Cách làm nước muối dưa:
Công thức chung là 3 muối & 1 đường (1 lít nước cho ba thìa súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được.
5/28/11
Bí quyết muối dưa ngon
CUỘC ĐỤNG ĐỘ GIỮA HAI NỀN VĂN MINH “HÁN – HỒI” SẮP BÙNG NỔ?
I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ XUNG ĐỘT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH:
Nhà chánh trị học SAMUEL P. HUNTINGTON, giáo sư Đại học Harvard Hoa Kỳ. Năm 1993, ông xuất bản tác phẩm “THE CLASH OF CIVILZATIONS AND THE REMAKING OF WORLD ORDER” (Sự đụng độ, của các nền văn minh và sự sắp xếp lại trật tự thế giới) do nhà xuất bản Simon & Schuster (New York) ấn hành. Quan điểm của ông rất gần gũi với Quincy Wright: “Xung đột giữa hai lực lượng vũ trang của những nền văn hóa và của những tình cảm khác biệt”. Hungtinton, trong tác phẩm nầy, 2 từ “văn minh” và “văn hóa” gần như đồng nghĩa với nhau. Nhưng, theo Oswald Spengler xem “văn minh” là giai đoạn phát triển cuối cùng của một nền “văn hóa”. Giải thích chi tiết hơn thì có Alfred Weber & Robert M. Mclver như sau:
Gương danh nhân :
* BIẾT CHÚT ÍT KHOA HỌC, THÌ NGƯỜI TA XA LÁNH THƯỢNG ĐẾ... NHƯNG... BIẾT SÂU XA KHOA HỌC, THÌ NGƯỜI TA TIẾN LẠI GẦN NGÀI.
Gương danh nhân :
Nhà bác học Louis Pasteur
Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.
5/27/11
Bên Kia Sông
(trích Diễn Đàn Thụ Nhân, tháng 4/2011)
Thư của anh Võ Thành Xuân trên TN1+2 nhắc nhở ‘‘ACE đến đúng giờ để chúng ta cùng viếng Quang và đồng ca tiễn bạn’’. Chúng ta là thế hệ Nguyễn Đức Quang : từ tuổi đời, thăng trầm thế sự, đến nghiệp du ca. Có phải mỗi chúng ta là một nốt nhạc du ca trường đời. Có khác chăng là nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vừa hát xong chung khúc, giờ này ngạo nghễ gác cây đàn guitare, trầm ngâm nghe ta hát : Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người ; Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam. Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian. Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên. Tuy là hùng ca mà nghe trong tiếng hát có lời nghẹn ngào tiễn bạn.
Người không nhận tội
1.
Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.
5/26/11
Chính khách gốc Việt khởi đầu “thời đại Obama” ở Đức?
05/2011
Đọc để thấy rõ hơn chân dung một đứa trẻ VN bị bỏ ở cô nhi viện; để thấy rõ hơn những cơ hội đến với con người được sống trong xã hội tự do, được hưởng 1 nền giáo dục tốt. Và, rất có thể không bao lâu, đứa con rơi này sẽ là Thủ tướng 1 cường quốc... CH
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
“Tự hào về đưá con bị bỏ rơi”. Đó là tít một bài báo Đức tường thuật báo chí Việt Nam đón mừng thành công của Philipp Rösler vốn là một trẻ Việt bị bỏ rơi, như lịch sử thành công của đất nước mình, sau khi ông được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do FDP, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Kinh tế tại Đại hội Đảng trung tuần tháng 5, ở tuổi 38: có báo chạy tít “Vị Phó Thủ tướng chính cống người Việt của Đức”, có báo với đầu đề “Tương lai mới cho người Việt ở Đức” rồi kết luận, “thành tích của Rösler chứng tỏ cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã hoà nhập thành công”, có báo mạng đi xa hơn “Việt Nam là một đất nước đầy nhân tài, Philipp Rösler là một minh chứng”. Thực ra lý lịch Rösler được cha mẹ nuôi người Đức đón từ trại trẻ mồ côi lúc 9 tháng tuổi, chỉ ghi đơn giản sinh ngày 24.2.1973, tại Khánh Hưng, Việt Nam.