10/17/15

Google được phép số hóa hàng triệu cuốn sách ?

Thu Hằng (RFI)

Đăng ngày 17-10-2015 Sửa đổi ngày 17-10-2015 16:44


REUTERS/Dado Ruvic/Files

Dự án thư viện điện tử « Google Books » sẽ được thực hiện. Hôm qua, 16/10/2015, tập đoàn Google đã nhận được lời khẳng định từ phía Tư pháp Mỹ rằng dự án trên không vi phạm quyền tác giả. Thế nhưng, không đồng ý với quyết định của tòa án, giới văn sĩ Mỹ sẽ đưa vụ việc lên Tòa án tối cao.

Toyota phát triển dòng xe tự động và sẽ chấm dứt xe chạy xăng dầu

Thu Hằng (RFI)

Đăng ngày 16-10-2015 Sửa đổi ngày 16-10-2015 11:55

media

Mẫu xe Toyota tự động được giới thiệu ngày 06/10/2015 tại Tokyo, Nhật Bản.REUTERS/Yuya Shino

Không chỉ dừng lại ở những dòng xe truyền thống, Toyota lấn sang dòng xe tự động đang làm mưa làm gió trên thị trường và được nhiều tập đoàn lớn quan tâm. Ngày 06/10/2015, Toyota đã giới thiệu một loại xe tự động không người lái, cùng với hi vọng sẽ bán ra thị trường sản phẩm này vào dịp Thế vận hội 2020 diễn ra tại Tokyo.

Đài Loan : Quốc dân đảng thay ứng cử viên tổng thống

Thanh Phương (RFI)

Đăng ngày 17-10-2015 Sửa đổi ngày 17-10-2015 17:36

media

Bà Hồng Tú Trụ sau khi phát biểu tại đại hội Quốc dân đảng ở Đài Bắc ngày 17/10/2015.REUTERS/Pichi Chuang

Tại Đài Loan, Quốc dân đảng cầm quyền hôm nay đã loại ứng cử viên tổng thống của họ, vào lúc đảng đang bị chia rẽ trầm trọng này đang cố giành sự ủng hộ của người dân trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 01/2016.

Chủ nghĩa lý lịch và con ông cháu cha

Lê Diễn ĐứcGửi cho BBC Tiếng Việt

  • 16 tháng 10 2015

Image copyrightGettyImage captionChủ nghĩa lý lịch bắt đầu từ miền Bắc Việt Nam sau 1954

Khi tôi học cấp 2 ở miền Bắc Việt Nam, một cô bạn có cha là địa chủ đã bị xử bắn hồi năm 1956, học rất giỏi thế nhưng hết lớp 7 không được thi lên cấp 3.

Cô phải đi học nghề và sau đó làm kế toán cho hợp tác xã với cái bằng trung cấp.

Một số khác thuộc thành phần lý lịch "xấu" được địa phương cho học hết cấp 3 nhưng đó là nấc thang cuối cùng của công việc "dùi mài kinh sử" vì còn đường vào đại học bị chặn hoàn toàn.

Nguyễn Chí Thiện – một mẩu chuyện đời

Vũ Thư Hiên

(Ghi lại vài dòng tặng các bạn yêu thơ Nguyễn Chí Thiện, để các bạn biết thêm một mẩu đời cay đắng của nhà thơ, nhân dịp nhớ 3 năm ngày mất của ông).

nguyensmHồi cuối thập niên 70, sau khi được thả ra khỏi nhà tù tôi phải làm đủ thứ việc để sống: dịch thuê, viết mướn, làm thợ cán cao su, đi theo Lê Sĩ Thiện làm tay phanh xe đạp bằng gang dẻo, làm bột nở cho các bà bán cháo quẩy… Và nhiều thứ khác nữa, kể không hết, tức là bất kỳ cái gì đến tay, hoặc nghĩ ra.
Tôi quen Lê Sĩ Thiện trong thời gian ở khoá 6 trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, khi anh là giảng viên thông tin. Sau năm 1954, anh làm giám đốc nhà máy điện Lào Cai, rồi nghỉ hưu, từng làm đủ thứ và cũng thất bại đủ thứ. May, anh là con dao pha, phàm cái gì thuộc kỹ thuật ứng dụng anh đều biết không nhiều thì ít, làm việc gì cũng có sáng kiến.

Svetlana Alexievich: 'Không yêu Stalin, Putin'

Swetlana_Alexijewitsch_2013_croppedSvetlana Alexievich, người được giải Nobel văn học năm nay, 2015, nói phương pháp của bà là để “tiếng nói con người tự nói cho chính họ”. Bà nổi tiếng từ 1985, khi đang là nhà báo 37 tuổi ở Liên Xô và xuất bản cuốn sách tư liệu đầu tiên. Đó là lịch sử truyền khẩu về những phụ nữ Belarus tham gia Thế chiến Hai. Lúc đó, Belarus vẫn sống trong tuyên truyền cộng sản, với đợt kỷ niệm 40 năm Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Giọng văn của bà đã gây ra cơn sốc, và cũng là phong cách chung của bà sau này.
Alexievich từ nhiều năm đã được xem là ứng cử viên giải Nobel. Nhưng loan báo năm nay vẫn gây bất ngờ, một phần vì bà không viết tiểu thuyết, mà tác phẩm của bà là của một nhà báo. Trước đây chỉ có hai người không viết văn, Winston Churchill và Bertrand Russell, được giải Nobel.
Alexievich đã mâu thuẫn với chính thể độc đoán của Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko. Bà rời quê hương năm 2000, sang Đức và Pháp, chỉ trở về Minsk từ năm 2011.
Bà không ảo tưởng về bản chất quyền lực tại các nước thời hậu Liên Xô.
“Tôi yêu thế giới Nga, nhưng là thế giới Nga tử tế, nhân văn,” bà nói về nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.
Tôi không yêu Beria, Stalin, Putin...” bà nhấn mạnh.
“Nhà độc tài Putin và Lukashenko đều có sự ủy nhiệm của dân chúng trong xã hội, họ là niềm khao khát của nhân dân,” bà nói khi ra mắt cuốn sách mới nhất. Vì vậy thành công Nobel của bà không chỉ hơi khó xử cho ông Lukashenko mà cả ông Putin. Nhưng đây là vinh dự to lớn cho Belarus nhỏ bé.
Bà là cây bút tiếng Nga thứ 6 được giải Nobel – sau Ivan Bunin, Boris Pasternak, Mikhail Sholokhov, Alexander Solzhenitsyn và Joseph Brodsky.