Showing posts with label Y học-Sức khỏe. Show all posts
Showing posts with label Y học-Sức khỏe. Show all posts

10/26/19

Nghiên cứu mới về lọc máu có thể mở đường cho thận nhân tạo.


Chạy thận nhân tạo thường gắn với bệnh viện, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Với nghiên cứu mới về làm sạch nguồn nước, bệnh nhân có thể được lọc máu di động.
Các nhà Nghiên cứu ở Viện Fraunhofer (Đức) đã phát triển phương pháp cryo-purification (tạm gọi là tinh lọc cryo) để có thể làm sạch nước thải sau khi lọc máu mà không làm nó mất đi. Biện pháp này không những làm giảm chi phí lọc máu mà còn mở đường cho việc phát triển một thiết bị giống quả thận nhân tạo có thể mang theo bên mình giúp cho việc lọc máu được tự chủ hơn.

7/22/19

Bài phát biểu chấn động về trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục


Giáo sư Tề Bá Lực vừa có bài nói chuyện về sức khỏe gây chấn động ở Trung Quốc bởi những thông tin không thể thiết thực hơn. Đây cũng là điều chúng ta cần biết sớm.

Giáo sư Tề Bá Lực là Trưởng khoa nội, Bệnh viện y học, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng biên tập Tạp chí y học nước ngoài, Hội viên Hội y học Hoa Kỳ, thành viên Hội khoa học sức khỏe Trung Quốc. Dưới đây là bài trích dịch từ buổi nói chuyện mới đây của giáo sư Tề Bá Lực trong một cuộc hội thảo.

Nghiêm trọng và bất thường: Đa số đều chết do bệnh tật, rất ít người chết do tuổi già!

Trải qua hơn 6 năm làm việc tại Đại học Stanford, Mỹ, tôi vừa trở về Trung Quốc và muốn chia sẻ với mọi người rất nhiều những điều mới mẻ.

3/3/19

Mắt Người Già

Bác Sĩ Nguyễn Quỳnh Anh, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền

MẮT TÔI VẪN THẤY RÕ, TẠI SAO PHẢI ĐI KHÁM MẮT ĐỊNH KỲ?

Hàn Lâm Viện Nhãn Khoa khuyên bịnh nhận 40-65 tuổi nên đi khám mắt ở bác sĩ chuyên môn (ophthalmologist) cứ 2 đến 4 năm một lần dù không có bịnh, trên 65 tuổi nên khám một lần mỗi năm là ít nhất, có thể thường hơn.

Lý do:

Những thay đổi mắt ở người già xảy ra rất chậm, từ từ, làm bịnh nhân thích ứng với hoàn cảnh mà không để ý, không biết rằng mắt mình mờ hơn trước, hoặc thị trường (visual field) của mình bị thu hẹp lại, mình không còn thấy rõ những gì xảy ra ở ngoại biên tầm mắt mình, màu sắc các sự vật mình thấy không trung thực (ví dụ màu trắng mình tưởng là vàng), đêm tối lái xe, đèn phía trước chiếu vào mắt mình lóa không thấy rõ. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ khám thấy những thay đổi đó và sẽ có những biện pháp thích hợp để chữa trị (như cho đeo kính để điều chỉnh khúc xạ mắt (refraction correction), giải phẫu hay cho thuốc trị chứng cườm nước làm cao áp suất trong mắt, ngăn chặn những tổn thương có thể xảy tới cho mắt, giải phẫu lấy cườm và thay thế bằng thấu kính nhân tạo/artificial lens, giúp tránh tai nạn cho người lái xe).

2/20/19

DINH DƯỠNG

Bác sĩ Stephen Mak
Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.
Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.
Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.
Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

5/23/18

NHỮNG BỆNH... VÔ DUYÊN!

BS  Ðỗ Hồng Ngọc

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên.

Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364).

Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"! Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).

5/11/18

Lợi, hại của thực phẩm sản xuất bằng cấy ghép gen

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

Một sản phẩm GMO bày bán tại tiểu bang Vermont có dán nhãn GMO.

