10/7/22

Thư mục tham khảo tiểu sử tác giả Annie Ernaux

Dịch từ bản gốc của Tổ chức Nobel: https://www.nobelprize.org/ 


Biobibliography/Thư mục tham khảo tiểu sử tác giả Annie Ernaux) Phạm Văn Bân Fàn Wénbīn,范文彬- California, Oct..06, 2022 

Văn sĩ người Pháp Annie Ernaux sinh năm 1940 và lớn lên tại thị trấn nhỏ Yvetot, Normandy, nơi  cha mẹ của bà có một gian hàng tạp hóa và quán cà phê kết hợp. Hoàn cảnh của bà nghèo nhưng  đầy tham vọng, với cha mẹ tự kéo họ ra từ đời sống vô sản sang đời sống tư sản, nơi mà những ký  ức về sàn-gạch-nung-nứt-nẻ 1 không bao giờ phôi pha ngoại trừ chuyện chánh trị hiếm khi được  nhắc đến. Trong bài viết của bà, Ernaux luôn luôn thống nhất và từ các góc độ khác nhau để xem  xét một đời sống được đánh dấu bởi những chênh lệch mạnh mẽ về giới tính, ngôn ngữ và giai  cấp. Con đường viết văn của bà rất dài và khổ nhọc. 

Tác phẩm ký ức của bà về bối cảnh nông thôn nhanh chóng xuất hiện như là một dự án nhằm nỗ lực mở rộng ranh giới của văn chương ra ngoài tiểu thuyết hư cấu/fiction theo nghĩa hẹp. Bất chấp  phong cách cổ điển, riêng biệt của bà, bà tuyên bố rằng bà là một “nhân chủng gia cho chính  bà/ethnologist of herself” thay vì là một văn sĩ tiểu thuyết. Bà thường nhắc đến cuốn À la recherche  du temps perdu/Tìm kiếm thời gian đã mất của Marcel Proust, nhưng cũng nổi bật không kém là  bà đã có ấn tượng sâu sắc đối với xã hội gia như Pierre Bourdieu. Tham vọng xé toang bức màn  tiểu thuyết hư cấu đã dẫn Ernaux đến việc tái cấu trúc quá khứ một cách có phương pháp nhưng  cũng để nỗ lực viết một loại văn xuôi ‘thô’ dưới dạng nhật ký, ghi lại những sự kiện hoàn toàn bên ngoài. Chúng ta thấy điều này trong những cuốn sách như Journal du dehors/Nhật ký từ bên ngoài (1993; Exteriors, 1996) hay La vie extérieure/Bề ngoài đời sống 1993–1999 (2000; Things  Seen/Chuyện đã thấy, 2010). 

Tác phẩm đầu tay của Annie Ernaux là Les armoires vides/Những cái tủ trống rỗng (1974; Cleaned  Out/Dọn sạch, 1990), và ngay trong tác phẩm này, bà đã bắt đầu điều tra về lai lịch người Norman  của bà, nhưng phải chính cuốn thứ tư, La place/Nơi chốn (1983; A Man's Place/Nơi chốn của một  người đàn ông, 1992) mới thể hiện bước đột phá văn chương của bà. Trong 100 trang ít ỏi, bà tạo  ra bức chân dung vô cảm của cha bà và toàn bộ khuôn khổ xã hội về căn bản đã hình thành nên  ông. Bức chân dung sử dụng các nguyên tắc thẩm mỹ bị-kiềm-chế và thúc-đẩy-về-mặt-đạo-đức  đang phát triển của bà, tức là nơi mà phong cách của bà được rèn luyện một cách cứng rắn và rõ  ràng. Điều này đánh dấu một loạt tác phẩm văn xuôi tự truyện vượt trước thế giới tưởng tượng của  tiểu thuyết. Và ngay cả khi vẫn còn giọng văn kể chuyện, thì giọng đó vẫn trung lập và được ẩn  danh tối đa. Hơn nữa, Ernaux đưa vào những phản ứng về viết văn của bà, nơi bà tách mình ra  khỏi “thi ca ký ức” và cổ võ cho lối viết văn giản dị/une écriture plate: văn viết minh bạch có liên  hệ với người cha giúp bộc lộ thế giới và ngôn ngữ của ông. Khái niệm viết văn giản dị/une écriture  

