Showing posts with label Nhân vật. Show all posts
Showing posts with label Nhân vật. Show all posts

9/28/15

Ông Robert L. Funseth, ân nhân của HO vừa qua đời

Ngoc Lan/Nguoi Viet - September 25, 2015

Di ảnh ông Robert L. Funseth

AUDIO

“Ông Robert L. Funseth, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và được xem như là một ân nhân của chương trình H.O vừa mất sáng nay, Thứ Sáu ngày 25 Tháng Chín, 2015 lúc 10 giờ 20 tại bệnh viện ở Arlington, Virginia. Hưởng thọ 89 tuổi”.

Bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nói với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, sau khi chứng kiến linh mục làm lễ và thi hài ông Robert Funseth được đưa đến nhà quàn.

Ông Robert Funseth, từng là phát ngôn nhân cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời gian cuộc chiến Việt Nam diễn ra. Đặc biệt, khi đang làm Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông là người “được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt Nam theo chương trình Ra Ði Có Trật Tự (ODP),” theo lời ông nói với đài RFA vào năm 2005.

                           Ông Robert Funseth (ngồi), phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, và các nhân viên tại Việt Nam,

                          vận động thả tù nhân chính trị. (Hình: vietnam.ttu.edu)

Với nỗ lực không ngừng của ông Funseth, sau bảy năm, kể từ năm 1982, chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã ký xong bản thỏa hiệp vào ngày 30 Tháng Bảy năm 1989 đồng ý đưa 300,000 tù nhân chính trị, những cựu quân nhân VNCH cùng gia đình họ, đến định cư tại Hoa Kỳ theo Chương trình H.O (Humanitarian Operation).

***

Nói về nguyên nhân cái chết của ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho biết: “Ông mất chính là vì bệnh già. Khi vợ ông qua đời hồi đầu năm 2015, thì ông cũng yếu dần, chứ không bệnh gì. Vợ chồng ông Funseth chỉ có một con trai nhưng đã mất lâu rồi.”

“Nơi ông Funseth ở có những người hàng xóm rất tốt. Hai, ba ngày họ không thấy ông ra lấy báo trước cửa, nên gọi cảnh sát và báo cho người em trai ông ở New York biết. Khi cảnh sát đến nhà mới biết ông té nằm trên sàn cả ba ngày rồi, vậy mà ông vẫn sống. Người ta mang ông vô nhà thương,” bà Thơ cho biết.

Cũng theo lời bà, "tôi có hứa với ông bà Funseth là tôi sẽ thay mặt cho tất cả tù nhân chính trị chăm sóc ông bà khi họ đau ốm.”

Thế nên ngay sau khi từ Việt Nam trở về, được em trai ông Funseth báo tin cho biết, bà Khúc Minh Thơ đã có mặt mỗi ngày tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị.

Bà cũng cho biết, hôm Thứ Ba vừa qua, ông Funseth đã yêu cầu bệnh viện tháo ống trợ thở để ông được “ra đi tự nhiên.”

Nói về ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho rằng, “Tất cả tù nhân chính trị và cả bản thân tôi đều coi ông Funseth như một người ơn mà không cách gì trả ơn nổi. Đó là người đã cứu rỗi linh hồn những người tù nhân chính trị, những người HO.”

Bà Thơ kể, “Tôi vẫn nhớ khi tôi vào nhà thương thăm ông, ông tỉnh lại nói chuyện với tôi suốt hai tiếng đồng hồ. Ông cứ sợ không gặp lại tôi. Tôi có nói ông không hề cô độc, dù vợ con ông đã mất, nhưng ông vẫn còn tụi tôi, tụi tôi hứa sẽ chăm sóc cho ông.”

“Ông nhắc, ông nhớ, ông nói thao thao về những kỷ niệm, về những người tù nhân chính trị. Ông thương họ lắm. Cho đến lúc gần chết mà ông còn nói với tôi câu như thế này: Nếu bà không để tâm, thì cho phép tôi để hình tôi trên bàn thờ của bà.”