Ta nhớ rằng trong một tế bào, đơn vị DNA mang tất cả tính di truyền của sinh vật đó. Mà DNA của mỗi sinh vật đều khác nhau về mạnh hay yếu, tốt hay xấu.. Cho nên khi cấy DNA vào tế bào sinh vật khác, ta có thể thay đổi cấu trúc cũng như phẩm chất của sinh vật đó. Đó là nguyên tắc sản xuất thực phẩm do ghép di thể..

“Bà nó ơi, đi chợ nhớ mua cho tôi quả dưa hấu nhé. Trời nắng ăn dưa để tủ lạnh đã khát lắm bà nó ạ. Nhưng mua loại tự nhiên ấy nhé. Mấy thứ do cấy ‘gin giung’ gì đó ăn vào chẳng tốt gì đâu.”

Sao lại có chuyện phân biệt thực phẩm “tự nhiên” với thực phẩm “ghép di thể ” (gen) như vậy nhỉ?

11/2/17

NHÂN SÂM

ginseng

Ngày xưa, có một tiều phu sống ở ven rừng với một đứa con còn nhỏ. Mỗi ngày, khi vào rừng đốn củi, người cha để cho đưa bé một nắm cơm để ăn. Thế nhưng không hiểu vì sao, tuy ăn uống đạm bạc như vậy mà đưa trẻ rất hồng hào khỏe mạnh. Người cha mới hỏi đứa trẻ hàng ngày ăn uống những gì thì đứa trẻ nói là cơm của nó hôm nào cũng bị khỉ trong rừng đến cướp mất. Gã tiều phu sinh nghi, nên một hôm đứng rình thì thấy quả nhiên cơm của đứa nhỏ bị khỉ lấy đi thật. Thế nhưng một lúc sau lại có một đứa trẻ bụ bẫm ở đâu không biết đến chơi với nó. Người cha liền đưa cho con một sợi chỉ đỏ và dặn con khi đứa trẻ ra về thì buộc vào tay nó. Đứa trẻ làm theo lời cha và người cha đi lần theo sợi dây thì gặp một loại cây có là hình năm cánh, có quả màu đỏ. Ông ta đào lên được một cái củ trông giống như người. Chính cái củ này mỗi ngày hiện ra đến chơi với thằng bé và truyền cái sinh lực của nó cho đứa trẻ. Đó là truyền thuyết về củ sâm theo truyện cổ tích.

8/16/17

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer

Hình minh họa: John Moore/Getty Images)

Hiện tượng mất trí nhớ thật ra không phải là một chứng bệnh, nhưng phải hiểu là một hội chứng bao gồm các vấn đề khó khăn trong việc nhớ và suy nghĩ. Có nhiều nguyên do hay bệnh trạng đưa đến tình trạng mất trí nhớ (dementia), mà bệnh Alzheimer chỉ là một trong những nguyên nhân ấy. Người bị tai biến não hay bị tiểu đường không kiểm soát cũng làm cho mất trí nhớ. Sự mất trí nhớ có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra cho người già nhiều hơn, gây khó khăn cho chính đương sự và người thân khi phải săn sóc họ.

8/1/17

Công ty Verily sắp thả 20 triệu con muỗi để tiêu diệt bệnh Zika

Tất nhiên là với mục đích tốt rồi. Đây được cho là một trong những cách rất hiệu quả để tiêu diệt dịch bệnh gần nhất với con người: Zika.

Google đến nay vẫn là một trong những tập đoàn công nghệ đứng đầu thế giới, với rất nhiều dự án và mục tiêu thay đổi bộ mặt thế giới công nghệ của con người.

Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng Google chỉ là một nhánh của Alphabet (có thể gọi đây là công ty mẹ cũng được). Và mục tiêu của Alphabet thì còn phải hướng đến tình hình trong thế giới thực nữa, như việc giảm thiểu nguy cơ lan truyền các dịch bệnh nguy hiểm.