1 Sàn-gạch-nung-nứt-nẻ/sàn-nhà-đất-tơi-tả dịch chữ beaten earth floors là sàn được làm bằng bụi bặm, đất thô hoặc  các vật liệu làm nền chưa được chế biến. Thời nay, sàn-gạch-nung thường được cấu tạo với hỗn hợp cát, rơm được  nghiền nhỏ và đất sét, trộn đến độ đặc sệt chắc chắn và rải bằng cái bay trên bề mặt phụ như bê-tông. An earthen floor,  also called an adobe floor, is a floor made of dirt, raw earth, or other unworked ground materials. It is usually  constructed, in modern times, with a mixture of sand, finely chopped straw and clay, mixed to a thickened consistency  and spread with a trowel on a sub-surface such as concrete.


plate có liên quan đến le nouveau roman/tiểu thuyết mới tại Pháp từ thập niên 1950s và nỗ lực  hướng tới điều mà Roland Barthes gọi là “zero degree of writing/không nên gắng viết.” Tuy nhiên,  cũng có một khía cạnh chánh trị quan trọng trong ngôn ngữ của Ernaux. Bài viết của bà luôn luôn  bị bao phủ bóng bởi cảm giác phản quốc chống lại giai cấp xã hội mà bà rời bỏ. Bà nói rằng viết  văn là một hành động chánh trị, mở tầm mắt của chúng ta về sự bất bình đẳng xã hội. Và vì mục  đích này, bà dùng ngôn ngữ như bà gọi là “một con dao/knife” để xé toang ra những bức màn của tưởng tượng. Với tham vọng có tính bạo lực nhưng trong sạch để tiết lộ sự thật, bà cũng là một  người thừa kế của Jean-Jacques Rousseau. 

Vài năm sau đó, bà cho chúng ta một bức chân dung ngay cả còn ngắn hơn, bây giờ là về mẹ bà,  gọi đơn giản là Une femme/Một người đàn bà (1987; A Woman’s Story/Câu chuyện của một người  đàn bà, 1990). Cuốn này cung cấp giải thích rõ ràng về bản chất của các tác phẩm của Ernaux,  chuyển đổi giữa tiểu thuyết, xã hội học và lịch sử. Trong tính cách ngắn gọn, sách này là một sự ngưỡng mộ tuyệt vời dành cho một người phụ nữ mạnh mẽ, hơn cả người cha đã có thể duy trì  phẩm giá của bà, thường xuyên trong những điều kiện tồi tệ. Trong mối tương quan của bà với mẹ,  sự xấu hổ và im lặng nặng nề không xuất hiện trong cùng một cách nghiêm trọng. 

Thí dụ cho sự thống khổ đi kèm với việc tái cấu trúc quá khứ của Annie Ernaux là cuốn La  honte/Xấu hổ (1996; Shame, 1998). Trong nhiều cách, cuốn này rõ ràng là sự tiếp nối chân dung  của cha bà trong nỗ lực giải thích cơn thịnh nộ bất ngờ của cha đối với mẹ bà vào một thời điểm  cụ thể trong quá khứ. Dòng đầu tiên là một lời ngọn roi thực sự: “Cha tôi đã cố gắng giết mẹ tôi  vào một ngày Chủ nhật của tháng June, vào đầu giờ buổi chiều.” Luôn luôn, Ernaux tìm cách vượt  quá giới hạn cho phép. Với những lời của chính bà trong cuốn sách: “Tôi luôn luôn muốn viết loại  sách mà tôi thấy không thể nói đến về sau, loại sách khiến tôi không thể chịu nổi cái nhìn chăm  chăm của người khác.” Điều khiến cho kinh nghiệm không thể nào chịu đựng nổi là sự xấu hổ bắt  nguồn từ điều kiện sinh sống nhục nhã. Khi Annie Ernaux viết, câu hỏi về phẩm giá hoặc thiếu  phẩm giá là câu hỏi gây tranh luận. Văn chương cho bà một thiên đường để viết những gì không  thể thông đạt khi tiếp xúc trực tiếp với người khác. Đối với Ernaux, trước bước đầu tình dục của một người thì sự xấu hổ hóa ra lại là đặc điểm lâu dài duy nhất trong nguồn gốc cá nhân. 