“Vì sao biết không? Vì ông muốn khi nào những người tù chính trị ngày xưa có đến thăm tôi thì cũng sẽ gặp ông luôn. Vì ông đâu có gia đình. Ông chỉ có người em và hai người cháu lại không ở gần đây,” bà Khúc Minh Thơ giải thích tâm nguyện của ông.

Cũng theo bà Thơ, “Trong nhà ông Funseth, dưới tầng hầm, có một thư viện, nơi đó ông cất giữ rất nhiều món quà của những người tù nhân chính trị, của những hội đoàn tặng cho ông.”

Bà kể thêm, “Trong nhà thương, ông nhắc đủ thứ, nhớ kỹ đủ thứ. Nhớ lại những lúc tôi làm việc với ông. Nhắc lại lúc ông đi ký thỏa hiệp, ông về kể với tôi khi sang Việt Nam ký thì bên Việt Nam đâu có đồng ý tất cả các điều khoản đưa ra, vẫn còn một số điểm họ không chịu ký. Trong khi những người trong phái đoàn cảm thấy như vậy là cũng được, thì ông lại luôn nhớ câu tôi dặn trước khi ông rời khỏi Bộ Ngoại Giao để lên máy bay đi, là 'ông làm bằng cách nào tôi không biết, nhưng ông phải yêu cầu họ ký hết các thỏa hiệp đó mới được.' Tôi nói là nói vậy thôi chứ làm sao buộc ông như vậy được. Mọi chuyện khó khăn lắm chứ. Vậy mà đêm đó, ông kể, 1 giờ khuya ông ngồi dậy đọc kinh cầu nguyện cho Việt Cộng ký hết những điều khoản còn lại để cho gia đình tù nhân chính trị được yên lòng.”

“Sáng hôm sau, khi phái đoàn của ông đi ăn sáng trước khi chuẩn bị trở về Mỹ, thì ông Vũ Khoan là người đại diện phía Việt Nam ký thỏa hiệp đó tiến đến nơi ông Funseth, và nói phía Việt Nam đồng ý ký hết những điều khoản còn lại. Ông nói ông mừng hết lớn. Khi ông đến phi trường Bangkok gọi về cho bà Funseth, kêu bà báo tin cho tôi biết,” bà Thơ tiếp tục kể về người ơn của chương trình H.O.

Bà Khúc Minh Thơ còn cho biết, ông Funseth, trong những ngày nằm bệnh viện, đã nói nguyện vọng muốn được bà Thơ “làm cho ông một buổi Funseth's Day.”

“Tôi nói ông cố gắng khỏe lại thì sẽ tổ chức, dự định cũng đúng vào dịp 30 Tháng Bảy. Giờ ông đi rồi, nhưng tôi nghĩ tôi cũng sẽ làm ngày đó cho ông, trong một hình thức nào đó,” bà nói.

Chia sẻ về cảm xúc của một người thân thiết với ông từ 30 năm qua, bà Khúc Minh Thơ cho biết, “Ông ra đi tôi buồn nhưng cũng vui cho ông, vì ông vẫn thường nói ông nhớ vợ ông, con ông, ông cứ mơ thấy họ. Thì thôi coi như ông đã được đoàn tụ với vợ con mình. Nhớ về ông, điều cảm động nhất với tôi là việc ông cầu nguyện trong đêm để cho tất cả các điều khoản trong bản thỏa hiệp được ký hết.”

3/27/15

Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa CS tại Singapore

Trần Trung Đạo


Lý Quang Diệu, một lần, thừa nhận đã có can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân nhưng như ông biện luận “Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”. Đúng thế, lịch sử Singapore hiện đại đã chứng minh một cách hùng hồn rằng Lý Quang Diệu có lẽ là lãnh đạo có lập trường quốc gia duy nhất không những tồn tại mà còn xóa bỏ được cả một hệ thống CS tại Singapore và đưa đất nước ông thăng tiến vượt lên trên phần lớn nhân loại...

