Tiệc Mảng Cầu" ( tên gọi của Quang gìa cơ ) họp mặt chơi. Cám ơn Trời, Phật, năm nay thấy oải tưởng kham không nổi... nhưng rồi cũng xong...tê lưng, mỏi gối một bữa rồi cũng qua và khỏe lại rồi lại tiếp tục một chai bia hoặc một ly rượu đỏ để nhìn công việc đã hoàn tất và tự thán phục mình : Gìa mà vẩn chưa đến nỗi liệt hết gân... Biết ra sao năm sau ??? RỒI SẼ TÍNH SAU .

Vui thú điền viên

Một mảnh vườn con lúc tuổi già,
Nơi thành phố nhỏ , FLORIDA .
Lúc vui quơ xẻng phơi nắng ấm,
Khi buồn bó gối ngắm mưa sa.
Rải rác cũng nhãn, xoài, lòng mứt*,
Lưa thưa gần vài chục gốc na.
Bạn đến thêm vui : ly đầy, cạn ...
Một mình độc ẩm : Ta với Ta .

HÀN SĨ

*****
* lòng mứt: còn gọi Hồng xiêm (danh pháp hai phầnManilkara zapota), hay xa pô chêsabochesapoche (gọi tắt là sabosapoxa pô) (từ tiếng Pháp sapotier), là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm và thường xanh có nguồn gốc ở miền Nam MexicoTrung Mỹ và Caribbe.

Đảng Cộng sản Trung Quốc nâng cao vị thế của ông Tập trong 'nghị quyết lịch sử'

Sự nắm quyền của ông Tập Cận Bình đã nhận được một cú hích lớn sau khi đảng Cộng sản cầm quyền thông qua một “nghị quyết lịch sử” hiếm hoi ca ngợi “ý nghĩa quyết định” của chủ tịch nước này trong việc trẻ hóa đất nước Trung Quốc.

Đây chỉ là nghị quyết thứ ba thuộc loại này trong lịch sử 100 năm của đảng . Hai nghị quyết trước đó được thông qua dưới thời Mao Trạch Đông, người lãnh đạo những người Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, và Đặng Tiểu Bình, người có những cải cách trong những năm 1980 đã biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế.

Bản tóm tắt chính thức của nghị quyết, hay thông cáo chung, từ cuộc họp nói rằng dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Trung Quốc đã “đạt được những thành tựu lịch sử và trải qua một bước chuyển mình lịch sử”. Nó ca ngợi Tập, Mao và Đặng vì đã lãnh đạo đất nước đạt được "sự chuyển đổi to lớn từ đứng lên và phát triển thịnh vượng sang trở nên mạnh mẽ".

Các nhà phân tích cho biết nghị quyết được đưa ra để nâng địa vị của ông Tập lên ngang hàng với Mao và Đặng và giúp đảm bảo tương lai chính trị của ông, sau khi đảng này loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2018.

“Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc đoàn kết chặt chẽ hơn nữa xung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, thực hiện đầy đủ thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc của Tập Cận Bình, ”Một bài phát biểu của Tân Hoa xã về cuộc họp.

Bản tóm tắt chính thức của cuộc họp cho biết: “Việc xác lập vị trí của đồng chí Tập Cận Bình như là cốt lõi của ban chấp hành trung ương cũng như của toàn đảng… có ý nghĩa quyết định trong việc tiến tới sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Bản tổng kết cũng cho biết Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn thành “nhiều nhiệm vụ lớn chưa hoàn thành trước đây và phát huy những thành tựu lịch sử, những bước ngoặt lịch sử đối với sự nghiệp của Đảng và đất nước”.

Cô Ling Li cho biết, nghị quyết được thông qua sau một sự thay đổi lớn về động lực quyền lực ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong những năm gần đây và nhằm thuyết phục các quan chức đảng cũng như toàn thể nhân dân về những tiến bộ đạt được dưới sự lãnh đạo của ông Tập, một chuyên gia nghiên cứu ĐCSTQ tại Đại học Vienna.

“Nghị quyết phục vụ hai mục đích: thứ nhất, nó biện minh cho con đường dẫn đến quyền lực của người chiến thắng trong các cuộc tranh giành quyền lực bằng cách chuyển các bản án cho những người thua cuộc; và thứ hai, nó xây dựng một trường hợp về hiệu suất đặc biệt của bên thắng cuộc, ” cô nói.

