10/3/19

Niagara Thác Đổ

viết tặng anh Chung Thế Hùng


Còn hơn hai tháng nữa, tôi mới có dịp đến thuyết trình ở Ottawa nhưng Niagara thác đổ dường như đã ầm vang trong tâm tưởng. Niagara Canada khiến tôi bồi hồi nhớ lại Gougah của Đà Lạt năm xưa, tuy không hùng vĩ bằng, nhưng còn mang nguyên vẹn nét hoang sơ của núi rừng cao nguyên.

Niagara trong ký ức tôi, ngoài tiếng thác đổ, còn là bút ký của Chateaubriand. Năm 2009, Sébastien Baudoin soạn luận án tiến sĩ về ‘‘La poétique du paysage dans l’œuvre de Chateaubriand’’ nói nhiều về chất thơ trong văn Chateaubriand.

10/1/19

Nữ Bác Sĩ Đầu Tiên của Việt Nam

Bà Henriette Bùi Quang Chiêu, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1906, là con gái thứ trong một gia đình người Việt giàu có mang quốc tịch Pháp ở Nam Kỳ.


Mẹ bà Henriette là Vương Thị Y, thuộc một gia đình giàu có người gốc Hoa. Cha của bà là Nghị viên Bùi Quang Chiêu, một chính khách có tiếng ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc, sau này bị thủ tiêu bởi Việt Minh.

Tuy nguyên quán ở trong Nam, bà Henriette Bùi lại được sinh ra ở Hà Nội và lớn lên ở Sài Gòn. Thưở nhỏ, bà học Trường St. Paul de Chartres, tức Trường Nhà Trắng tại Sài Gòn. Năm 1915, bà thi vượt cấp và đậu bằng Certificat d’Études sớm 2 năm. Sau đó, bà vào học trường Collège des Jeunes Filles, trước năm 1975 là Trung học Gia Long Sài-gòn, nay là Trung học Nguyễn Thị Minh Khai.

9/29/19

chiều không thấy khói

Nhìn đâu để thấy khói chiều hôm?
Nhà ai đang chuẩn bị ăn cơm
Chút tia nắng sót đêm dần tới
Chiều ở đây, buồn lạnh hoàng hôn!

Mẹ cha anh chị nhà yên ấm
Ăn buổi cơm chiều ngon lại vui
Hình ảnh tình thâm lòng thương lắm
Chiều buổi ly hương nhớ tiếc đời...

À Xuân



TẢN MẠN VỀ 4 TỪ "NAM KỲ LỤC TỈNH"

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời.



So với đất nước bốn ngàn năm, Nam Kỳ Lục Tỉnh còn trẻ quá, từ thời Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được cử đi kinh lược đất Sài Gòn năm 1698, đến nay chỉ mới hơn 300 năm. Vùng đất này được nhắc đến nhiều qua các du ký, bút ký của người phương Tây, tưởng cũng cần nói một chút về chuyện ngôn ngữ. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, đất nước chia ra hai vùng: Đàng Ngoài và Đàng Trong chia cách nhau bởi con sông Gianh thuộc địa hạt Quảng Bình. Người phương Tây (chủ yếu là người Pháp) gọi Đàng Ngoài là Tonkin, âm từ chữ “Đông Kinh”, vốn là một tên cũ của Hà Nội, còn Đàng Trong thì gọi là Cochinchine. Từ này được hiểu là cả vùng Đàng Trong, từ Quảng Bình vào đến địa giới cuối cùng về phía Nam.

9/28/19

Bản Tin Thụ Nhân Âu châu 10 Năm

Tâm Tình

Bản Tin Sinh Nhật Mười Năm,
Bao nhiêu tim óc con tằm nhả tơ,
Thâm tình gói trọn tuổi thơ,
Thụ Nhân bốn bể vẫn mơ về nguồn...
Quê nhà Mẹ nhớ, Mẹ thương (1)
Mong con xây lại khung Trường ngày xưa (2)
Yêu nhau, yêu mấy cho vừa...
Yêu non, yêu nước, yêu người Việt Nam.

ĐKNgọc

Bài thơ “ Con Kangaroo “ tặng các bạn Thụ Nhân, đặc biệt là Thụ Nhân Âu Châu.

(1) Ngôi Trường Mẹ
(2) Viện Đại Học Đà Lạt