3/24/15

"Lời từ biệt cuối cùng"

           (Lý Quang Diệu)
- Toàn văn bài điếu văn cảm động được cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đọc trong lễ tang vợ ông, bà Kha Ngọc Chi, vào ngày 6/10/2010.
LTS: Những ngày gần đây, tình hình sức khỏe ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore đang là tâm điểm chú ý của truyền thông châu Á, sau khi ông phải nhập viện cấp cứu vì viêm phổi nặng, nay Ông từ giã cỏi đời.

3/15/15

Giở Lại Hồ Sơ Của Điệp Viên Mỹ, Edward Snowden Đã Từng Gây Sóng Gió Cho Cả Thế Giới

1* Mở bài
Ngày 3-3-2015, truyền thông quốc tế đưa tin, cựu điệp viên Edward Snowden, đã có một thời làm rung động nước Mỹ và cả thế giới, có ý định muốn trở về Mỹ nếu được xét xử công bằng.
Trang mạng Sina trích lời của luật sư người Nga, Anatoly Kucherena, trong buổi họp báo cho biết: “Ông ấy mong muốn được trở về Mỹ nếu được xét xử công bằng và chúng tôi đang làm mọi việc để biến nó thành hiện thực”.
Snowden không muốn sống trên quê hương của mình nên quyết định đến sống ở Hồng Kông anh cho biết: “Tôi không muốn sống trong một xã hội mà mọi thứ tôi làm, tôi nói đều bị ghi lại.”

3/13/15

ĐỒNG VĂN KHUYÊN Vị Nội Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

unnamed

      Người nuôi quân

Chiến tranh Việt Nam thực sự khốc liệt nhất trong 10 năm cuối cùng từ 1965 đến 1975.

Trong suốt thời gian khói lửa trên toàn thể miềnNam, mọi quyết định hành quân quan trọng nằm trong tay các tư lệnh quân đoàn kiêm tư lệnh Vùng theo chỉ thị trực tiếp từ tổng thống.

unnamed1

10/20/14

MALALA YOUSAFZAI : NGUỒN CẢM HỨNG CỦA GIỚI TRẺ

Blog / Nguyễn Hưng Quốc

http://www.voatiengviet.com/content/malala-yousafzai-nguon-cam-hung-cho-gioi-tre/2481254.html

"Ở tuổi 17, Malala Yousafzai là người nhận giải Nobel hòa bình trẻ nhất trong lịch sử hơn trăm năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này"

image

Ngày 9 tháng 10 năm 2012, trên một chiếc xe buýt, Malala Yousafzai (sinh năm 1997) và các bạn cùng nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo. Vừa mới thi cuối học kỳ, ai cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành phố Mingora, Pakistan thì có hai người đàn ông cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: “Đứa nào là Malala Yousafzai?” Mọi người đều im lặng, nhưng một cách tự phát, một số em quay nhìn Malala. Theo hướng mắt ấy, hai tên sát thủ nhận diện ra ngay được Malala. Không nói không rằng, một tên giơ súng lên, chĩa thẳng vào em. “Đoành! Đoành”. Hai phát súng vang lên khô khốc. Một phát trúng đầu và một phát trúng cổ. Sẵn trớn, tên sát thủ bấm cò, bắn thêm hai phát nữa vào đám bạn của Malala khiến hai em bị thương. Xong, chúng xuống xe. Và tẩu thoát.

4/13/14

KẾ SÁCH TUYỆT DIỆU CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM: TRỤC XUẤT NGƯỜI PHẢN KHÁNG.

Chu Tất Tiến.

Aleksandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1970, tác giả của nhiều cuốn sách lẫy lừng như “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” (One Day in the Life of Ivan Denisovich) và “Quần Đảo Ngục Tù” (The Gulag Archipelago) đã là một nạn nhân của chính sách độc tài Sô Viết. Ông bị tù 8 năm về việc viết văn chống lại chính sách diệt chủng của Liên Xô. Tháng 3 năm 1953, sau khi mãn hạn tù, ông lai phải đi đầy ở Kok-Terek, miến Đông Bắc Kazakhstan. Ở đó, ông bị bệnh ung thư nặng tưởng như sắp chết, nhưng vì tên tuổi ông đã vượt quá ranh giới quốc gia, nên nhà cầm quyền phải gửi ông đi chữa trị tại Tashkent, nơi đây với kỹ thuât cao, đã cắt bỏ khối ung thư thành công. Năm 1970, ông được Giải Nobel về Văn Chương, nhưng ông không được đi nhận giải này, đến mãi năm 1974, sau khi ông bị “trục xuất” ra khỏi nước Nga, ông mới được lãnh giải này. Năm 1990, một năm trước khi chế độ Liên Bang Sô Viết sụp đổ, ông được Nhà Nước Liên Xô gọi để trả quyền công dân, tuy nhiên, mãi đến 1994, ông mới trở về Nga với bà vợ, Natalia, người mà sau đó đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Nhà văn chiến đấu thiên tài này mất năm 2008, vào tuổi 89. Suốt thời gian ở nước ngoài, Solzhenitsyn không sáng tác được tác phẩm nào vượt qua hai cuốn truyện lừng danh khi trước, và tên tuổi ông cũng chìm dần trong sự lãng quên của thiên hạ.

3/27/14

Sự thật bất ngờ về cuộc đời danh họa Pablo Picasso

- Tên đầy đủ của Picasso có tất cả 23 từ. Lúc mới ra đời, bà đỡ tưởng Picasso bị chết yểu. Khi đi học, Picasso là một học sinh vô kỷ luật và thường bị đuổi ra khỏi lớp… Đó là một vài sự thật thú vị về danh họa người Tây Ban Nha.

Tên đầy đủ của Picasso có tất cả 23 từ

Sự thật bất ngờ về cuộc đời danh họa Pablo Picasso

Picasso từng được rửa tội và đặt tên là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Martyr Patricio Clito Ruíz y Picasso. Cái tên rất dài này bao gồm tên của nhiều vị thánh và tên của một số họ hàng thân thiết với gia đình. “Picasso” thực tế là tên họ thừa hưởng từ mẹ - bà Maria Picasso y Lopez. Tên của cha Picasso là Jose Ruiz Blasco.

2/13/14

Tài tử Châu Nhuận Phát tặng 130 triệu USD cho người nghèo

Nổi tiếng suốt hơn 20 năm qua, vì không có con cái nên Ngọc Hoàng của “Đại náo thiên cung” tặng hết 99% số tiền anh kiếm được cho những người cần giúp đỡ.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo và có người cha ham mê cờ bạc, Châu Nhuận Phát nếm trải mọi vất vả, cơ cực nên dễ đồng cảm với những người khốn khổ chạy gạo từng bữa. Chính vì vậy, anh không giấu ý định sẽ dùng gần trọn gia tài của mình, ước tính hơn 1 tỷ đô la HK (khoảng 130 triệu USD) để giúp đỡ cho người nghèo. Anh chỉ dành lại 1% cho cuộc sống hai vợ chồng.


Lấy nhau 28 năm nhưng vợ chồng Châu Nhuận Phát không có con
nên anh muốn tặng hết gia tài cho người nghèo.

2/6/14

Bill Gates thoái vị, Microsoft có CEO mới

Hãng phần mềm Mỹ đã tìm được người kế nhiệm CEO Steve Ballmer sau nhiều tháng tìm kiếm. Người ngồi vào "ghế nóng" là Nadella - một công thần của Microsoft.

Microsoft vừa chính thức thông báo bổ nhiệm ông Satya Nadella làm Giám đốc điều hành mới, kế nhiệm cho cựu CEO Steve Ballmer. Bên cạnh đó, đồng sáng lập Bill Gates cũng sẽ rời ghế chủ tịch tập đoàn và đóng vai trò cố vấn. Thay Bill Gates sẽ là John Thompson, một thành viên trong Ban giám đốc.

Sau nhiều tháng lựa chọn và cân nhắc giữa hàng chục các ứng viên, Satya Nadella là cái tên được Microsoft chọn lựa. Trước đó, nhiều hãng thông tấn trong đó có Reuters khẳng định chiếc "ghế nóng" sẽ chỉ được trao cho một trong ba ứng cử viên "người ngoài" gồm Chủ tịch hãng xe hơi Ford - Alan Mulally, cựu CEO Nokia - Stephen Elop, và cựu CEO Skype - Tony Bates.