Khi các giới hạn nhiệm kỳ được xóa bỏ, các quan chức và chuyên gia Trung Quốc cho rằng ông Tập có thể cần thêm thời gian để thực hiện chương trình nghị sự của mình. “Đừng thay đổi phi công ngay sau khi cất cánh… [Anh ấy] có thể giảm bớt sự không chắc chắn cho Trung Quốc, khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển quyết định. Tôi thấy không có vấn đề gì với điều đó, ”một nhà lãnh đạo cấp cao của quốc gia năm 2018 cho biết.

Ông Tập không có đối thủ rõ ràng, nhưng các nhà phê bình cho rằng nỗ lực duy trì quyền lực có khả năng khiến các nhân vật trẻ trong đảng xa lánh, những người có thể thấy cơ hội thăng tiến của họ giảm đi.

Các nhà khoa học chính trị cũng chỉ ra kinh nghiệm của các quốc gia khác ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, nơi thời gian dài của chế độ một người cai trị đã dẫn đến việc ra quyết định tồi tệ hơn và hiệu quả kinh tế kém.

Associated Press và Agence France-Presse đã đóng góp vào báo cáo này
Nguồn tham khảo:
SCMP* (Báo Hoa Nam Bưu Điện Buổi Sáng).
Đọc thêm: BBC Tiếng Việt - 


Nhiếp ảnh gia Việt thắng giải Bạc quốc tế

Cuộc thi ảnh quốc tế First Half of 2021 Smile World đã khép lại và tìm ra những người thắng cuộc. Một số nhiếp ảnh gia Việt đã đoạt giải cao trong cuộc thi này.

 

Cuộc thi có 4 hạng mục gồm Happy Time (Thời gian hạnh phúc), Beauty of Nature (Vẻ đẹp Thiên nhiên), Documentary and Travel (Tư liệu và Du lịch), Open (Mở rộng). Trong ảnh, tác phẩm "Trung du thức giấc" của nhiếp ảnh gia Bùi Việt Đức đoạt giải Bạc hạng mục Vẻ đẹp Thiên nhiên. Bức ảnh ghi lại cảnh sớm mai tại đồi chè Long Cốc (Phú Thọ). Tác giả chia sẻ: "Đây là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Vào thời điểm cuối thu, đầu đông, đồi chè được bao phủ bởi lớp sương mù huyền ảo. Có những buổi sớm mai, sương, mây bồng bềnh tạo nên bức tranh đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh".















Nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan đoạt giải Đồng hạng mục Tư liệu và Du lịch. Bức ảnh của cô chụp người đánh cá giữa rừng dừa nước ở Quảng Ngãi. Khoảng trống hiếm hoi giữa bức ảnh là dấu tích của chiến tranh. Khu rừng có diện tích khoảng 10 ha, được xem là "lá phổi xanh" của Quảng Ngãi. Nơi đây cũng thu hút du khách bởi sự đa dạng sinh học với đủ loài vật như cá, tôm cua, chim, cò hoang dã. Du khách tới khu rừng này thường thích chèo xuồng dưới những tán lá dừa để tận hưởng không khí trong lành.













TTác phẩm "Vẻ đẹp của lưới đánh cá" do nhiếp ảnh gia Nguyễn Phước Hoài thực hiện. Ảnh chụp tại Phú Yên - nơi thường được các "tay máy" tới săn ảnh thả lưới đánh cá nhiều bậc nhất Việt Nam.
















Ở hạng mục Thời gian Hạnh phúc, Babak Mehrafshar giành giải Vàng với tác phẩm "Trái tim ấm áp". Bức ảnh chụp một cậu bé người Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ.














Pedro Luis Ajuriaguerra Saiz thắng giải Vàng hạng mục Vẻ đẹp Thiên nhiên bằng tác phẩm chụp con muỗi vằn Buzzer Midge. Loài này chủ yếu sống ở khu vực Bắc Bán Cầu. Qua ống kính macro, Pedro đem đến cái nhìn cận cảnh về những cái chân thanh mảnh màu nâu của con muỗi và những chiếc lông giúp nó sở hữu khứu giác tuyệt vời. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất vẫn là đôi mắt.
