6/5/16

4 đột phá mới trong y học giúp cứu sống hàng triệu sinh linh trên thế giới

13/05/2016

Qua thời gian, con người đã nghĩ ra những ý tưởng mang tính đột phá, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong của nhân loại.

Trong lịch sử loài người, đã từng có những phát minh đóng vai trò "cứu rỗi" cả thế giới. Đơn cử như penicillin của Alexander Fleming - thuốc kháng sinh đã cứu hàng triệu người khỏi "án tử" mang tên nhiễm trùng. Hay như hormone insuline của Frederick Banting - thứ biến tiểu đường từ một căn bệnh gây "chết dần chết mòn" trở nên quá tầm thường.

Con người ngày nay vẫn vậy, vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi và thực hiện những nghiên cứu nhằm phục vụ nhân loại. Và trong video dưới đây sẽ là 4 phát minh có tiềm năng gây nên một cuộc cách mạng lớn cho nền y học thế giới, đồng thời có khả năng lật đổ vị thế "cứu rỗi" của penicillin. 

Nếu vẫn chưa thoả mãn, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để thấy rõ sự "vi diệu" của những phát minh này.

12/5/15

FDA CHẤP THUẬN CÁCH TRỊ UNG THƯ MỚI

WASHINGTON DC (NV) – Cơ quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm (FDA) tuần qua lần đầu tiên chấp thuận cách chữa trị ung thư mới, chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà không đụng đến tế bào bình thường.

Theo báo Guardian, chiến lược chữa ung thư mới mà theo các nhà chuyên môn, giúp bệnh nhân tránh khỏi sự hành hạ cơ thể của phản ứng phụ do việc hóa trị hay xạ trị.

Hóa trị và các phương pháp chữa trị ung thư hiện nay là tàn bạo, trong khi không ảnh hưởng mấy đến tế bào ung thư mà lại làm kiệt quệ cơ thể của bệnh nhân.

8/20/15

Các phương pháp chụp hình để chẩn bệnh

BS. Hồ Ngọc Minh

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health.

Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility.

Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708.
1. X-rays (X-quang ) là gì?

Để hiểu X-quang là gì, trước hết hãy tìm hiểu khái niệm về “sóng điện từ trường” (electromagnetic wave, electromagnetic radiation).

Image result for x ray

2/15/15

Lần đầu tiên “xóa sổ” vi rút HIV khỏi tế bào của người

Các nhà khoa học đã tìm ra cách xóa sổ vi rút HIV khỏi bộ gen của người bằng cách sử dụng một enzym để cắt nhỏ chúng.

virut-30115-07908

Một khi HIV xâm nhập vào tế bào người, nó sẽ ở lại đó mãi mãi. Vi rút “chèn” vĩnh viễn bộ gen chết người của nó vào DNA của nạn nhân, khiến họ phải điều trị suốt đời để giữ tính mạng.

10/15/14

Bác sĩ từng chiến thắng Ebola truyền máu cho Nina Phạm

Bác sĩ Kent Brantly, người từng vật lộn để chiến thắng bệnh Ebola và cho máu để điều trị các bệnh nhân, đến Texas để hiến máu cho Nina Phạm, cô y tá gốc Việt 26 tuổi.

yyy-jpg-7000-1413258082.png

Bác sĩ người Mỹ nhiễm virus Ebola tại Liberia, Kent Brantly (trái), người chiến thắng căn bệnh này, hy vọng giúp cô qua khỏi. Ảnh: AP

NBC News dẫn lời Jeremy Blume, phát ngôn viên của tổ chức cứu trợ Samaritan’s Purse, nơi Kent Brantly đang làm việc, cho biết ông Brantly đã tới Dallas hôm 12/10 để hiến máu cho Nina Phạm, y tá của một bệnh viện tại bang Texas.

