5/20/09

KHỞI THẢO VĂN HỌC THỤ NHÂN

LÊ ĐÌNH THÔNG
Trong thư chúc Tết Mậu Tý (2008), Giáo sư Niên trưởng Vũ Quốc Thúc viết như sau : ‘‘Nhân dịp Tết Nguyên đán, anh chị em đã cộng tác mật thiết để xuất bản một đặc san, với những đóng góp đa diện và đặc sắc : đây quả là một công trình đóng góp rất đáng kể vào nền văn học nước nhà, khiến cho hậu thế sẽ nhớ mãi định chế lịch sử được gọi là Viện Đại Học Đà Lạt’’. Nhận định của Giáo sư Niên trưởng nói đến (1) đặc san ; (2) văn học nước nhà ; (3) Viện Đại Học Đà Lạt.

5/7/09

Bêlarus trong kế hoạch đối tác phương Đông của Liên Hiệp Châu Âu

Tú Anh

Bài đăng ngày 07/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 07/05/2009 13:15 TU

Hội nghị Đối tác phương đông thượng đỉnh quy tụ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu với 6 nước thành viên của Liên Xô cũ. Matxcơva nghi ngờ Tây phương muốn thiết lập «vùng ảnh hưởng » ngay trên sân sau của Nga. Bêlarus trong chiến lược lưỡng long tranh châu. RFI phỏng vấn giáo sư Lê Đình Thông, Paris.

4/25/09

Tường Trình DHTN bỏ túi (24 tháng 4)

Thưa quý anh chị,

Đại Hội Thụ Nhân bỏ túi đã diễn ra đúng như dự định vào trưa 24 tháng 4 năm 2009 tại Paris.
Ngoài sự hiện diện của Thầy Cô Trần Long còn có Thầy Vũ Quốc Thúc, Thầy Cô Vương Văn Bắc, Thầy Cô Lâm Thanh Liêm.

4/24/09

Obama, và hơn thế nữa...

Obama, và hơn thế nữa...
Đào Hiếu
“...Miệng họ nói “hoà giải, hoà hợp dân tộc” nhưng tay họ cầm súng dí vào lưng, cầm còng số 8 khóa vào tay, cầm dây thòng lọng tròng vào cổ những người Việt Nam đã bại trận, đã bị tước vũ khí, đã bị lột sạch, trần trụi...”

4/3/09

THƯỢNG ĐỈNH G20

Mâu thuẫn quyền lợi cản trở nổ lực tìm kiếm và thi hành các biện pháp cứu nguy kinh tế

Tú Anh
Bài đăng ngày 02/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày 02/04/2009 18:24 TU

Trong nội bộ các nước G20, tương phản quyền lợi hiện nay tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Đây là phân tích của giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh tại Luân Đôn nhân dịp mở ra Hội nghị Thượng đỉnh 02/04/2009
Theo Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, nếu không có một giải pháp hiệu quả vực dậy kinh tế toàn cầu, thì « cuộc khủng hoảng hiện nay, từ tài chính tác động sang kinh tế, sẽ đưa nhân loại đến đại họa với xã hội bạo loạn, quốc gia khánh tận ». Ông Ban Ki-Moon cảnh báo là « các nước nghèo đã bị tác hại rất nghiêm trọng » và ông lo ngại xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn về chính trị « khi người dân không còn tin tưởng ở chính phủ và mất niềm tin vào tương lai của chính họ ».
Hôm nay tại Luân Đôn, các nhà lãnh đạo G20 bằng mọi cách tìm cho ra một lập trường chung đối phó với khủng hoảng. Một mình 20 nước này tập trung đến hơn 80% tổng sản lượng thế giới. Mặc dù có những dị biệt quyền lợi, lãnh đạo G20 không có quyền làm thế giới thất vọng
Bên cạnh 7 nước giàu nhất và Liên Hiệp châu Âu, 11 nước đang trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Úc, Nam Phi, Ả rạp Sê-út, Achentina và Mêhicô nhân hội nghị G20 nói lên quan điểm của mình .
Đứng đầu các nước này , tổng thống Brazil Lula da Silva lên án thẳng thừng giới đầu cơ Tây phương là thủ phạm gây ra khủng hoảng hiện nay. Cũng như những nước mà kinh tế tùy thuộc vào xuất khẩu, Brazil , Trung Quốc hoặc Ấn Độ rất lo ngại bị bảo hộ mậu dịch từ các nước nhập khẩu .
Trong nội bộ các nước Tây phương , Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu tranh cãi nhau về hiệu của hai đường lối cứu nguy « bơm tiền vực dậy kinh tế theo kiểu Mỹ hay điều tiết hệ thống tài chính theo lập luận của Đức Pháp để gây lại niềm tin ».
Từ khi khủng hoảng xảy ra, Hoa Kỳ cũng như châu Âu , Nhật Bản đã tung ra hàng ngàn tỷ đô la vực dậy kinh tế nhưng tình hình khủng hoảng không có dấu hiệu cải thiện.
Từ Luân Đôn, giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh sẽ phân tích những mâu thuẫn quyền lợi hiện nay trong nội bộ các nước G20 tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Giáo sư Mai Kim Đỉnh cũng cho biết nhận định của ông về tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kể trên.
Trước khi đề cập đến những giải pháp mà nhóm G20 đang nỗ lực tìm kiếm, giáo sư Đỉnh cho biết từ sau hội nghị G20 lần thứ nhất tại Washington hồi tháng 11 năm 2008 đến nay, với những biện pháp cứu nguy liên tục tung ra, tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Mời quý vị nghe toàn bộ bài phỏng vấn

3/30/09

IRAN - MỸ

 

Hợp tác về Afghanistan

Tú Anh
Bài đăng ngày 30/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày  30/03/2009 16:43 TU

Hội nghị quốc tế về Afghanistan khai mạc vào ngày mai tại La Haye, Hà Lan. Sự kiện Iran nhận lời mời tham dự được coi là một bước tiến sau khi tổng thống Obama chuyển hướng, mời Teheran đối thoại. Đại tướng David Petraeus, tư lệnh bộ chỉ huy trung ương đặc trách toàn bộ khu vực từ Irak đến Afghanistan thẩm định : Hoa Kỳ và Iran có quyền lợi chung tại Afghanistan. Giáo sư Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre phân tích về những lý do thúc đẩy hai bên có những động thái tích cực như trên.
Nghe phân tích của GS Lê Đình Thông