6/3/11

Bức Tranh Gây Nhiều Tranh Luận

Tác Giả: Nguồn: Trang Hạ, Tuổi trẻ cười

Bức sơn dầu "Bắc Kinh 2008" của họa sỹ Lưu Dật - Hoa kiều tại Toronto, Canada - đã từng được triển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (嘉德, Gad or Zad), Trung Quốc đã gây được nhiều sự chú ý của người xem và được kênh truyền hình CNN của Mỹ đưa tin.

Bức sơn dầu “Bắc Kinh 2008” đang được trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật New York. Năm 2008, Bắc Kinh sẽ đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này cũng miêu tả một Game truyền thống của Trung Hoa là Mạt chược. Nhiều dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng, những cô gái trong tranh đại diện cho những thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hoá đầu thế kỷ 21 mà tâm điểm là Trung Quốc.

Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã


Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình hay “hòa bình quật khởi” của chính phủ ở Bắc Kinh, hai học giả ở Mỹ đang chuẩn bị ra mắt cuốn sách nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức quốc xã. Trong cuốn sách “Death by China” (deathbychina.com), phát hành vào đầu tháng sáu, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry cho rằng những nhà cai trị tàn bạo ở Trung Nam Hải đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Đức chính thức từ bỏ điện hạt nhân

Giới lãnh đạo Đức trong cuộc họp báo ngày 30/05/2011. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Môi trường Norbert Roettgen, Thủ tướng Angela Merkel, Bộ trưởng Kinh tế Philipp Roesler, Bộ trưởng Giao thông Peter Ramsauers.
Giới lãnh đạo Đức trong cuộc họp báo ngày 30/05/2011. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Môi trường Norbert Roettgen, Thủ tướng Angela Merkel, Bộ trưởng Kinh tế Philipp Roesler, Bộ trưởng Giao thông Peter Ramsauers.
REUTERS/Wolfgang Rattay

Châu Âu xác định chủng khuẩn E.coli gây chết người thuộc loại hiếm

 

Tại một cửa hàng rau quả thành phố St Petersbourg (Nga), 2/6/2011, sau khi có lệnh cấm nhập ra quả tươi từ Châu Âu

Tại một cửa hàng rau quả thành phố St Petersbourg (Nga), 2/6/2011, sau khi có lệnh cấm nhập ra quả tươi từ Châu Âu

REUTERS/Alexander Demianchuk

5/31/11

Châu Phi : địa bàn tranh hùng giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Thủ tướng Ân Độ Manmohan Singh

Thủ tướng Ân Độ Manmohan Singh

Reuters/Press Information Bureau of India

Mai Vân

Châu Phi, lục địa nổi tiếng là nghèo, đang một lần nữa chứng minh sức quyến rũ đối với hai cường quốc châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc. Vì chậm chân hơn Bắc Kinh, New Delhi đang nỗ lực thu ngắn khoảng cách. Điều này vừa được thể hiện qua Hội nghị Thượng đỉnh Châu Phi - Ấn Độ tại Addis Abbeba, thủ đô Ethiopia, trong hai ngày 24-25/05/2011.

Hải quân Trung quốc đã xâm phạm chủ quyền VN trắng trợn! Ai ra lệnh quân đội VN không được phép ngăn chặn?



Âu Dương Thệ

Ngày 27.5 cũng như nhiều báo chí ở trong nước, tờ Cộng sản điện tử đã đưa hai tin “Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam và “Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho Việt Nam (27/05/2011). Trong bản tin thứ nhất đã tường thuật chi tiết cuộc tấn công của 3 tầu hải giám Trung quốc vào tầu thăm dò địa chấn Bình minh 02 của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) đang thăm dò địa chấn thuốc thềm lục địa VN, chỉ cách bờ biển Phú yên 120 hải lí “nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.” Cuộc tấn công của 3 tầu hải quân Trung quốc đã diễn ra suốt 4 tiếng đồng hồ, từ 5 giờ tới 9 giờ sáng ngày 26.5, trong đó họ đã ngang ngược “cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02.” Trong bản tin thứ hai đã đưa tin là, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”