Tân CEO của Microsoft là người có hơn 20 năm cống hiến cho tập đoàn. Ảnh: Microsoft.

12/28/13

Việt Dzũng, Anh buồn Em...

Tập tễnh vào đời bằng đôi nạng gỗ, em xuất hiện trong sân trường Taberd như một kẻ tật nguyền chỉ có một trong hơn một ngàn học sinh. Thỉnh thoảng trong sân trường, đây đó có vài học sinh mù, được các Frere nuôi dưỡng và dắt đi học.

Học sinh Taberd quen với các học sinh mù, nhưng chua quen với học trò có đôi nạng gỗ. Đám học trò luôn chạy theo em để trêu chọc anh học trò mới bước vào lớp Onzieme (lớp một) này. Sự việc trêu chọc này làm cho các Sư huynh Trường Taberd nhức đầu. Có lúc em bị xô ngã trong trận bão cười của đám học sinh.
Lúc ấy anh đã bước vào khu Trung Học nhưng hình ảnh của em đã làm cho anh tò mò...Nhưng rồi tên học trò bụ bẫm với khuôn mặt bầu bĩnh đã dần dần thu phục được tình cảm của đám con nít phá phách. Chỉ thời gian ngắn, em đã hoà nhập chạy chơi với đám đông bằng đôi nạng gỗ. Những thằng chọc phá em nhiều nhất bây giờ lại là những người bạn yêu thương em nhất...

12/23/13

Nam Lộc nói về sự ra đi của Việt Dzũng

Kính thưa quý anh chị và các bạn,

Trước hết tôi xin thành thật cám ơn sự thăm hỏi của quý anh chị và các bạn trong những giờ phút vừa qua, và xin phép được trả lời chung qua một vài dòng tâm sự dưới đây:
Sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Việt Dzũng là một mất mất rất lớn lao đối với tôi khi mà người bạn đồng hành của mình trong suốt hơn 30 năm qua trên con đường văn nghệ, vận động cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do, dân chủ là nhạc sĩ Việt Dzũng đã không còn nữa.

12/21/13

Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời vì bệnh tim tại California

Nhạc sĩ Việt Dzũng (Ảnh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Nhạc sĩ Việt Dzũng (Ảnh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Ca sĩ - nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời vì bệnh tim hôm 20 tháng 12 tại Fountain Valley, bang California, ở tuổi 55.
Truyền thông báo chí của cộng đồng người Việt ở bang California loan tin rằng sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ tài hoa này làm nhiều người bàng hoàng, thương tiếc và thậm chí còn không tin là sự thật.
“Sự ra đi của nhạc sĩ tài hoa này làm chấn động cộng đồng người Việt tị nạn,” báo Người Việt Online nói, “không chỉ tại Little Saigon mà còn ở khắp nơi trên thế giới.”
Ðài phát thanh Radio Bolsa, nơi ông Việt Dzũng đã làm việc gần 20 năm qua, nói sự ra đi của nhạc sĩ tài hoa này là “một mất mát lớn của đài Radio Bolsa, giới truyền thông, giới nghệ sĩ và cả cộng đồng người Việt nói chung.”
Báo Người Việt Online trích lời nữ Dân biểu Loretta Sanchez của Ðịa hạt 46 nói rằng: “Cá nhân tôi được biết ca-nhạc sĩ Việt Dzũng trong vai trò nhà hoạt động nhân quyền, một người bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho tự do và dân chủ của Việt Nam".
Một trong những sáng tác của nhạc sĩ Việt Dzũng được nhiều người nhắc đến là nhạc phẩm “Một Chút Quà Cho Quê Hương” trong tuyển tập nhạc “Kinh Tị Nạn” năm 1983.
Nhạc sĩ Việt Dzũng còn là cộng tác viên của đài truyền hình SBTN và là MC trong các chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia. 
Nguồn: Người Việt Online, Thời Báo