Y tá này nhiễm virus Ebola khi đang điều trị cho một người đàn ông Liberia mang virus Ebola đến Mỹ và qua đời tại Bệnh viện Presbyterian Dallas tuần trước. Cô là trường hợp đầu tiên nhiễm Ebola trong nước Mỹ.

Đại diện gia đình y tá Phạm trước đó cũng cho biết mẹ của Phạm thông báo con gái mình đang được truyền máu từ một bệnh nhân từng nhiễm Ebola. Các nhân viên y tế đang cố gắng xác định xem Phạm nhiễm virus bằng cách nào, trong khi vai trò của cô trong việc chữa trị người đàn ông Liberia trên vẫn chưa được tiết lộ.

Người phát ngôn của gia đình y tá gốc Việt cũng cho hay Phạm vẫn khỏe và đang được điều trị tốt. Hôm qua, Phạm được thông báo hiện trong tình trạng "ổn định". Các chuyên gia hy vọng những kháng thể trong máu của bác sĩ Brantly sẽ khởi động phản ứng miễn dịch với Ebola của Phạm.

Tiến sĩ Brantly, nhiễm Ebola hồi tháng 7 trong khi đang điều trị cho các bệnh nhân ở Liberia, cũng hiến máu để điều trị cho ít nhất hai người khác là: tiến sĩ Rick Sacra, một công dân Mỹ nhiễm virus chết người ở Liberia, và quay phim của NBC News Ashoka Mukpo, nhiễm bệnh trong lúc đưa tin về đại dịch này ở Tây Phi. Sacra được điều trị tai Trung tâm Y tế Nebraska, trong khi Mukpo cũng nhập viện gần đây.

Minh Phương

11/7/13

Thức khuya mới biết đêm dài...

Một ngày đẹp trời, tự dưng người chồng chung sống cùng mình gần một phần tư thế kỷ bỗng nhìn mình và nói, “Chị mới qua Mỹ mà lái xe giỏi quá há!” thì mình cảm thấy như thế nào đây?

Tôi đã sửng sốt. Ngỡ rằng anh nói đùa.

Nhưng đó là sự thật.

Sáu năm qua, kể từ ngày chồng tôi ngã bệnh, vừa là “dementia” - một dạng của bệnh mất trí nhớ Alzheimer, vừa là “Parkinson” dạng cứng đờ người, lại vừa có nước trong não, tôi đã bỏ hẳn việc đi làm để ở nhà chăm sóc cho anh.

Thế nhưng

Ðiều đau khổ nhất là khi mình làm tất cả mọi chuyện, không còn nghĩ gì được đến bản thân, mà chồng lại không biết mình là ai hết.

8/3/13

Chữa bỏng ( phỏng ) cấp thời

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra   trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị  phỏng dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn   bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .

Có một người bị phỏng  nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút,   sau đó đập hai quả trứng lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một  lớp màng. Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp  này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều   thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị  đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi  thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại  bình thường! 
Chỗ phỏng đã hoàn  toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhờ (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.

7/25/13

Biến dạng Rau Quả, sau tai nạn cũa lò Hạch nhân Fukushima Nhật Bản

 

1

Some people don't worry about the safety of food grown near the Fukushima reactors, two years after a nuclear<br /> disaster<br /> occurred, but others have begun to question the food and plants that have sprung up since the blast. Some people are still afraid of radioactive contamination, while Japan's government insists the food supply is safe. <br />I'd say the food has gone bad and should probably be avoided at all costs.

Hai năm, sau biến cố Lò Hạch Nhân tại Fukushima Nhật Bản. Nhiều người đã đặt Dấu Hỏi  về những sự biến dạng kỳ quái đối với các loại cây trái trong vùng ; Mặc dù, chính quyền và các cơ quan chức năng đã trấn an dân chúng rằng : Các loại thực phẩm vẫn an toàn.

Tôi có thể cho rằng, thực phẩm trong vùng, đã đi đến chỗ không an toàn và  có lẽ bằng mọi giá chúng ta cần nên tìm cách loại bỏ đi. ( theo :Bob on Tapiture ).