4/18/15

Nghệ thuật

Mấy tháng trước, trên 1 chuyến bay của United Airlines (no choice) tôi thấy cái bìa tạp chí hàng tháng của họ có hình giống như hình thứ nhất sau đây. Tôi tò mò đọc bên trong, hóa ra trong số báo tháng đó họ có bài viết giới thiệu Melbourne và vài vùng ngoại ô. Tôi nói với người hành khách ngồi bên nạnh "Tôi đi qua chỗ này mỗi lần khi đi làm về, nhưng chưa bao giờ để ý đến nó".
Có lẽ nhờ United quảng cáo (chắc Hội đồng thành phố Melbourne trả tiền cho biên tập viên của United mấy tháng trước), vài tuần trước tôi thấy nhiều nhóm người xách máy ảnh đi trên con hẻm này. Gần đây, các thùng rác xếp ở đầu hẻm cũng không còn. Hôm thứ Tư vừ rồi tôi quyết định xách máy đi làm để lúc về "thám hiểm" con đường.

Hình này ở đầu (hay cuối) hẻm, bìa tạp chí United Airlines có hình tương tự

Rời Đà Nẵng tháng 3/1975

Chung Thế Hùng

unnamed

4/16/15

Chuyện buồn từ Myanmar

Phạm Minh Hoàng

Tác giả gửi tới Dân Luận

Bà Aung San Suu Kyi.

Ngày 11/4/2015, truyền thông Việt Nam đã tường thuật lại những cuộc thảo luận giữa chính quyền Myanmar và 6 nhóm sắc tộc đối lập cũng như các chính đảng – trong đó dĩ nhiên có mặt bà Aung San Suu Kyi. Tuy chưa ngã ngũ nhưng mọi người phải nhìn nhận đây là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa Myanmar vì vấn đề sắc tộc là một trong những khó khăn gay gắt nhất từ nhiều năm qua.

Độc chất amiăng trắng tại Việt Nam và Công ước Rotterdam

Trọng Thành (RFI)

Phát Thứ tư, ngày 15 tháng tư năm 2015

Độc chất amiăng trắng tại Việt Nam và Công ước Rotterdam

Hiến binh Pháp biểu tình trước tòa án, trong một vụ kiện amiăng năm 2013. Reuters

    Đầu tháng 5/2015, tại Genève sẽ diễn ra hội nghị lần thứ bảy Công ước Rotterdam về các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hay nông nghiệp. Một trong những nội dung chính được quan tâm của hội nghị là vấn đề đưa một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu nguy hiểm vào danh sách các chất độc cần được quản lý chặt chẽ. Amiăng trắng (Chrysotile) là một trong số năm hóa chất được xem xét lần này.

    4/15/15

    Ngày 30/04 qua cái nhìn của thế hệ sau 75

    Thanh Phương

    Vài ngày nữa là đúng kỷ niệm 40 năm ngày 30/04/1975, mà đối với chính quyền Hà Nội vẫn là ngày "chiến thắng đế quốc Mỹ", "giải phóng miền Nam", nhưng đối với cộng đồng người Việt di tản và một bộ phận người dân ở miền Nam, đó là ngày "quốc hận", hay ngày "mất nước".

    Riêng đối với thế hệ sinh sau năm 1975 ở trong nước, tức là thế hệ hoàn toàn không biết mùi chiến tranh, tất cả, từ Nam đến Bắc, đều học dưới mái trường " xã hội chủ nghĩa", nên đều được dạy về cái gọi gọi là " đại thắng mùa xuân". Trên báo chí, trên hệ thống phát thanh truyền hình, những ngày kỷ niệm 30/04, họ chỉ được đọc, nghe và xem về những chiến công lẫy lừng của "đỉnh cao trí tuệ loài ngườỉ".

    Con tàu Việt Nam Thương tín

     

    image

    Con tàu Việt Nam Thương tín là một con tàu vận tải hàng hải được biết đến vì chuyến hải hành vượt biển ngày 30 Tháng Tư, 1975 từ Sài Gòn - Việt Nam sang đến Guam, chở hơn 650 người Việt tỵ nạn. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam dưới chính thể mới của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

    Lịch sử con tàu

    Tàu Việt Nam Thương tín được đóng năm 1956 do xưởng đóng tàu của Ý hạ thủy với tên Pietro Canale trọng tải 6.505 tấn. Năm 1962 hãng Nouvelle Compagnie Havraise Peninsulaire của Pháp mua lại và đổi tên tàu thành Ville de Diego-Suarez 2. Được ba năm thì tàu sang tên cho Panama, đặt là Sonia. Năm 1968 hãng Việt Nam Hàng hải Thương thuyền của Việt Nam Cộng hoà mua lại dùng làm tàu vận tải và lấy tên Việt Nam Thương tín I.

    Các sự kiện liên quan đến tàu VNTT kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975

    Mật vụ chở vàng

    Khi Sài Gòn thất thủ con tàu nằm ở bến Bạch Đằng với mật vụ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh giao cho để dùng chở số vàng dự trữ ở Ngân hàng Quốc gia Việt Nam rời Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng là Lê Quang Uyển không chấp thuận nên con tàu rời bến chỉ chở người chạy loạn với khoảng hơn 650 người tìm đường ra biển.

    Trúng pháo

    Khi tàu qua khu rừng Sát trên sông Lòng Tảo gần 12 giờ trưa thì bị trúng 3 trái pháo. Nhà văn Chu Tử và một cháu bé không may bị tử thương phải thủy táng ở cửa sông. Ba ngày sau con tàu lết vào vịnh Subic - Philippines, được sửa chữa và chỉ lối đến Guam.

    Tới Guam

    Tháng Chín, 1975 tàu cặp bến Apra, đảo Guam lãnh thổ của Mỹ. Trong khi đó ở đảo có khoảng 1600 người tuy đã rời Việt Nam nhưng nay nhất quyết trở về Việt Nam. Ngoài ra có khoảng 100 người khác sang đến Bắc Mỹ cũng xin hồi hương. Chính phủ Mỹ cho họ tự quyết định và chuyển họ về Guam. Ngày 16 tháng 10, tàu Việt Nam Thương tín rời Guam, trực chỉ Việt Nam với 1546 người tự nguyện hồi hương trong số đó có nhạc sĩ Trường Sa. Chỉ huy con tàu là hải quân trung tá Trần Đình Trụ.