Hành tinh hồng" của Yevhen Samuchenko chiến thắng hạng mục Tư liệu và Du lịch. Khung cảnh trông siêu thực này là những hồ muối hồng vùng Kherson ở Ukraine. Trong những tháng hè, loại tảo siêu nhỏ khiến nước chuyển sang màu hồng, đỏ lạ mắt. "Quang cảnh nhìn từ trên cao thực sự không còn giống thế giới chúng ta từng biết. Đó là lý do tôi dùng flycam để tái hiện trọn vẹn bầu không khí của nơi kỳ lạ này", Samuchenko nói.
































Bức ảnh này có tên "Cuộc chơi kết thúc nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục" do tác giả Budiman Hardijanto chụp. Nó giúp ông nhận giải Vàng hạng mục Mở rộng. Bức ảnh là cách ẩn dụ về phản ứng của một người khi thua cuộc trong trò chơi. Một số vượt qua nhưng số khác lại tuyệt vọng. "Chủ nghĩa siêu thực giúp tôi xóa nhòa ranh giới giữa tưởng tượng và thực tế", tác giả chia sẻ.

Nguồn: ZingNews.

11/11/21

Mông Lung Cõi Nhớ

Dạo:

Thấy thiên hạ nhớ ào ào,
Cũng bày đặt nhớ, nhưng nào có ai.

Cóc cuối tuần:

Mông Lung Cõi Nhớ

Chiều thoi thóp trên bờ cát lở,
Người nhìn trời chợt nhớ bâng quơ.
Con sông dĩ vãng đục lờ,
Đường xưa trắc trở, gót mơ rã rời.

Manh ký ức cuối đời dúm dó,
Chuyện năm nào quả có thật không,
Hay toàn tưởng tượng bông lông,
Thấy thiên hạ nhớ, cũng gồng gánh theo.

Nhúm hoài niệm lèo tèo rời rạc,
Đang nhọc nhằn lác đác hiện ra.
Trải bao ngày tháng phôi pha,
Bóng người xưa tựa bóng ma chập chờn.

x

x x

Kìa đôi má hồng hơn nắng sớm,
Hớp hồn trai mới chớm mười hai,
Ra chơi trót lén nhìn ai,
Để rồi vô lớp cứ hoài vẩn vơ.

Nọ ánh mắt tình cờ gặp phải,
Ngờ đâu là lưỡi hái tình yêu,
Vết thương rỉ máu sớm chiều,
Tuổi mười bốn đã lêu bêu trốn trường.

Nhè nhẹ thoảng mùi hương hơi thở
Từ môi người thiếu nữ mười lăm.
Vô tình một tiếng hỏi thăm,
Con tim mười sáu trọn năm mơ màng.

Dáng e ấp dịu dàng khép kín,
Khiến lòng trai mười chín vấn vương,
Để rồi cách trở mười phương,
Người đây kẻ đó đoạn trường riêng hay.

Làn tóc xoã vờn bay trong nắng,
Tình hai mươi trĩu nặng bờ vai.
Sáng chiều se sắt nhớ ai,
Đêm về chống mắt mệt nhoài ươm mơ.

Bàn tay lướt hững hờ trên phím,
Khúc tình buồn chết lịm hồn nhau.
Kiếp này chẳng bén trầu cau,
Đành xin hẹn đến kiếp sau chực chờ.

x

x x

Những hình ảnh lờ mờ vặt vãnh,
Được mày mò nhặt nhạnh khắp nơi,
Phải chăng là chuyện vẽ vời,
Thoa son đánh phấn cho thời đã qua?

Là kỷ niệm hay là ước vọng,
Giờ chỉ còn ảo mộng tàn phai.
Vật vờ chẳng biết nhớ ai,
Vẳng trong gió tiếng thở dài xót xa.

Cây níu vạt nắng tà quyến luyến,
Người cau mày xao xuyến ngẩn ngơ.
Mơ hồ một thoáng trời thơ,
Mông lung cõi nhớ, bơ vơ giấc buồn.

Trần Văn Lương
Cali, 11/2021

11/10/21

Kiểm soát các nguồn nước ngọt, nguyên nhân xung đột biên giới Ấn-Trung

Một khúc sông Brahmaputra trên lãnh thổ Ấn Độ. © Aniruddha Buragohain/wikipedia.org

Nghe phần âm thanh:


Tháng 2/2021 sự kiện vỡ sông băng tại Himalaya, 150 người Ấn Độ thiệt mạng đã làm dấy lên trở lại tranh chấp giữa New Delhi và Bắc Kinh chung quanh một dự án Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Yarlung Tsang Po « lớn hơn cả đập Tam Hiệp ». Tranh chấp để làm chủ sông ngòi, khai thác những mạch nước tại biên giới Ấn-Trung càng lúc càng trở nên « nhậy cảm ».  

