10/23/18

Đức dựng nhạc kịch 'Can Đảm' về gia đình tỵ nạn Việt

BBC tiếng Việt

Lê Anh Gửi tới BBC từ Berlin


Bản quyền hình ảnhLe AnhImage caption Thị trấn nghèo Bleicherode, nơi diễn ra vụ trục xuất gia đình Việt Nam hồi 2004
Vào đêm 04 tháng 2/2004, cảnh sát và biên phòng Đức, dưới sự hướng dẫn của Sở Ngoại Kiều tiểu bang Thüringen, bất ngờ ập vào nhà một gia đình Việt Nam ở Bleicherode.
Họ buộc anh chị Lê Đ. và Ch. cùng ba đứa con trên dưới 10 tuổi của họ phải thu xếp ngay tư trang tối thiểu để ra phi trường, vì họ bị trục xuất về Việt Nam.
Chính quyền Bleicherode cho rằng gia đình này dù đã sống ở Đức 17 năm nhưng vẫn không có đủ lý do để ở lại.

Con Dâu Mỹ

Phi Phi

Khi chồng bà Trang là một Hạ-Sĩ-Quan của QLVNCH, hy sinh vì tổ quốc, sau một trận đánh quần thảo với CSBV tại vùng giới tuyến trong mùa Hè đỏ lửa năm 1972. Lúc đó Tường mới lên 2 tuổi. Tuy bà Trang là một phụ nữ hiền lành chất phát, nhưng trời phú cho một sắc đẹp khá mặn mà, nên sau đó có rất nhiều thanh niên đã đem lòng yêu thương bà, và thực lòng muốn xây dựng hôn nhân, nhưng bà Trang đã nhất mực từ chối khéo, tất cả những người đã để ý đến bà, và quyết định ở vậy để nuôi con thờ chồng...

Khi Tường vừa lên 5 tuổi, giống bố như đúc, bắt đầu đi học lớp mẫu giáo. Bà Trang cảm thấy có nhiều thì giờ hơn, trong lúc con còn ở tại trường. Mỗi ngày bà có thêm thì giờ để đi bỏ hàng mối kiếm lời, cộng với số lương trợ cấp tử tuất hàng tháng của chồng, nên hai mẹ con có một đời sống tương đối dễ thở, mặc dầu ở vào hoàn cảnh mẹ góa con côi. Bởi vậy bà Trang cảm thấy rất an phận với cuộc sống hiện tại.

10/22/18

Tù Mỹ Phước Tây

Nền đất sườn tràm nóc lợp đưng

Đơn sơ, giản dị cho có chừng

Trời mưa tù phải ngồi chịu trận

Ướt át tìm đâu chỗ ngả lưng …?!


Vách cũng dừng đưng rất thô sơ

Đèn đêm vừa đủ sáng lờ mờ

Cá kèo sắp lớp thành ba dãy

Chật như nêm, nằm nghiêng chân co !

10/19/18

Bạn hiền Hồ Phước Hải

Tôi và Hồ Phước Hải chưa bao giờ nhắn tin qua lại nhưng mối tương tri của chúng tôi có thừa.
Tôi gốc Bến Tre nhưng năm đệ nhất học trường Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Nhà tôi ở số 54 Trần Hưng Đạo, cách nhà Hồ Phước Hải độ 10 căn. Thân mẫu Hồ Phước Hải lúc đó là một nhà giáo kỳ cựu, nhiều người danh giá trong thành phố đã là học trò của bà. Gia đình bà rất được xóm giềng quí nể. Với đám học trò hiếu học thì Hồ Phước Hải và người anh Hồ Phước Hai ( không bỏ dấu ) là hai ngôi sao sáng trong việc học hành. Hai nhà dù cách nhau không xa mấy nhưng những gì tôi biết về Hồ Phước Hải chỉ là truyền miệng. “ văn kỳ thinh mà bất kiến kỳ hình”. Anh em Hồ Phước Hải lúc đó vào hàng trưởng bối họ ở một nơi nào đó rất xa xôi.