Một kiệt tác từ các tác phẩm của bà là câu chuyện bị-kiềm-chế một cách lâm sàng về việc phá thai  bất hợp pháp của một người kể chuyện 23 tuổi, L’événement/Sự kiện (2000; Happening/Xảy ra,  2001). Đó là một bài tự thuật 2, và đoạn đường đi đến lịch sử bản thân không bị nhấn mạnh như  trong nhiều tác phẩm khác. Dù sao thì cái Tôi cũng được làm thành một đối tượng thông qua những  kiềm chế đạo đức của một xã hội đàn áp và thái độ bênh vực của những người mà bà phải chạm  trán. Đó là một văn bản trung thực một cách tàn nhẫn, nơi mà trong dấu ngoặc, bà bổ sung phản  ứng bằng một giọng dễ hiểu và sống động, diễn giải chính bà cùng người đọc như là một và trong  cùng một dòng chảy. Ở khoảng trống ở giữa, chúng ta đang ở trong thời gian viết, 25 năm sau khi  “sự kiện” xảy ra, ngay cả khiến người đọc thành một phần mãnh liệt của những gì đã từng xảy ra. 

Trong L’occupation/Chiếm hữu (2002; The Possession/Chiếm hữu, 2008) Ernaux phân tích huyền thoại xã hội về tình yêu lãng mạn. Dựa trên ghi chú trong một cuốn nhật ký ghi lại việc bà bị người  yêu bỏ rơi, bà vừa nhận lỗi vừa tấn công vào một hình-ảnh-của-chính-mình/self-image được xây  dựng trên những khuôn mẫu có sẵn/stereotypes. Sự ghen tuông của bà được bộc lộ một cách đau  đớn dưới hình thức ám ảnh, và một lần nữa, ngày tháng viết báo hiệu thời điểm mà viết lách trở thành một vũ khí sắc bén để phân tích sự thật.

2 bài tự thuật (tường thuật ở ngôi thứ nhất) dịch chữ first-person narrative: là phong cách nghị luận hoặc văn chương trong đó người kể chuyện kể lại những kinh nghiệm hoặc ấn tượng của chính họ bằng các hình thức như: tiểu thuyết  viết ở ngôi thứ nhất. A discourse or literary style in which the narrator recounts his or her own experiences or  impressions using such forms: a novel written in the first person.

Văn của Annie Ernaux phụ thuộc vào diễn trình thời gian. Không nơi nào khác, sức mạnh của các  quy ước xã hội đối với đời sống của chúng ta giữ một vai trò quan trọng như trong cuốn Les  années/Những năm tháng (2008; The Years Những năm tháng, 2017). Đây là dự án đầy tham vọng  nhất của bà, đã mang lại danh tiếng quốc tế cho bà và một lượng lớn người theo/followers và môn  đồ văn chương. Sách được gọi là “the first collective autobiography/cuốn tự truyện tập thể đầu  tiên” và thi sĩ người Đức Durs Grünbein đã ca ngợi như là một “sociological epic/sử thi xã hội”  mang tính cách đột phá của thế giới Tây phương đương đại. Trong sách, Ernaux thay thế ký ức tự phát của mình bằng ký ức tập thể ở ngôi thứ ba/third person, gỉa sử đến sức mạnh tinh thần của  thời đại/zeitgeist đối với cuộc đời của bà. Không có ký ức tình cảm nào theo ý nghĩa Proustian 3 mà bà có thể tự đưa mình trực tiếp về những năm đầu đời của mình. Đời sống của chúng ta được  hình thành bởi những câu chuyện được kể, những bản nhạc được ca hoặc những khuynh hướng  đang thịnh hành. Và những quy ước này nhanh chóng trôi qua. Do đó, Ernaux có khó khăn to lớn  để nhận ra con người mà bà đã từng trải qua. Trong Les années/Những năm tháng, ký ức cá nhân  và tập thể đã hòa lẫn vào nhau. 