Ấn Độ và Trung Quốc có một đường biên giới chung hơn 3.300 km ở một khu vực với những điều kiện khắc nghiệt với con người. Sông băng và những lớp tuyết trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước ngọt cho gần một nửa dân số trên địa cầu.

Đối với hàng triệu nông dân tại một vùng đất khô cằn ở cả hai phía bên đường biên giới Ấn-Trung, đây là những nguồn cung cấp nước duy nhất. Vận mệnh của hàng triệu dân ở phía đông bắc Ấn Độ và cả một phần Bangladesh tùy thuộc vào các nguồn nước từ con sông Yarlung dài gần 2.900 km bắt nguồn từ sông băng Angsi – Tây Tạng. Khi chảy qua lãnh thổ Ấn Độ, sông Yarlung trở thành dòng Brahmaputra, mạch sống của bang Arunachal Pradesh trước khi nhánh sông này nhập vào với sông Hằng, đổ ra vịnh Bangale.

Chạy đua xây đập

Từ 2009 Trung Quốc đã có dự án xây dựng thêm một đập thủy điện trên dòng sông Yarlung Zahng Po, với « công suất 70 triệu kilowatt/giờ, lớn hơn cả so với đập Tam Hiệp » trên Dương Tử Giang. Ấn Độ thấy trước dự án của Trung Quốc là một mối đe dọa « cả về mặt lương thực, lẫn quân sự ». Trung Quốc đề xuất một dự án xây dựng trong một vùng có nguy cơ động đất cao, rủi ro vỡ đập và sập núi là rất lớn. Nhưng để đáp trả Bắc Kinh, chính quyền New Delhi thông báo cũng xây đập thủy điện trên dòng Brahmaputra để « giảm thiểu tác động dự án Trung Quốc gây ra ».

Ấn Độ, Trung Quốc lao vào một cuộc chạy đua xây dựng đập thủy điện mà không quan tâm đến tiếng nói của Bangladesh cửa ngõ đưa con sông này ra vịnh Bangale.

Để hiểu được tranh chấp biên giới Ấn Độ -Trung Quốc hiện tại trên đài RFI Việt ngữ giáo sư địa chính trị Hugo Billard, trường Saint Michel Picpus Paris, đồng tác giả tập bản đồ về những đường biên giới, Atlas des Frontières – NXB Autrement, nhắc lại về sự hình thành của đường biên giới giữa hai cường quốc của châu Á này từ khi các vùng thuộc địa cũ trong Liên minh Ấn Độ của Anh Quốc giành được độc lập năm 1947.

Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh mà trước đây được biết đến dưới tên gọi là Đông Pakistan, rồi Miến Điện, Sri Lanka giành được độc lập từ chính quyền Anh năm 1947. Từ đó đặt ra vấn đề đường biên giới vĩnh viễn từng được vương quốc Anh khoanh vùng với các cường quốc lân cận như là Iran, Nga, Trung Quốc và kể cả với vùng thuộc địa của Pháp là Đông Dương. Làm thế nào để ổn định đường biên giới Ấn –Trung và làm thế nào lằn ranh đó phải được công nhận ?

Cũng giáo sư Hugo Billard nhấn mạnh đến năm 1951 khu vực biên giới giữa hai quốc gia này mới bắt đầu trở thành một điểm nóng. Khi đó Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng. Đây là một vùng đất rộng lớn bằng một phần ba diện tích Trung Quốc và là một môi trường khá khắc nghiệt với con người. Làm chủ được Tây Tạng, Trung Quốc đương nhiên mở ra đường biên giới 3.380 cây số với Ấn Độ.

Cũng chính đường biên giới này đã cho phép Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền tại ba điểm : một là tại Aksai Chin – phía tây bắc Tây Tạng. Điểm tranh chấp thứ nhì là vùng lãnh thổ Sikkim, nằm kẹt giữa Nepal và Bhoutan. Với chỉ khoảng 6.000 dân cư, nhưng Sikkim là nơi đã hai lần Trung -Ấn giao tranh vào những năm 1962 và 1975. Sau cuộc đọ sức cuối cùng này, thì Sikkim đã thuộc về Ấn Độ. Tuy nhiên điểm nóng thứ ba - và cũng là điểm gây nhiều chú ý hơn cả là vùng Arunachal Pradesh ở phía đông. Đây là một vùng đất màu mỡ, năm con sông của bang này đề bắt nguồn từ dãy Himalaya. Bắc Kinh và New Delhi tranh chấp cả về đường biên giới lẫn quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này. Hiện tại bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Giáo sư Hugo Billard tuy nhiên lưu ý tranh chấp biên giới trước hết là một lá bài để cả Bắc Kinh lẫn New Delhi khơi dậy niềm tự hào dân tộc :