12/7/13

Thêm một trí thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

 Toàn cảnh khai mạc kỳ họp Quốc hội Việt Nam tháng 5/2013 - Reuters

Toàn cảnh khai mạc kỳ họp Quốc hội Việt Nam tháng 5/2013 - Reuters

Thanh Phương

Tiếp theo sau luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Phạm Chí Dũng, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đắc Diên, cũng tại Sài Gòn, vừa công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một thông báo đề ngày 06/12/2013, gởi cho trang mạng Bauxite Việt Nam, bác sĩ Nha khoa ở Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình từng là cơ sở Cách mạng ở nội thành, tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

12/6/13

Nhà báo Phạm Chí Dũng: 'Đảng chỉ còn mang bóng hình của các nhóm lợi ích'

 

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

DR

Thụy My

Sau luật gia Lê Hiếu Đằng, tối qua 05/12/2013, nhà báo tự do đồng thời là nhà bình luận tên tuổi, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đã viết bức tâm thư từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Kèm theo đó là hành động cụ thể với lá đơn xin ra đảng gởi đến nơi đang làm việc là Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

12/5/13

Lãnh đạo quốc tế tưởng nhớ Mandela

 

Nelson Mandela là một trong những chính trị gia được kính trọng nhất trên thế giới

Người dân Nam Phi đang tập trung tại Johannesburg và Soweto để bày tỏ lòng tiếc thương với cố tổng thống Nelson Mandela, người qua đời hôm thứ Năm 5/12 ở tuổi 95.

Các đám đông đang tưởng niệm và múa hát trước cửa nhà cũ của ông Mandela tại Soweto trong suốt đêm qua.

10/5/13

Câu chuyện của 'Nàng lọ lem Phố Wall'

 

Đến Mỹ khi mới 6 tuổi, là con một người phụ nữ đơn thân nghèo khó, thế nhưng nhờ sự quyết tâm và bản lĩnh Jenny Tạ bước vào thị trường tài chính thế giới ở Phố Wall, trở thành một triệu phú có trong tay 2 công ty chứng khoán của riêng mình, phát triển số tài sản của công ty lên trên 250 triệu USD. Và thành công của Jenny Tạ không dừng lại ở đó khi mới đây chị đã có một cuộc lấn sân đầy ngoạn mục sang mảng truyền thông xã hội…

Câu chuyện của “Nàng Lọ Lem Phố Wall”

Người phụ nữ sở hữu 2 công ty chứng khoán tại Mỹ

5/16/13

Vẻ đẹp hút hồn của nữ Thủ tướng Thái Yingluck

Theo Vovnews| Thứ hai, 06/05/2013 18:19 Chúng ta đã quen thuộc với những bức hình quý phái của Yingluck Shinawatra mỗi lần bà xuất hiện trước công chúng trong nước, đi công du quốc tế hay đón tiếp các đoàn nước ngoài. Mới đây, trang web Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc công bố những bức ảnh cho thấy thêm một Yingluck đời thường, với vẻ ngoài trẻ trung yêu kiều. Theo Wikipedia tiếng Việt, bà Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967, là con út trong đại gia đình người Thái gốc Hoa gồm 9 anh chị em. Năm nay 45 tuổi, bà hiện là Chủ tịch đương nhiệm của Công ty Bất động sản SC Asset Co., Ltd. có trụ sở tại Bangkok, và là em gái út của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Tháng 5/2011, Đảng Pheu Thái, đảng đối lập trong Quốc hội Thái Lan đề cử bà Yingluck là ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng nếu họ thắng cử vào cuộc Tổng tuyển cử cùng năm. Kết quả chính thức của cuộc bầu cử cho thấy đảng của bà giành được 265 ghế trên tổng số 500 ghế tại Quốc hội Thái Lan, quá bán để hình thành một chính phủ đa số. Ngày 5/8/2011, bà Yingluck được Quốc hội Thái Lan (Hạ viện) bầu làm Thủ tướng với 296/496 phiếu thuận (3 phiếu chống).