Annie Ernaux luôn luôn quay trở lại những trở ngại của một tầm nhìn rõ ràng. Trong góc độ xã  hội của bà, cơ chế của sự xấu hổ có sức mạnh đặc biệt, và trong Mémoire de fille/Ký ức con gái (2016; A Girl’s Story/Ký ức con gái, 2019), bà khôi phục chúng ở một góc độ khác. Trong tác  phẩm đó, bà chạm trán với chính mình khi còn là một thiếu nữ vào cuối thập niên 1950s, khi bà mất trinh tại một cộng đồng mùa hè ở Orne, Normandy. Những phản ứng đối với hành vi của bà,  mà chính bà góp phần để nói ra, đã dẫn đến việc bà bị trục xuất khỏi cộng đồng. Trong suốt nửa  cuộc đời của bà, bà đã chọn không đối phó với sự kiện đau đớn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe  tinh thần và thể chất của bà. Bà viết rằng đó là một câu hỏi về “a different kind of shame from that  of being the daughter of shop-and-café keepers. It is the shame of having once been proud of being  an object of desire/một loại xấu hổ khác từ chỗ là con gái của người giữ gian hàng và quán cà phê.  Thật là xấu hổ khi đã từng tự hào là một đối tượng của dục vọng.” Cái nhìn của bà cũng tàn nhẫn  chống lại chính mình như là một thiếu nữ chống lại những kẻ đang sỉ nhục bà. Một đoạn then chốt  viết: “When you want to clarify a prevailing truth […] this is always missing: the lack of  understanding of your experience at the moment when you make your experience/Khi bạn muốn  làm sáng tỏ một sự thật phổ biến […] thì điều sau đây luôn luôn bị thiếu sót: sự thiếu hiểu biết về 

kinh nghiệm của bạn ngay tại thời điểm bạn thực hiện kinh nghiệm của bạn.” Trở ngại này được  gọi là “the opacity of the present/sự tối tăm của hiện tại.” 

3 Proustian sense: nói đến văn hào Marcel Proust (1871-1922) là văn hào người Pháp được biết đến nhiều nhất với tác  phẩm À la recherche du temps perdu/Tìm kiếm thời gian đã mất. Graham Greene đánh giá “Proust là văn sĩ vĩ đại nhất  thế kỷ 20th, cũng như Tolstoy vào thế kỷ 19th” và “những văn sĩ sinh ra vào cuối thế kỷ 19th, đầu thế kỷ 20th hầu như  không ai tránh được hai nguồn ảnh hưởng lớn: Proust và Freud.” Báo Time từng bầu chọn À la recherche du temps  perdu/Tìm kiếm thời gian đã mất đứng hàng thứ 8 trong danh sách những sách vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Năm  1995, tuần báo Pháp L'Événement du Jeudi cùng Đài phát thanh và Trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris tổ chức thăm  dò ý kiến để chọn lấy 10 cuốn sách hay nhất trong văn học Pháp cho thế hệ năm 2000. Kết quả là cuốn À la recherche  du temps perdu/Tìm kiếm thời gian đã mất đứng hàng thứ nhất.

Annie Ernaux hiển nhiên tin tưởng vào sức giải phóng của viết văn. Công việc của bà là không  khoan nhượng và được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, được dùng nhuyễn nhừ. Và khi bà với sự can  đảm to lớn và nhạy bén trong lâm sàng bộc lộ sự đau đớn của kinh nghiệm lớp học, mô tả sự xấu  hổ, sỉ nhục, ghen tị hoặc không thể xét thấy bạn là ai, thì bà đã đạt được một điều gì đó đáng  ngưỡng mộ và lâu dài. 

Anders Olsson 

Chairman of the Nobel Committee 

The Swedish Academy

 

No comments:

Post a Comment