Hugo Billard : « 3.380 cây số đường biên giới là nơi mà bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra tranh chấp tùy vào thời điểm, vào bối cảnh chính trị nội bọ của mỗi bên. Thí dụ, tình hình tại Aksai Chin tùy thuộc vào mối quan hệ hữu hảo giữa Ấn Độ với Pakistan, một đồng minh của Bắc Kinh nhưng lại là đối thủ của New Delhi. Sikkim thì đã thuộc hẳn về Ấn Độ. Riêng bang Arunachal Pradesh, đây là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc. Từ thập niên 1970, trên thực tế, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cùng không có lợi ích gì khi khiêu khích đối phương để dẫn tới xung đột, bởi về thực chất, không bên nào có đủ phương tiện hay quyết tâm. Phía Ấn Độ thì rõ ràng là không đủ phương tiện còn đối với Trung Quốc, đường biên giới trên bộ không phải là một ưu tiên. Ưu tiên của Bắc Kinh là biên giới trên biển. Dù vậy cả hai phe cùng thường xuyên khai thác lá bài chủ quyền biên giới để chứng minh với công luận trong nước rằng Trung Quốc cũng như Ấn Độ không nhượng một tấc đất cho đối phương. Mỗi bên đều có nhu cầu chứng tỏ làm chủ tình hình ở các đường biên giới »

Vành đai Trung Quốc

Vẫn trong mắt nhà địa chính trị Hugo Billard, New Delhi có hai cách tiếp cận vấn đề tranh chấp đường biên giới. Về mặt địa lý và chiến lược, Ấn Độ luôn cảm thấy bị Trung Quốc kềm tỏa. Từ những năm 1990 vì những lợi ích kinh tế và chiến lược, Bắc Kinh đã thắt chặt quan hệ với Pakistan, với Miến Điện. Trung Quốc có nhiều lá chủ bài trong tay, lúc thì dùng những dự án xây dựng hệ thống xe lửa, khi thì chiêu dụ đối phương bằng những kế hoạch phát triển hải cảng, mở rộng các tuyến giao thông đường biển, hay những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng : xa lộ trường học, bệnh viện …

Hugo Billard : « Ấn Độ có cảm tưởng là bị Trung Quốc bao vây, kềm cặp : Ở phía bắc, đôi bên có đường biên giới chung. Phía tây Ấn Độ là Pakistan, ở phía đông thì có Miến Điện. Cả Islamabad lẫn Naypyidaw đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Bắc Kinh. Bước kế tới là Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Sri Lanka, biến quốc gia này thành tai mắt của Bắc Kinh ở phía nam Ấn Độ để quan sát cả vùng Ấn Độ Dương. Đối với New Delhi, đó là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tìm cách bao vây, đến mức khiến Ấn Độ ngạt thở »

Tuy nhiên một yếu tố quan trọng khác trong cuộc đọ sức Ấn- Trung, vế chính trị được cả đôi bên chú trọng. Về phía Ấn Độ, từ năm 2014 thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền và ông luôn khai thác lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu. Song song với việc ve vãn công luận trong nước chính quyền Modi liên tục mở rộng, nâng cấp đối thoại với các đồng minh. Đứng đầu là Nga, bởi vì New Delhi luôn có một một quan hệ mật thiết về mặt chiến lược. Bên cạnh đó thủ tướng Modi đã đặc biệt chú trọng đến bang giao với Hoa Kỳ, với Pháp, một cường quốc trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương. Úc, Nhật và cả các quốc gia Đông Nam Á cũng càng lúc càng trở thành những đối tác cho phép New Delhi giải tỏa bớt vòng vây của Trung Quốc.

