11/17/14

‘‘CÂY THỤ NHÂN CÒN GỐC, LẼ NÀO CHẲNG GẶP NHAU’’

clip_image002
Nhân năm câu thơ ‘‘Giã từ’’ của chị Kim Thoàn, bạn Phạm Chí Thành đề nghị lập ‘‘Hội Thơ Thụ Nhân’’. Thư của bạn Phạm Chí Thành làm tôi sực nhớ mới tuần trước, mấy anh em chúng tôi có dịp gặp lại nhau nhờ vần thơ năm chữ của nhà thơ Hoàng Kim Long :
Cây Thụ Nhân còn gốc
Lẽ nào chẳng gặp nhau ?
Trong hình chụp, nhà thơ họ Hoàng gieo vần thơ 5 chữ cho 5 chúng tôi: từ trái qua phải là LĐT, Phạm Chí Thành, Võ Thành Xuân, Nguyễn Minh Kính và phu nhân họ Hoàng. Chị là làn sương sớm khiến cho buổi gặp gỡ thêm tươi mát.

11/16/14

Bức tường Berlin : Những gì đã diễn ra trong ngày lịch sử 25 năm trước

Thụy My (RFI)

mediaNhững đóa hoa để tưởng niệm những người đã thiệt mạng khi vượt qua Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, 09/11/ 2014.REUTERS/Fabrizio Bensch

Buổi tối 09/11/1989, một lãnh đạo cao cấp của chế độ cộng sản Cộng hòa Dân chủ Đức (RDA) loan báo với thế giới là người Đông Đức có thể xuất ngoại tùy ý. Trong tâm thế sững sờ và tình trạng mơ hồ, rối rắm, Bức tường Berlin đã sụp đổ.

Sau đây là diễn biến liên tục từng giờ trong ngày lịch sử ấy.

11/15/14

NGÀY QUỐC HẬN 9-11

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

Bức tường dị hợm cắt ngang thủ đô Berlin nay chỉ còn 3 cây số kỷ niệm

clip_image004

Cái ngày lịch sử đó 9-11-1989: làm sao quên được

Ngày chủ nhật 9-11 vừa qua, tuy tình hình nơi nơi trên thế giới bộn bề, nhiều người vẫn còn nhớ đó là ngày kỷ niệm 25 năm biến cố lịch sử trọng đại của thế giới: Bức tường Bá Linh sụp đổ, người dân Đông Đức tràn qua Tây Đức tìm tự do không còn gì có thể ngăn chận được, nước Đức nhờ thế được thống nhất trong thế tuyệt hảo, chính là sự lựa chọn một cách hòa bình của người dân, không phải do sự áp đặt của bạo quyền, và cuộc chiến tranh lạnh cả 40 năm đã chấm dứt không một tiếng súng! Sau đó, các chế độ Cộng Sản trên hàng loạt nước Đông Âu đã sụp đổ không kèn không trống, và hai năm sau, Liên Xô cùng cuộc Cách mạng tháng mười của Lenin cũng đi vào lịch sử.

11/14/14

Bức tường Berlin sụp đổ vì chế độ toàn trị lung lay

Phát ngày Thứ năm, ngày 13 tháng mười một năm 2014 (RFI)

Bức tường Berlin sụp đổ vì chế độ toàn trị lung lay

Cổng Brandebourg là một trong những biểu tượng của thành phố Berlin. Các quả bóng tượng trưng cho Bức tường được thả lên trời tối 09/11/2014, biểu thị cho một hành động mở cửa biên giới mới. REUTERS/Fabrizio Bensch

    Trong tuần lễ qua, ở châu Âu – đặc biệt là ở nước Đức – mọi người hân hoan kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ (ngày 9.11.1989). Sự kiện lịch sử này, mà Thủ tướng Angela Merkel gọi là “niềm hy vọng của các dân tộc bị áp bức” mở đường cho nước Đức thống nhất trong hòa bình, Đông Âu tìm lại được tự do. Một năm sau, Liên Xô tan rã, hàng loạt các quốc gia vệ tinh lấy lại chủ quyền. Chế độ Cộng sản cáo chung, chiến tranh lạnh kết thúc nhưng hòa bình tại châu Âu đang bị đe dọa vì tham vọng địa chính trị của Matxcơva tại Ukraina.

    CHÚNG TA Ở ĐÂU?

    Thi Phương HNN

    clip_image001

    Tom Hayden và Jane Fonda

    clip_image002

    Đến tháng tư sang năm, người Việt chúng ta có dịp kỷ niệm 40 năm tròn biến cố lịch sử 30-4-1975, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Miền Nam và mở ra cuộc đổi đời bi thương cho hàng triệu người. Cũng sang năm, nước Mỹ sẽ có dịp kỷ niệm 50 năm - nửa thế kỷ - Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào chiến tranh Việt Nam bằng cách đưa bộ binh chiến đấu đến chiến trường Miền Nam. Chắc chắn Hà Nội cũng sẽ rầm rộ trong ngày kỷ niệm 40 năm Miền Bắc hoàn thành cuộc chiến xâm chiếm Miền Nam để “thống nhất đất nước” dưới cùng một lá cờ chủ nghĩa xã hội. Chỉ một câu chuyện đó, mà lịch sử viết của mỗi một phía sẽ mỗi một khác. Bao giờ đây, mới thực sự có cách nhìn thống nhất phản ảnh tương đối đầy đủ sự thật của lịch sử?

    THE STUPID AMERICAN

    Hoàng Ngọc Nguyên

    clip_image002

    Có lẽ nhiều người trong chúng ta còn nhớ, chúng ta từng có Người Mỹ Thầm Lặng (The Quiet American) của Graham Greene, Người Mỹ Xấu Xí (The Ugly American) của Eugene Burdich và William Lederer. Hai tiểu thuyết này đều liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm đầu tiên cho thấy người Mỹ lúng túng, chẳng hiểu gì cả về đất nước nằm ở bán đảo Đông Dương này, cho nên đã để mất miền nam trong trận chiến Đông Dương lần thứ nhất (the first Indochinese war). Tác phẩm thứ hai đã vạch rõ người Mỹ đến một vùng đất lạ mà họ không có hiểu biết bao nhiêu về văn hóa, lịch sử và chính trị của nước đó, đã thất bại trong việc chiếm lấy “the hearts and minds” của người dân bản xứ do thái độ tư tin “đồng tiền ta làm nên tất cả” cho nên kiêu ngạo và phải tháo chạy. Rất tiếc cho đến nay, Việt Nam có nhiều nhà văn lớn, nhiều giáo sư, tiến sĩ trong ngành chính trị học, sử học. Nhưng lạ thay, chưa ai viết một tác phẩm Người Mỹ Ngu Xuẩn (The Stupid American) để cho người ta hiểu được người Việt chúng ta nhận định như thế nào về người Mỹ trong cuộc chiến tranh VN clip_image004