4/6/20

Tự làm khẩu trang 3 lớp





Sưu tầm: ML

Hai Cơn Đại Dịch

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
Dịch Tàu Vũ Hán dẫu kinh,
Nhưng so với dịch Ba Đình thấm chi!
Cóc cuối tuần:

Hai Cơn Đại Dịch

Dịch Vũ Hán như trời long đất lở,
Khắp năm châu đang khóc dở đêm ngày,
Y khoa nào cũng đành chịu bó tay,
Xác chết cứ chất đầy nhà hỏa táng.

Cơn đại dịch đã tung hoành mấy tháng,
Khiến mọi người phải hốt hoảng lo âu,
Từ Á, Âu tới Mỹ đến Úc châu,
Đâu đâu cũng thi nhau ào đóng cửa.

Dù lan tràn như bão lửa,
Nhưng áng chừng cũng chỉ nửa năm thôi,
Một khi cơn đại dịch qua rồi,
Tất cả sẽ lại phục hồi như trước.

Bệnh truyền qua nhiều nước,
Số tử vong vượt mức mấy mươi ngàn,
Dù với mình người chết chẳng liên quan,
Nhưng vẫn thấy ruột gan dường dao cắt.

Chạnh nghĩ đến quê hương giờ đã mất,
Lòng lại càng thêm chất ngất buồn đau,
Đất nước mình, dịch Vẹm có từ lâu,
Còn ghê gớm hơn dịch Tàu vạn bội.

Từ xác chết ở Ba Đình, Hà nội,
Dịch tràn bờ ồ ạt tới khắp nơi,
Bảy chục năm giết chết mấy triệu người,
Khắp đất nước là một trời bão táp.

Dịch trà trộn vào phong trào chống Pháp,
Đoạn dần dà tàn sát hết những ai
Còn sáng mắt sáng tai,
Thấy mặt trái của chiêu bài Cộng sản.

Năm năm bốn, quê nhà lâm đại nạn,
Nước chia đôi, tiếng than oán ngập trời,
Nam Tự do, được vui hưởng kiếp người,
Bắc Cộng sản, dân sống đời trâu ngựa.

Rồi cậy có Nga Tàu làm chỗ dựa,
Vẹm mưu đồ chiếm nốt nửa giang san,
Vạn gái trai phải bỏ xác trên ngàn
Cho tham vọng của tập đoàn quỷ đỏ.

Đau đớn nhẽ, cả miền Nam sụp đổ,
Vì mắc trò tráo trở của đồng minh,
Uổng công bao chiến sĩ đã hy sinh,
Để gìn giữ cho quê mình yên ổn.

Bên thất trận chịu muôn vàn khốn đốn,
Kẻ tù đày mất xác chốn rừng hoang,
Kẻ biển Đông gặp số kiếp phũ phàng,
Kẻ vuợt thoát lang thang nhờ đất khách.

Vẹm bắt chước Tần Thủy Hoàng đốt sách,
Bày đủ trò để bách hại lương dân,
Áp đặt lên một chủ nghĩa phi nhân,
Một chế độ vô luân và khắc bạc.

Vì mắc nợ quan thầy Tàu gian ác,
Chúng đang tâm hèn nhát bán non sông,
Dân mình ngay trên mảnh đất cha ông
Đành cam phận lưu vong không xứ sở.

Dân hết đường xoay xở,
Tranh giành nhau đi ở đợ khắp phương,
Mặc xác hồn, danh tiết bị tổn thương,
Miễn thoát khỏi chốn "thiên đường" cơ cực.

Thật chua xót thay cho nền đạo đức
Mà tổ tiên đã gắng sức vun bồi,
Nhân phẩm nay thành khái niệm lỗi thời,
Lương tâm cũng từ lâu thôi tồn tại.

Khi xã hội đã hoàn toàn băng hoại,
Thì tiền đồ cũng sẽ mãi tiêu tan,
Đạo đức là nền tảng của giang san,
Một khi mất, ngày tàn đà kế cận.
x
x x
Tháng Tư đến, nhớ về ngày Quốc Hận,
Nghe bi thương lẫn căm phẫn chất chồng,
Buồn thấy người xưa thề thốt biển Đông,
Nay phủ gấm về rong chơi lũ lượt.

Hỡi trăm triệu người dân còn trong nước,
Nếu thật tâm muốn cứu được quê nhà,
Thì chính mình phải đổ máu xương ra,
Đừng trông đợi cái gọi là "quốc tế".

Họ ích kỷ lại tham hèn vô kể,
Nên Cộng nô với đồ tể Nga Tàu,
Bấy lâu nay tội ác đã ngập đầu,
Chẳng ai dám nói một câu hơn thiệt.

Dịch Vũ Hán chóng chầy rồi sẽ hết,
Dịch Ba Đình chẳng biết kiếp nào xong.
Chế độ này nếu không sớm tiêu vong,
Dòng giống Việt đừng mong còn chỗ đứng.

Nhìn dân tình hờ hững,
Buồn biết ngày diệt chủng chẳng còn xa.

Trần Văn Lương
Cali, đầu mùa Quốc Hận 2020

Clip video về GS Ngô Đình Long do gia đình vừa thực hiện

Video clip about our
late Prof. Ngô Đình Long .
xc

4/1/20

Cách lây thứ ba của coronavirus


Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang

Đăng ngày: Sửa đổi ngày: 



Tháng 01/2020, siêu vi gây dịch Covid-19 làm rung chuyển Trung Quốc. Ít tuần sau đến lượt toàn thế giới. Nhiều người tìm căn nguyên trong việc Bắc Kinh giấu dịch khiến quốc tế bị động. Không ít người phê phán phương Tây chủ quan. Tuy nhiên giới khoa học về sinh thái chỉ ra cội rễ sâu xa của đại dịch chưa từng có. Đó là nền văn minh công nghiệp đương đại lấy khai thác triệt để thiên nhiên làm mục tiêu.
Khi rừng già bị hủy hoại, thú hoang bị tận diệt, virus bành trướng tấn công con người là điều ‘‘không tránh khỏi’’. Mục ‘‘Theo dòng thời sự’’ của RFI xin tổng hợp nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu Pháp trong lĩnh vực sinh thái học, về chủ đề ‘‘Cội rễ của đại dịch Covid-19’’.