3/29/13

Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trần Hồng

Chiến Sĩ Trần Hồng không xa lạ gì với đồng hương Người Việt Tỵ nạn khắp năm châu, qua những pha rất ngoạn mục làm csvn phải điên đầu, Chiến Sĩ Trần Hồng một mình toan hạ bệ tượng Hồ Chí Minh trong một công viên cạnh Paris, tuy thất bại, nhưng đã làm csvn hết vía, và nhiều lần ông vào xịt sơn lên tượng Hồ, và một lần khác, ông mướn xe ủi đất lái đâm thẳng vào hang ổ csvn , ủi sập cổng toà đại sứ cộng sản Việt Nam tại Paris, lại một lần nừa làm csvn khiếp đảm, vụ này ông chỉ bị Pháp tù 28 ngày, lần khác trương cờ vàng ba sọc đỏ trên tháp Ép Phen, và tại Hoa Kỳ trương cờ vàng VNCH trên tượng Nữ thần Tự do tại Nữu Ước.

Chiến sĩ Trần Hồng vừa từ trần lúc 20 giờ ngày 26-03-2013 tại Paris, Sự ra đi về cõi Vĩng Hằng của Chiến Sĩ Trần Hồng để lại tiếc thương và đau buồn cho Gia Đình cũng như người Việt tỵ nạn csvn tại Pháp cũng như khắp nơi trên thế giới. Clip vidéo này như là lời chia buồn và Thành Kính Phân Ưu cùng tang quyến và để Tưởng Niệm người Chiến Sĩ kiên cường đấu tranh chống bạo quyền cộng sản Việt Nam.

3/28/13

Từ Rosa Parks đến Nguyễn Đắc Kiên

Tháng 3 25, 2013

Đinh Từ Thức

Cùng ngày 27 tháng 2, 2013, có hai nguồn tin phát xuất từ hai nơi cách nhau nửa quả địa cầu, nhưng xem chừng rất gần nhau:

- Tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Obama làm lễ cống hiến Tượng Vinh danh Rosa Parks.

- Tại Hà Nội, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhận quyết định “không còn tư cách là phóng viên báo Gia đình & Xã hội”.

Từ năm 1776, nước Mỹ đã có bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng thế giới mở đầu bằng câu thừa nhận mọi người sinh ra đều bình đẳng, tiếp theo là bản Hiến pháp năm 1791 kèm 10 tu chính được coi là đạo luật nhân quyền căn bản vẫn còn giá trị đến ngày nay. Nhưng một tuyên ngôn hùng hồn chứa đựng tinh thần cao cả với một hiến pháp bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người không đương nhiên thể hiện một chế độ tốt đẹp và một xã hội công bằng. Tuy có những văn kiện đẹp như vậy, nhưng gần một thế kỷ sau khi lập quốc, Tổng thống Lincoln đã phải chịu đựng cuộc nội chiến thiệt hại hơn sáu trăm ngàn người để giải phóng nô lệ, và thêm gần một thế kỷ nữa, học sinh da đen vẫn không được học cùng trường với học sinh da trắng, và người da đen vẫn không được ăn chung trong tiệm, hay ngồi chung với người da trắng trên xe bus.

Rosa Parks là một phụ nữ da đen làm nghề khâu vá. Vào tháng 12 năm 1955, bà Parks bị tài xế xe bus bắt đứng lên nhường chỗ cho người da trắng. Bà nhất định không chịu, ngồi chờ bị bắt. Và bà đã bị bắt đúng như chờ đợi. Thái độ can đảm của bà đã gây một phong trào phản kháng sâu rộng, không những trong hàng ngũ người da đen, mà được cả sự ủng hộ của những người da trắng yêu tự do và trọng sự công bằng. Phong trào đi đến thắng lợi, và cuối cùng, tượng bà Rosa Parks đã đứng chung với tượng George Washington tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào ngày 27 tháng 2, 2013 – cùng ngày tại Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc, vì đã can đảm lên tiếng chống lại người có địa vị cao nhất trong Đảng nắm độc quyền cai trị, là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.