Cuộc chiến kiểm soát nguồn nước ngọt

Tuy nhiên nhu cầu thoát khỏi gọng kềm Trung Quốc, đối với Ấn Độ, theo như phân tích của giáo sư địa chính trị Hugo Billard chỉ là một trong những yếu tố trong bang giao song phương. Bên cạnh đó một nguyên nhân khác thường xuyên dẫn đến xung đột Ấn – Trung là nhằm kiểm soát các nguồn nước ngọt trong dẫy Himalaya. Giáo sư Hugo Billard, nhấn mạnh đến chìa khóa đang được đặt ở dẫy Himalaya :

Hugo Billard : « Dẫy núi có độ cao hơn 8.000 mét này thực ra là một bể nước vô cùng to lớn đối với cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ. Tuy nhiên Trung Quốc thì còn có thể trông cậy vào cả vùng cao nguyên Tây Tạng rộng lớn với khá nhiều sông ngòi mà trong đó có những con sông lớn, thành thử, nhu cầu về nước ngọt về phía Trung Quốc không mang tính sống còn. Ngược lại đối với Ấn Độ, phần lớn các con sông bắt nguồn từ những vùng sát cạnh với Trung Quốc. Cho nên trong trường hợp xảy ra giao tranh, nước có thể trở thành một vũ khí để Bắc Kinh bắt chẹt đối phương. New Delhi ý thức được là cần phải làm chủ các nguồn nước ngọt, làm chủ sông ngòi ở khu vực phía bắc này để bảo đảm nhu cầu của một phần lãnh thổ. Ấn Độ cần được bảo đảm rằng, các nguồn nước xuất phát từ Himalaya không thể bị căng thẳng với Trung Quốc tác động ».

Đó là lý do khiến dự án Trung Quốc xây đập ngay tại hạt Medog trên dòng Yarlung là « giọt nước làm tràn ly » trong mắt giới lãnh đạo Ấn Độ. Cũng giáo sư Hugo Billard trường Saint Michel Picpus - Paris nêu bật : ngoài yếu tố mang tính sống còn của con sông này đối với 1,3 triệu dân của bang Arunachal Pradesh, trong tiềm thức của người Ấn Độ giáo, « làm chủ được các mạch sông ngòi còn có ý nghĩa thiêng liêng » và là một biểu tượng cao về « linh hồn của những dòng sông ».

Phía Bắc Kinh thì đơn giản xem việc xây một cái đập thứ năm (bên cạnh 4 đập thủy điện đang hoạt động và hai công trình đã được khởi công) trên nhánh sông chính của dòng Yarlung là nhằm « đáp ứng nhu cầu về năng lượng, giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch ».

Trên nhật báo Times of India đầu năm 2021, nhà chính trị học Brahma Chellaney lưu ý : « Tranh giành các nguồn nước ngọt là một yếu tố then chốt giải thích thái độ hung hăng của Trung Quốc » với nước láng giềng phía nam, bởi Bắc Kinh ý thức được về thế thượng phong của mình nhờ có Tây Tạng, thượng nguồn của nhiều dòng sông. Về nguy cơ các đập thủy điện Trung Quốc xây dựng tại một khu vực có rủi ro động đất cao, nhà nghiên cứu này kết luận : mỗi đập nước là một « quả bom nổ chậm đe dọa hàng triệu, hàng chục triệu dân cư ở hạ nguồn ».

11/8/21

ĐÊM THU ĐỐI BÓNG RIÊNG MÌNH

Thu thả lá cho mùa vàng phố thị
Nơi tha phương chiều nắng nhạt màu mây
Lá xa cành theo gió thẫn thờ bay
gợi lòng nhớ phố xưa chiều xuôi ngược.

Sơn khê đã vạn dặm trường sông nước
Nửa vòng quay, đôi bờ nhớ mịt mù
Tháng năm dài, nhật nguyệt tựa thiên thu
nên vạt tóc sớm nhuộm màu sương gió.

Dáng Thu lướt trong bóng đêm mờ, tỏ
Phố phường như đang dỗ giấc xanh xao
Đêm tần ngần cho hồn lạnh chiêm bao
Gom quá khứ lờ mờ tìm nhân ảnh.

Trăng viễn xứ đượm nét buồn hoang lạnh
Ảnh hình xưa chìm khuất cõi mịt mùng
Đã sang mùa, ước mộng cũng mông lung
Đời tán, tụ. Người lất lây, trầm, bổng!

Gửi về đâu những nỗi niềm hoài vọng?
Giữa đêm thu ngồi đối bóng riêng mình
Nhìn trăng mờ đang nghiêng ánh huyền linh
thấy Đà Lạt, Em, Tôi và... kỷ niệm!

HUY VĂN